Câu chuyện nổi tiếng về chiếc bánh bao Cả Cần tại Sài Gòn những năm 1970

Bánh bao Cả Cần được làm ra bởi người dân miền Nam Việt Nam. Chiếc bánh được làm hoàn toàn bằng thịt băm chứ không nhiều dầu mỡ như của người Hoa.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 15/10
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ trước đến nay ẩm thực Sài Gòn vẫn luôn đa dạng và phong phú, từ món ăn đến cách chế chế biến và cả người làm ra nó. Ở Chợ Lớn, khu người Hoa luôn nổi tiếng là nấu các món ăn ngon hợp khẩu vị nhiều người như hủ tiếu, sủi cảo, há cảo, bánh bao,… Đặc biệt khi nhắc đến bánh bao thì ngoài bánh bao của người Hoa người ta còn nhớ đến loại bánh bao Cả Cần. 

Bánh bao Cả Cần được làm ra bởi người dân miền Nam Việt Nam. Điểm đặc biệt của nó là được làm hoàn toàn bằng thịt băm nên khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt chứ không nhiều dầu mỡ như của người Hoa. Nhìn bên ngoài thì bánh bao Cả Cần không được trắng như bánh bao của người Hoa vì không sử dụng bột tẩy. Khi cắn lớp vỏ bánh bên ngoài thì cảm nhận được vị bùi, ăn không dính răng.

banh bao ca can 1

Vào những năm 70 của thế kỷ trước, bánh bao Cả Cần xuất hiện ở một vài quán ăn nhỏ và được nhiều người biết đến ở khu vực Nguyễn Tri Phương – Chợ Lớn cũ. Đến bây giờ nó đã được phát triển với quy mô lớn, nằm cạnh ngã 4 Nguyễn Tri Phương – Hùng Vương, trước công viên Văn Lang.

Người làm ra những chiếc bánh bao Cả Cần là ông Trần Phấn Thắng và đến ngày nay món ăn ấy được ví như một “lão làng”  trong lịch sử ẩm thực Sài Gòn. Ngày nay quán vẫn đông khách, ngoài bánh bao thì quán còn có cả hủ tiếu. Tuy nhiên sau năm 1979 cả nhà ông đã di cư sang Canada sinh sống, hiện nay ông Cả Cần đã không còn. 

Ông Trần Phấn Thắng là người con thứ 3 trong gia đình, quê gốc Mỹ Tho. Anh của ông từng giữ chức vị là sĩ quan Quân Lực VNCH thời Việt Nam Cộng Hòa. Nhạc sĩ Lê Thương, nhà báo Lý Quý Chung cũng từng là bạn của ông Thắng vì hồi đó, ông Thắng là người có tâm hồn rất nghệ sĩ và yêu thích văn chương.

Sự ra đời của quán Ông Cả Cần

Hai vợ chồng ông bà Cả Cần đều làm việc trong Việt Nam Cộng Hòa nhưng đã nghỉ việc và ra mở quán bán hủ tiếu và bánh bao kinh doanh riêng. Bà Cả Cần quê gốc ở Bến Tre có tài nấu ăn rất ngon, còn ông Cả Cần thì có tài ngoại giao giỏi và quen biết rộng rãi nên quán của hai ông bà được rất đông khách và được nhiều người biết đến. 

Nhờ sự quen biết rộng rãi của mình, ông Thắng đã mượn nghệ danh của cô Năm Sa Đéc (vợ của cụ Vương Hồng Sển) để quảng cáo cho tiệm và có gửi cho bà chút tiền hằng tháng coi như là tiền cảm ơn. Toàn bộ món ăn của quán đều do chính tay vợ của ông Thắng nấu và tên quán “Ông Cả Cần” cũng được đích danh ông Thắng đặt.

co-nam-sa-dec

Vào khoảng những năm 70, do quán ăn của ông Thắng nằm ở giữa đường, chắn ngang con đường Nguyễn Trãi khiến Đô Trưởng Đỗ Kiến Nhiễu phải bắt dỡ bỏ tiệm. Nhưng hai vợ chồng ông không nghe và quyết theo kiện tới cùng nên quán ăn vẫn được giữ lại.

Gia đình ông Cả Cần đã rời khỏi Việt Nam 

Sau năm 1975 gia đình ông Thắng vẫn giữ được một số tài sản nên quyết định định cư ở nước ngoài và sống ở Montreal, Canada. Tại đây, ông bà cũng mở được 2 quán ăn, một quán tên ONG CA CAN ở trên đường Catherine, còn quán thứ hai ở Côte des Neiges. 

Vào khoảng những năm 89 – 90, hai ông bà Cả Cần có quay lại Sài Gòn để tìm lại quán ăn cũ của gia đình mình. Và khi quay trở lại Canada thì  quán được để lại cho người thân trông nom. Tuy nhiên cách chế biến món ăn của quán bị thay đổi ít nhiều. Có thể do người trông nom không có  được công thức nấu nước lèo của bà Cả Cần và cũng có thể do nước lèo bị chế biến lại, cho nhiều thứ khác lên trên, không còn nguyên vị của món ăn Ông Cả Cần nữa. 

banh bao ca can 2

Ông Cả Cần quay lại Việt Nam

Bà Cả Cần qua đời năm 1995 do bị tai biến mạch máu não. Ông Cả Cần quay về Việt Nam để làm ăn nhưng rồi cũng qua đời ở đây. Một trong hai quán ăn của ông bà ở Canada cũng đóng cửa. Còn quán ăn ở đường Nguyễn Tri Phương, Sài Gòn có tên là Ông Cả Cần có thể là lúc ông Cả Cần quay trở lại nước để làm ăn. 

Xem thêm: Những truyền thuyết kỳ lạ tại các dinh thờ thiêng nổi tiếng ở Việt Nam

Đọc thêm

Vua Trần Thái Tông sau khi lên ngôi đã quan tâm đến việc xây dựng Hành cung Tức Mặc tại hương Tức mặc (nay thuộc phường Lộc Vượng, TP Nam Định). Đây là vùng đất phát tích và hiển đạt của vương triều Trần.

Dấu tích còn sót lại của Hành cung Thiên Trường: Vùng đất phát tích và hiển đạt của nhà Trần
0 Bình luận

Những dinh thờ nổi tiếng linh thiêng của Việt Nam như Dinh Cô ở Bà Rịa – Vũng Tàu, dinh Cậu ở Phú Quốc, dinh Thầy Thím ở Bình Thuận… đều gắn với truyền thuyết kỳ bí được lưu truyền trong dân gian. 

Những truyền thuyết kỳ lạ tại các dinh thờ thiêng nổi tiếng ở Việt Nam
0 Bình luận

Vợ thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký trong lúc thập tử nhất sinh đã nói với chồng: " Em có mệnh hệ gì, anh cố gắng thương lấy cái Đậu, vì chồng nó cũng mất sớm, giúp dì ấy dạy dỗ các con".

Chuyện tình đặc biệt giữa thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký cùng hai chị em ruột
0 Bình luận

Tin liên quan

Người đàn ông ấy đã ngoài 50, bản thân lại mắc bệnh tim hiểm nghèo, vẫn ngày ngày gồng gánh quán cơm chay để nuôi chị và các cháu nhỏ.

Gánh cơm chay nuôi chị, nuôi cháu của ông chú bị bệnh tim và tấm lòng thơm thảo của người Sài Gòn
0 Bình luận

Trước năm 1975, Sài Gòn Chợ Lớn là khu vực có nhiều người Hoa đến sinh sống nhất. Những bức ảnh dưới đây sẽ phần nào thể hiện được cuộc sống của những con người nơi đây.

Bộ ảnh cực hiếm về cuộc sống người Hoa ở Sài Gòn trước năm 1975
0 Bình luận

Trương Minh Giảng (1792-1841) là một công thần nhà Nguyễn, được đánh giá là người “văn võ song toàn”. Ông vừa là một võ tướng vừa là một nhà sử gia, từng giữ chức Tổng tài Quốc sử quán triều Nguyễn.

Lăng mộ của công thần nhà Nguyễn tại Sài Gòn trở thành khu hoang phế và bị chiếm dụng
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất