Lăng mộ của công thần nhà Nguyễn tại Sài Gòn trở thành khu hoang phế và bị chiếm dụng

Trương Minh Giảng (1792-1841) là một công thần nhà Nguyễn, được đánh giá là người “văn võ song toàn”. Ông vừa là một võ tướng vừa là một nhà sử gia, từng giữ chức Tổng tài Quốc sử quán triều Nguyễn.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 26/08
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trương Minh Giảng là vị Tổng đốc đa tài, ngoài khả năng chỉ huy quân đội tài tình, ông còn thể hiện khả năng quản lý giỏi. Sau khi ổn định tình hình Trấn Tây, vào năm 1834 Trương Minh Giảng đã chỉ huy xây lại thành An Giang và Hà Tiên để ổn định cuộc sống của nhân dân. Ông tham gia đo đạc địa bàn của 6 tỉnh Nam Kỳ, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, thương mại biên giới…

bia-truong-minh-giang-1

Sự đóng góp của Tổng đốc Trương Minh Giảng đối với tỉnh An Giang và Nam Bộ từ năm 1833-1841 trên các lĩnh vực là rất lớn. Ông góp phần ổn định chính trị, bảo vệ độc lập cho nước Chân Lạp đồng thời xóa tan sự xâm lược của quân Xiêm La. Công sức đóng góp của ông đã được Quốc sử quán nhà Nguyễn ghi chép khá nhiều. Nhưng cuộc đời Tướng quân của ông lại lắm bi kịch, uẩn khúc trên bước đường hoạn lộ ở vùng đất biên thùy này. Ở An Giang ông giữ chức Tổng đốc An Hà, Bảo hộ Cao Miên; rồi sau đó là Tướng quân Trấn Tây thành, hàm Đông các Đại học sĩ, tước Bình Thành Bá. Và rồi cũng từ vùng đất này ông bị tước đi nhiều thứ – quyền uy, công lao sau đó vì buồn bực và phải chết tức tưởi tại thành An Giang.

bia-truong-minh-giang-2

An Giang nên có một đền thờ tại Châu Đốc để tưởng nhớ các danh nhân có công với nơi này qua các thời kỳ lịch sử, trong đó có ngôi mộ của công thần nhà Nguyễn - Tổng đốc Trương Minh Giảng để giáo dục và nhắc nhở cho con cháu sau này ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc. Ngoài ra, ngày nay vẫn còn biên soạn các tác phẩm có liên quan đến Trương Minh Giảng để phổ biến sâu rộng trên toàn tỉnh, nhất là trong hệ thống trường học. 

bia-truong-minh-giang-3

Ngoài ra, các công trình công cộng, trường học, đường phố,... trên địa bàn Long Xuyên và Châu Đốc cũng được lấy tên Trương Minh Giản để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn của người dân An Giang.

Tại An Giang vào tháng 7 năm Tân Sửu (1841), Trương Minh Giảng bị bệnh và qua đời. Do bị vua Thiệu Trị trách phạt và tịch thu toàn bộ bổng lộc tài sản của con cháu nên sau khi mất, mộ phần của ông không được chăm sóc tốt như các quan khác dù rằng tước vị của ông lúc mất là Bình Thành bá và là vị tướng uy quyền nhất Đại Nam. Mộ phần của ông và cha là Thành Tín hầu Trương Minh Thành hiện nay nằm trên địa bàn phường 7, quận Gò Vấp (Sài Gòn) đang trở nên hoang tàn, xuống cấp và bị chiếm dụng. 

bia-truong-minh-giang-4

Ngôi mộ song táng của Bình Thành bá Thượng thư Bộ Hộ Trương Minh Giảng và phu nhân nằm trong khuôn viên “Trương Gia từ” (từ đường dòng họ Trương, số 82/5 Lý Thường Kiệt, P.7, Q.Gò Vấp, TP.HCM). Phía bên trái khu từ đường là một khu vườn um tùm với các loại cây chuối, cau, mít… Không những vậy các loại cây cỏ dại, dây leo, rau càng cua mọc đầy trên mộ. Mộ của ông bà Trương Minh Giảng được xây bằng hợp chất cổ (ô dước), có kiến trúc vòng ngoài là bờ thành hình chữ nhật (khoảng 10 x 6 m, cao khoảng 0,6 m), nối liền với cổng mộ là 2 trụ đá vuông, trên đầu trụ có chạm búp sen lớn.

bia-truong-minh-giang-6

Cận cảnh là bình phong tiền gồm 3 ô hình chữ nhật (ô giữa nhô lên) hai bên bình phong có trụ dạng cuốn thư. Vì đã rất hoang tàn nên không thể biết được nguyên trạng bình phong này có chạm khắc chữ hay hình thù gì không. Phía sau gần bức tường là bình phong hậu nối liền với bờ thành (trên bình phong hậu cũng đầy dây leo, cỏ dại và không thể hình dung được nguyên trạng).

Ngôi mộ song táng của Bình Thành bá Thượng thư Bộ Hộ Trương Minh Giảng cùng phu nhân nằm bên cạnh “Trương Gia từ” có con cháu sinh sống, coi giữ nhưng nhìn rất ”thê thảm”.

bia-truong-minh-giang-5

Người qua đường nhìn vào chỉ có thể đoán đây là một ngôi mộ cổ bởi được khoanh vuông bằng bờ thành (dài khoảng 10m, góc có trụ vuông), còn ngoài ra chỉ thấy đây là một “rừng cây” um tùm và là bãi tập kết của đủ loại phế liệu (thùng móp, cửa kính vỡ, khung nhôm sắt, gỗ tạp, chậu vỡ…). Mấy ai biết đây là mộ của Thành Tín hầu Trương Minh Thành (cha ruột Trương Minh Giảng). Mộ này nằm ngoài khuôn viên “Trương Gia từ” đến những 70m, ngay góc ngã ba hai con hẻm nhỏ (ở số 82/14A Lý Thường Kiệt, P.7, Q.Gò Vấp).

Mặt tiền của ngôi mộ bị che kín mít bởi những thứ tạp nham. Không thể tìm được lối vào (mà có lối thì cũng chẳng ai dám vào vì quá um tùm, rậm rạp). Không ai ngờ rằng cả 2 cha con Trương Minh Giảng đều đạt tới bậc thượng thặng vinh hoa: một là Thượng thư Bộ Lễ, người kia là Thượng thư Bộ Hộ, cha còn hơn con khi được phong tước hầu, còn con mới tới tước bá, cùng phò vua giúp nước nổi tiếng một thời, vậy mà ngày nay mộ phần lại tang thương như vậy…

Xem thêm: Chuyện chưa kể về phút lâm chung của Nam Phương Hoàng Hậu

Đọc thêm

Ở Huế, nhiều phụ huynh thường nhắc tới "cụ Ngáo", một đao phủ khét tiếng thời nhà Nguyễn để dọa những đứa trẻ không nghe lời.

Ly kỳ chuyện về 'cụ Ngáo' - đao phủ nhà nghề khét tiếng dưới triều Nguyễn
0 Bình luận

Không ai có thể ngờ được từ một cung nữ nhỏ bé bà Hoàng Thị Cúc lại trở thành Hoàng Thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn. Cuộc đời bà ứng với 1 lời tiên tri kỳ lạ.

Lời tiên tri kỳ lạ về số mệnh vị Hoàng Thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn
0 Bình luận

Sau 8 tháng lên ngôi, hoàng đế Kiến Phúc đột ngột bằng hà. Cái chết của vị vua này để lại rất nhiều nghi vấn.

Cái chết đầy nghi vấn sau 8 tháng đăng cơ của vị hoàng đế triều Nguyễn
0 Bình luận

Tin liên quan

Nam Phương Hoàng hậu - người phụ nữ có nghi lễ đăng quang hoành tráng nhất lịch sử triều Nguyễn cuối cùng lại chết cô đơn nơi xứ người. Mộ phần của bà được đặt tại một vùng quê miền Trung nước Pháp.

Thăm nơi an nghỉ của Nam Phương Hoàng hậu - người phụ nữ có '1 - 0 -2' trong lịch sử triều Nguyễn
0 Bình luận

Không dùng những đòn đánh ghen đậm chất giang hồ, Coronel chỉ dùng một chiêu nho nhỏ để chứng minh mình mới là vợ của trùm ma túy khét tiếng El Chapo.

Không viết 'tâm thư' cám ơn tình địch như Nam Phương Hoàng Hậu, vợ trùm ma túy khét tiếng Guzman đã dùng cách này để 'đánh dấu chủ quyền'
0 Bình luận

Quyết lấy người đẹp Tiền Giang Nguyễn Hữu Thị Lan về làm vợ, vua Bảo Đại khi về Huế đã chống lại cuộc hôn nhân hoàng tộc được sắp đặt. Nhà Vua tuyên bố: "Lấy vợ cho ta hay cho triều đình?"

Cuộc đời Nam Phương Hoàng hậu và những sự thật ít được tiết lộ
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất