Chuyện tình đặc biệt giữa thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký cùng hai chị em ruột

Vợ thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký trong lúc thập tử nhất sinh đã nói với chồng: " Em có mệnh hệ gì, anh cố gắng thương lấy cái Đậu, vì chồng nó cũng mất sớm, giúp dì ấy dạy dỗ các con".

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 12/10
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28 tháng 6 năm 1947, quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Năm 1951, ông Ký bị bệnh nặng dẫn đến liệt cả hai tay, khi đó ông mới chỉ là cậu bé 4 tuổi. Năm 7 tuổi, trong khi bạn bè được cắp sách đến trường thì ông vì bệnh mà không thể đi. 

Tuy khó khăn nhưng thầy Ký vẫn không từ bỏ mà còn miệt mài luyện tập viết chữ bằng chân, cũng như làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình. Hình ảnh cậu bé yếu ớt, bị liệt 2 tay nhưng vẫn rất hào hứng khi đến trường đã là hình ảnh quá quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh Việt Nam. Không chỉ như vậy mà những nét chữ được viết bằng đôi chân ấy lại còn rất đẹp nữa chứ.

nguyen ngoc ky 4

Trong một lần, chương trình “Gõ cửa thăm nhà” đã cùng Quốc Thuận và Ngọc Lan đưa khán giả đến thăm nhà người thầy đặc biệt Nguyễn Ngọc Ký. Ông không chỉ là Nhà giáo ưu tú mà còn là nhà văn với hơn 30 tác phẩm văn học gồm thơ, văn và truyện kí như: Tôi đi học, Tôi học đại học và gần đây nhất là Tôi dạy học. Thầy còn là nhà tư vấn tâm lý gỡ rối cho hàng nghìn người, nhà diễn thuyết giao lưu truyền cảm hứng, tiếp lửa cho thế hệ trẻ ở hơn 1.500 trường học.

Hiện nay, NGƯT Nguyễn Ngọc Ký đã về hưu, đang sống cùng vợ tại nhà con gái thứ 2 và vẫn thường xuyên sáng tác những tác phẩm dành cho thiếu nhi.

Tại “Gõ cửa thăm nhà”, thầy Nguyễn Ngọc Ký chia sẻ về tình trạng sức khỏe rằng : “Tôi đang chạy thận nhân tạo năm thứ 11. Nếu nằm lâu, tiếng nói của tôi sẽ bất thường. Thậm chí, ngồi nói chuyện nhưng giọng tôi vẫn hơi khàn khàn”. 

nguyen ngoc ky 2

Thầy Ký không chỉ có một nghị lực phi thường để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống mà bên cạnh đó cuộc đời còn trao cho thầy một tình yêu đặc biệt, một mối nhân duyên với người em gái ruột của vợ đầu.

Ngay trước khi người vợ đầu của thầy qua đời, bà đã có tâm nguyện là trao cô em gái cho thầy để nối duyên. Với thầy, cả hai bà vợ đều là những người phụ nữ tuyệt vời.

“Trước khi sương gió mù trời/ Ngổn ngang lá rụng/ Nhớ người cõi xa/ Em là cánh én trong ta/ Thức xuân dậy sớm/ Đóa hoa ngỡ tàn” – NGƯT Nguyễn Ngọc Ký ví cô Đậu – người vợ hiện tại – như là một cánh én, báo hiệu mùa xuân mới khi ông đang đắm chìm trong sự mất mát của tình yêu.

nguyen ngoc ky 6

Năm 2001, người vợ thân yêu của thầy đã bị một cơn tai biến mạch máu não cướp đi . Trong lúc thập tử nhất sinh, bà nói với chồng: “Nếu như em có mệnh hệ gì, anh cố gắng thương lấy ‘cái Đậu’ vì chồng nó cũng mất sớm. Giúp dì dạy dỗ các con”. Và người em gái ấy cũng đã lặng lẽ tìm vào TP.HCM với anh rể, thay chị gái trông nom anh những khi trái gió trở trời.

Quay về chuyện người vợ đầu Bùi Thị Nhiễu, theo lời thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, cả hai đã trúng tiếng sét ái tình ngay lần gặp đầu tiên. Họ chia tay nhau và hẹn 15 ngày sau, người anh kết nghĩa tiếp tục dẫn cô Nhiễu xuống nhà thầy chơi.

Vào ngày hẹn gặp, thầy vô cùng bất ngờ khi thấy cô một mình đạp xe vượt 30 cây số xuống thăm mình. Thầy đã ví von vô cùng hài hước rằng : “Thúy Kiều xăm xăm băng lối vườn khuya một mình, còn bà ấy xăm xăm băng lối đường xa ba mươi cây số để đến với mình”.

nguyen ngoc ky 3

Giữ cô Nhiễu ở lại, thầy Ký đã gửi gắm lời hẹn ước với người yêu qua những vần thơ: “Tối nay hai đứa bên thềm/ Trời không trăng, đất dịu hiền lặng im/ Khuya về thăm thẳm màn đêm/ Vẫn đôi mắt ấy ánh lên sắc hồng/ Đây của em cả tấm lòng/ Một mình anh trọn giữa vòng yêu thương/ Đây của anh cả yêu thương/ Xin dành em hết/ Bốn phương đất trời”.

Tuy nhiên, tình yêu của họ đã bị gia đình cô Nhiễu phản đối. Cũng đúng thôi vì mấy ai tin được một người con gái xinh đẹp lại chọn người yêu, người chồng tật nguyền, liệt hai cánh tay.

Nhưng rồi, nhờ sự vun đắp lặng lẽ, hiệu quả của nhà thơ Đoàn Văn Cừ mà bố của cô Nhiễu đã đồng ý để đám cưới diễn ra: “Cụ cứ gả cô Nhiễu cho chú Ký đi. Trên đời này ai cũng sẽ chết hết, chỉ riêng mỗi nhà văn, nhà thơ không chết”. Nhưng không lâu sau đó cô không may qua đời và có tâm nguyện để em ruột mình là cô Đậu thay chị chăm sóc thầy Nguyễn Ngọc Ký. Khi đó cả thầy và cô đã phải vượt qua nỗi ái ngại và sự phản đối của các con để sau đó về chung sống dưới một mái nhà đến tận bây giờ.

Trong bữa ăn thân mật của “Gõ cửa thăm nhà”, NGƯT Nguyễn Ngọc Ký không hề ngần ngại khi bày tỏ những lời nói yêu thương, đậm chất “ngôn tình” dành cho bà xã U70 khiến ai nấy đều ngưỡng mộ.

“Chúc em mãi mãi trăng rằm, dịu êm như khúc bổng trầm dân ca/ Vẫn là bóng cả cây đa/ Vẫn là chồi biếc, vẫn là mùa xuân”.

Xem thêm: Loạt ảnh về giao thông ở Hà Nội cuối thập niên 80 qua ống kính người Pháp

Đọc thêm

Cùng ngắm nhìn lại loạt ảnh về giao thông ở Hà Nội vào năm 1989 qua ống kính của nữ phóng viên người Pháp. Những con đường quen thuộc mang đậm dấu ấn của thời gian.

Loạt ảnh về giao thông ở Hà Nội cuối thập niên 80 qua ống kính người Pháp
0 Bình luận

Người Hà Nội thanh lịch trong từng lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành động. Họ thanh tao trong cả những gì tưởng như rất đỗi bình thường và giản dị.

Bữa cơm ngày thường của người Hà Nội xưa: Rau cần chỉ ăn tháng chạp, đậu phải chọn đậu mơ vừa mịn vừa ngậy
0 Bình luận

Trải qua hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử, chùa Nôm vẫn mang vẻ đẹp cổ kính của những ngôi chùa Bắc Bộ. Đặc biệt những pho tượng tại đây đều rất vững chãi, dù có ngâm nước bao lâu cũng không hề bị mục nát.

Lạ lùng những bức tượng tại ngôi chùa cổ Việt Nam, ngâm nước bao lâu cũng không hề mục nát
0 Bình luận

Tin liên quan

Theo quan niệm của dân ta từ xa xưa truyền lại, nếu ai sở hữu má lúm đồng tiền hoặc nốt ruồi trước ngực thì đó chính là dấu hiệu cho thấy người đó có tính cách tốt đẹp.

Má lúm đồng tiền, nốt ruồi trước ngực và những dấu hiệu cho thấy một người có tính cách tốt đẹp
0 Bình luận

Khi nhắc đến Nam Phương Hoàng hậu ai cũng phải thừa nhận rằng bà đúng là tuyệt sắc giai nhân bởi vẻ đẹp vừa truyền thống nhưng cũng rất thời thượng khác hẳn với những phụ nữ khác.

Hình ảnh lúc sinh thời của Nam Phương Hoàng hậu: Cả khuôn mặt và dáng người đều toát ra vẻ Á Đông quyền quý
0 Bình luận

Ngày nay, việc sử dụng đồ chay đã trở nên phổ biến hơn. Nếu bạn cũng là một người yêu thích những món chay ở Hà Nội tuyệt đối không được bỏ qua 6 nhà hàng chay dưới đây.

Ghé thăm 6 nhà hàng chay có đồ ăn ngon, view đẹp nhất Hà Nội
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất