Bữa cơm ngày thường của người Hà Nội xưa: Rau cần chỉ ăn tháng chạp, đậu phải chọn đậu mơ vừa mịn vừa ngậy

Người Hà Nội thanh lịch trong từng lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành động. Họ thanh tao trong cả những gì tưởng như rất đỗi bình thường và giản dị.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 09/10
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Người Hà Nội rất thanh lịch và tinh tế. Điều đó được thể hiện qua từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ hành động rất đỗi quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày. Ngay trong bữa cơm thường ngày của gia đình họ, người ta cũng thấy toát lên một vẻ rất riêng, rất Hà Nội.

Người Hà Nội xưa rất chú trọng vào việc chế biến cũng như thưởng thức các món ăn. Vì thế, việc chuẩn bị bữa cơm hàng ngày họ cũng khá cầu kỳ, nhưng lại toát lên vẻ thanh thoát, tao nhã chứ không phải thứ cầu kỳ màu mè, nặng về hình thức.

Nguyên tắc mùa nào thức ấy

Người phụ nữ Hà thành truyền thống luôn chú ý tới việc chọn các món ăn sao cho phù hợp với hoàn cảnh và thời tiết. Ví dụ, mùa hè họ sẽ chọn những món thanh nhiệt như canh hoa thiên lý, canh mướp, canh cua... còn mùa đông thì hay có các món kho như cá kho, thịt kho,...

Không chỉ vậy, người gốc Hà Nội còn rất sành sỏi trong cách chọn thực phẩm. Mùa nào thức ấy, họ sẽ chọn những thực phẩm phù hợp chứ không chọn đại khái cho xong. Chẳng hạn như rau cần chỉ ăn vào tháng chạp, tháng một - bởi khi ấy ngọn rau trắng, mềm và ngọt. Sang tháng hai, ba có mưa rào và xuất hiện trứng cóc nở đầy ruộng, rau ăn sẽ bị cứng và rất nhạt. Cá rô thì ăn ngon nhất vào tháng ba. Rau húng thì phải chọn húng Láng mới thơm. Đậu phải mua loại đậu mơ vừa mịn vừa ngậy. Rau muống ngon nên chọn loại rau muống nước, cọng xanh và nhỏ.

bua com ha noi 2

Bạn có biết rằng, người Hà Thành xưa rất “kén”, họ sẽ chỉ chọn đúng thứ, đúng vị theo tiêu chuẩn của họ, nếu không có sẽ chuyển sang món khác, chứ nhất quyết không mua đồ thay thế ở nơi khác. Cứ như vậy, qua thời gian, văn hóa ẩm thực Hà Thành cứ vô tình ngấm dần vào mỗi người con của mảnh đất nghìn năm văn hiến.

Nói về bữa cơm của người Hà Nội xưa, cũng giống như bữa cơm ngày thường của người dân Việt nói chung, trong mâm cơm thường đặt một bát nước chấm ở chính giữa, dù nó là nước mắm, nước tương hay thứ nước chấm pha riêng cho từng món. Xung quanh bát nước chấm là các món ăn, thường sẽ có món mặn, món nhạt, món ướt, món khô được phối hợp hài hòa. Và một món không thể thiếu đó là canh, có thể là canh rau ngót thịt băm, canh cá rô rau cải, canh cua, canh bí nấu xương,...hoặc đơn giản hơn là một bát canh rau luộc…và chúng đều toát lên tâm ý của người phụ nữ đối với gia đình.

Luôn có “chất” riêng

Tất cả các món ăn từ cầu kỳ, phức tạp đến các món đơn giản của một người phụ nữ gốc Hà Thành đều có những bí quyết riêng để tạo ra nét khác biệt. Ví dụ như món rau muống luộc : bát nước canh rau vừa trong, vừa xanh có vị thanh mát, chua chua của trái sấu; ngọn rau chín tới, mềm nhưng vẫn giòn và giữ được màu xanh: cộng thêm bát nước chấm đủ vị chua cay của chanh, ớt, tỏi thì thật tuyệt vời. 

bua com ha noi 3

Bữa cơm thường ngày của người Hà thành có nhiều món nhưng mỗi món không nhiều, “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Người xưa có câu “ăn lấy hương lấy hoa chứ không phải ăn lấy no lấy chán” bởi vậy mới sinh ra cái gọi là văn hóa ẩm thực Hà Thành. Dưới bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Hà Nội xưa, mỗi loại thực phẩm để tạo ra món ăn vừa thân quen, vừa mới lạ. Cái quen là vẫn những loại thực phẩm ấy, vẫn cách chế biến cũ, nhưng còn cái lạ lại nằm chính ở sự tinh tế trong từng bước chuẩn bị mà có lẽ bạn phải được nếm qua các món ăn mới thấy được sự khác biệt.

Hà Nội giờ đã phát triển và thay đổi rất nhiều, ồn ã, náo nhiệt và vội vã hơn. Vì thế mà những bữa cơm gia đình cũng trở nên vội vã theo guồng quay cuộc sống…chỉ còn lại những tiếc nuối về một bữa cơm thường ngày đúng “chất” Hà Nội xưa.

Xem thêm: Bộ ảnh cực hiếm về cuộc sống người Hoa ở Sài Gòn trước năm 1975

Đọc thêm

Trước năm 1975, Sài Gòn Chợ Lớn là khu vực có nhiều người Hoa đến sinh sống nhất. Những bức ảnh dưới đây sẽ phần nào thể hiện được cuộc sống của những con người nơi đây.

Bộ ảnh cực hiếm về cuộc sống người Hoa ở Sài Gòn trước năm 1975
0 Bình luận

Steve Jobs là nhân vật vĩ đại của làng công nghệ thế giới. Sinh thời, ông đã có rất nhiều câu "thần chú" huyền thoại truyền cảm hứng cho người trẻ. 

10 năm ngày mất Steve Jobs: Tượng đài công nghệ và những câu nói truyền cảm hứng nổi tiếng
0 Bình luận

Sau 6 thập kỷ trở thành thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam, đến nay Diêm Thống Nhất đã chính chính thức không còn được sản xuất. Sản phẩm hiện chỉ phục vụ đơn đặt hàng do khách yêu cầu.

Ký ức Diêm Thống Nhất: Mùi diêm sinh đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt tự bao giờ
0 Bình luận

Tin liên quan

Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác lôi cuốn đến mức không thể rời mắt khỏi màn hình, hãy cùng điểm qua 11 tựa phim Thái Lan nổi bật nhất trong nửa năm qua.

11 bộ phim Thái Lan gây ấn tượng với kịch bản gay cấn và cuốn hút nhất 2021
0 Bình luận

Bộ phim Chỉ Là Quan Hệ Hôn Nhân chiếu trên kênh nào? Lúc mấy giờ? Xem phim Chỉ Là Quan Hệ Hôn Nhân phụ đề tiếng Việt ở đâu?

Lịch chiếu phim Chỉ Là Quan Hệ Hôn Nhân trên WeTV mới nhất
0 Bình luận

Bạn có biết rằng trong Thần số học, các con số liên quan đến thời điểm chúng ta sinh ra đời đều có ý nghĩa nhất định với vận mệnh của mỗi người?

Thần số học: Đi tìm số Mặt trời qua ngày sinh và khám phá ấn tượng đầu tiên của bạn trong mắt người khác
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất