Hạnh phúc sẽ đến từ khổ đau

Hạnh phúc con người không thể đến từ hạnh phúc, mà phải từ khổ đau. Vì thế có nhiều người khi tìm hiểu các tôn giáo, do không hiểu rõ về Phật giáo cho nên khi tiếp xúc với giáo lý, thấy Phật giáo nói về Khổ Thánh đế, liền vội vàng kết luận rằng, Phật giáo là tiêu cực, bi quan và yếm thế. Nhưng thật tế, nó không phải như vậy,

Hoài Lương
08:04 14/07/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Phật giáo tu tập theo “trung đạo”

Bởi vì, Phật giáo không dừng lại ngay nơi Khổ đế, nếu Phật giáo dừng lại ngay nơi khổ đế chúng ta có thể cho là bi quan yếm thế, nhưng Phật giáo sau khi thấy khổ, không dừng lại nơi khổ mà tiến thêm một nấc thang nữa là cần phải diệt khổ, chấm dứt khổ. Hạnh phúc con người không đến từ hạnh phúc, mà phải từ khổ đau

Nếu dừng ở khổ cho là bi quan đã đành, chẳng lẽ có con đường chấm dứt khổ mà cho là yếm thế, là bi quan thì điều này có đi ngược lại với lẽ thường tình hay không? Có đúng hay không?

Sự nhận thức vội vả để kết luận đó chẳng qua chỉ là một sự khiên cưỡng, không hiểu biết. Bởi vậy, ở trên chúng ta đã lập luận một cách rõ ràng, thái độ sống bi quan hay tiêu cực, yếm thế chỉ là thái độ sống chứ không liên hệ gì đến phần nhận thức cũng như hành động của Phật giáo.

Nhận thức về cuộc đời của Phật giáo là một nhận thức rất là khách quan. Thái độ sống hay tu tập của Phật giáo là thái độ “trung đạo”, lìa xa các thái cực hành khổ hay phóng túng theo dục lạc.

hanh-phuc-con-nguoi-khong-đen-tu- hanh-phuc-ma-phai-tu-kho-đau-1

Lạc quan hay bi quan chỉ là một phạm trù đối đãi, không đúng với tinh thần Trung đạo của Phật giáo. Còn nếu cho rằng lạc quan là sống với tâm đầy trí tuệ và lòng tin giải thoát, thì Phật giáo là tôn giáo lạc quan.

Trong một đoạn kinh Tương Ưng IV, đức Thế Tôn dạy về sự chứng ngộ Tứ Thánh đế, chúng ta thấy lời dạy đó đến với con người tươi mát thế nào: “Này các Tỳ-kheo, ví như người sống trăm năm, có người đến nói với người ấy rằng: Này bạn! Vào mỗi buổi sáng, bạn sẽ đâm một trăm cây thương, vào buổi chiều bạn sẽ đâm một trăm cây thương… sau một trăm năm bạn sẽ giác ngộ Tứ Thánh đế mà trước kia bạn chưa được giác ngộ. Này các Tỳ-kheo, một số nghĩa lý như vậy có thể chấp nhận chăng...?

Này các Tỳ-kheo, ta không tuyên bố rằng: nhờ khổ và ưu mà bốn Thánh đế được chứng ngộ. Nhưng này các Tỳ-kheo, ta đã từng tuyên bố rằng, nhờ lạc và hỷ mà Bốn Thánh đế mới được chứng ngộ”.

Sự chứng ngộ Tứ Thánh đế đưa tới hạnh phúc

Sự chứng ngộ Tứ Thánh đế có một phương pháp hành trì rõ ràng. Phương pháp đó được đức Phật triển khai trong phần Đạo đế, là 37 phẩm trợ đạo, rút gọn lại thành Bát Thánh đạo. Mà Tam vô lậu học, giới, định tuệ là nền tảng của toàn bộ giáo lý tu tập, là hình thức rút gọn Bát Thánh đạo thành ba chi.

Ba chi này là giáo lý tu tập căn bản để thiết lập sự an tịnh nội tâm, hạnh phúc trí tuệ cho người con Phật. Người Phật tử đi trên lộ trình đầy an tĩnh do giữ giới, đầy hạnh phúc của hỷ, lạc và thiền định, đầy giải thoát sáng suốt và đầy niềm tin của trí tuệ. Con đường đầy hương hoa như thế được đặt ngay giữa lòng đời, thì làm sao có thể gọi Phật giáo là bi quan yếm thế được. Chúng ta phải hiểu hạnh phúc con người không đến từ hạnh phúc, mà phải từ khổ đau

hanh-phuc-con-nguoi-khong-đen-tu- hanh-phuc-ma-phai-tu-kho-đau-2
Phật giáo sau khi thấy khổ, không dừng lại nơi khổ mà tiến thêm một nấc thang nữa là cần phải diệt khổ, chấm dứt khổ

Trong kinh Tiểu Khổ Uẩn (Trung Bộ kinh I) ghi rằng: Ngoại đạo Ni-kiền-tử (nigantha), chủ trương hành khổ thân xác để giải thoát nghiệp, họ cho rằng: “hạnh phúc con người không thể đến từ hạnh phúc, mà phải từ khổ đau”.

Thế Tôn thì dạy “do hộ trì thân, khẩu, ý thanh tịnh, mà nghiệp tiêu. Do đắc các định mà có được cảm thọ hạnh phúc, cho đến giải thoát tri kiến và hạnh phúc tuyệt đối”.

Tóm lại, bất cứ một người nào, là Phật tử, là nhà nghiên cứu hay không phải Phật tử, khi nghiên cứu hay học hỏi về Phật giáo, người ấy cần phải “liễu tri khổ đế, đoạn tận tập đế, chứng ngộ diệt đế và tu tập đạo đế” (tương ưng II trang 440) thì mới có thể hiểu biết như thật giáo lý Phật giáo, mới có thể thoát khỏi mọi ngộ nhận về Phật giáo. 

Điều đó có nghĩa là, khi trực diện với thực tại cuộc sống ở thế gian, mọi người cần hiểu rõ những nỗi khổ đau ở trên đời, hiểu rõ nguyên nhân của khổ đau, hiểu rõ khổ đau đoạn tận và con đường đi đến đoạn tận của khổ đau. Hiểu rõ không có nghĩa là đã chứng ngộ Tứ đế, hay chứng ngộ Diệt đế (Niết-bàn). Mà phải tìm ra một định hướng rõ ràng, cần phải áp dụng tri kiến quán sát, tu tập và hành trì Bát Thánh đạo. 

Nỗ lực đoạn trừ Tập đế (hay đoạn trừ tham ái, chấp thủ). Khi ái, thủ, vô minh hoàn toàn bị dập tắt. Bấy giờ diệt đế mới được chứng ngộ. Quả vị chứng ngộ tại đây là chứng được quả vị A La Hán đối với hàng đệ tử của Phật, còn đức Thế Tôn chứng ngộ là chứng ngộ quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Giải mã triết lý uyên thâm về sự giải thoát trong Tứ thánh đế 

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận