Giải mã triết lý uyên thâm về sự giải thoát trong Tứ thánh đế

Tứ thánh đế gồm Khổ thánh đế, Khổ Tập Thánh đế, Khổ Diệt Thánh đế và Khổ Diệt Đạo Thánh đế. Đây là bốn Chân Lý Thánh giúp người tu theo đạo Phật, chứng quả vị A La Hán, quả Bất Lai, quả Nhất Lai, quả Dự Lưu ( thất lai).

Hoài Lương
10:48 29/06/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thế nào là Tứ thánh đế?

“Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thương yêu xa nhau là khổ, oán gặp nhau là khổ, cầu không được là khổ, năm thủ uẩn xí thạnh là khổ” (Kinh Tương ưng II, phẩm Chuyển pháp luân).

Thế nào là khổ Tập đế: “Chính là ái này đưa đến tái sanh câu hữu với hỷ và tham. Tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái và vô hữu ái” (Kinh Trung bộ III, Phẩm đế phân biệt tâm kinh).

Thế nào là Diệt thánh đế: “Chính sự đoạn diệt, ly tham, không có dư tàn khát ái ấy. Sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thoát không có chấp trước”.

Thế nào là khổ diệt Đạo thánh đế: đó chính là Bát chánh đạo. Bát chánh đạo gồm: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định

Đức Phật đã tuyên thuyết Tứ Thánh Đế sau khi ngài chứng vô thượng chánh đẳng, chánh giác. Có thể nói rằng đây là một công thức bất biến có thể áp dụng vào bất cứ vấn đề gì từ tu thành Phật cho đến việc giải quyết những khó khăn hằng ngày.

tu-thanh-de-4-con-duong-dua-den-su-giai-thoat-1
Đức Phật đã tuyên thuyết Tứ Thánh Đế sau khi ngài chứng vô thượng chánh đẳng, chánh giác cho 5 anh em Kiều Trần Như

Điều này, đức Thế Tôn đã cắt nghĩa tri kiến như thật về 4 thánh đế qua 3 chuyển và 12 hành tướng. Ba chuyển là: hiểu rõ nỗi khổ đau và chỉ cho chúng sanh thấy rõ khổ đau là “thị chuyển”, hiểu rõ nỗi khổ đau và khích lệ chúng sanh nhận rõ nỗi khổ đau gọi là “khuyến chuyển”, đã chứng ngộ dứt trừ hết khổ đau gọi là “chứng chuyển”. Mỗi đế có 3 chuyển, nên 4 đế gồm có 12 hành tướng.

Bát chánh đạo ấy là con đường tu tập thiền định. Thế Tôn đã xác quyết con đường đưa đến giải thoát không phải do hành khổ mà con đường đó là nhờ vào hỷ lạc. Cho nên, Tôn giả Xá Lợi Phất (Sariputta) đã đưa ra nhận xét về tứ thánh đế: “Chư hiền giả, ví như tất cả dấu chân của mọi loài động vật đều bị nhiếp trong dấu chân voi. Vì dấu chân này lớn nhất trong tất cả dấu chân về mặt to lớn. Cũng vậy! Chư hiền giả, tất cả các thiện pháp đều tập trung trong Tứ thánh đế” (Kinh Trung bộ I, Phẩm Tượng tích dụ đại kinh).

Do vậy, Tứ thánh đế là giáo lý nền tảng, tối trọng yếu của Phật giáo. Trên lộ trình hướng đến giải thoát, nếu hành giả nào trang bị cho mình đầy đủ tri thức này thì hành giả đó sẽ bước đi những bước đi an tịnh, hỷ lạc, đạt tri kiến giải thoát, mà không phải đi với vẻ ưu tư, sầu muộn hay bi quan, yếm thế.

Tuy nhiên, nói là Bốn thánh đế nhưng sự thật thì trong một đế có cả bốn đế. Tức là trong một sự thật thì có cả bốn sự thật, nên Thế Tôn dạy: “Này các Tỳ-kheo, ai thấy khổ người ấy cũng thấy khổ tập, người ấy cũng thấy khổ diệt, người ấy cũng thấy đạo diệt khổ. Ai thấy khổ tập người ấy cũng thấy khổ, người ấy cũng thấy khổ diệt, người ấy cũng thấy đạo diệt khổ. Ai thấy khổ diệt, người ấy cũng thấy khổ, người ấy cũng thấy khổ tập, người ấy cũng thấy đạo diệt khổ. Ai thấy con đường đi đến đạo diệt khổ, người ấy cũng thấy khổ, người ấy cũng thấy khổ tập, người ấy cũng thấy khổ diệt”.

Đặc biệt, thấy rõ Tứ thánh đế có nghĩa là chúng ta có chánh tri kiến về nó và đây là dấu hiệu báo trước sự giác ngộ như thật Tứ thánh đế. Nên Thế Tôn dạy: “Này các Tỳ-kheo đây là điểm đi trước, đây là tướng báo trước. Mặt trời sắp mọc tức là rạng đông. Cũng vậy này các Tỳ-kheo, đây là điểm đi trước, đây là tướng báo trước sự giác ngộ Tứ thánh đế là chánh tri kiến như thật”. (Kinh Tương Ưng II, trang 147).

tu-thanh-de-4-con-duong-dua-den-su-giai-thoat-2
Thấy rõ Tứ thánh đế có nghĩa là chúng ta có chánh tri kiến về nó và đây là dấu hiệu báo trước sự giác ngộ như thật

Tinh Thần Thiết Thực Của Tứ Thánh Đế

Khổ Thánh đế được nêu lên trước nhất trong Thánh đế. Điều đó chứng tỏ, những lời dạy của đức Phật khởi hành từ thực tại khổ đau của cuộc đời, nhìn cuộc đời như là, đang là. Nhờ nhìn cuộc đời với cặp mắt tuệ quán như vậy, nên chúng ta dễ dàng tìm ra nguyên nhân của khổ đau đang có mặt trong chính cuộc đời này. 

Năm uẩn chính là khổ đau, mà nguyên nhân của khổ đau cũng ở ngay trong 5 uẩn. Và cũng từ 5 uẩn tràn đầy khổ đau này mà chúng ta có thể tìm ra con đường để dập tắt khổ đau và cứu cánh tận cùng sau khi dập tắt khổ đau tồn tại không ra ngoài thân năm uẩn này, hay nói đúng hơn, hạnh phúc và khổ đau đều hiện hữu ngay nơi tấm thân năm uẩn này, khi năm uẩn vận hành theo chiều sinh khởi của các nhân đưa đến đau khổ thì khổ đau hiện khởi, còn khi sự vận hành của thân năm uẩn theo chiều sinh khởi đoạn diệt mầm mống đau khổ thì hạnh  phúc và Niết-bàn hiện hữu. 

Như Thế Tôn đã dạy: “Trong chính cái thân của ý thức dài một tầm này, Ta tuyên bố thế giới, sự chấm dứt của thế giới và con đường đưa đến sự chấm dứt của thế giới” (Kinh Anguttara-Nikaya).

Khổ đau tồn tại ở cuộc đời thì rất đa dạng và hiện hành trên nhiều phương diện. Tùy theo mức độ cảm nhận của mỗi người. Khổ đau tuy nhiều, nhưng khi đi vào trong sự phân tích và định hình về Khổ Thánh đế, thì Phật giáo không liệt kê những khổ đau tưởng tượng, không đưa ra những nguyên nhân phi thực, cũng không đề ra con đường giải quyết khổ đau bằng con đường hành khổ, bằng sự cầu xin… không thực tiễn. Trái lại, 

Phật giáo chủ trương giải thoát có mặt trên cuộc đời này, có thể thực hiện được bằng chính nỗ lực đoạn trừ tham ái của con người. Điểm này nói lên tính chất rất là nhân bản, rất là nhập thế và rất là thiết thực với hiện tại của Phật giáo. Con người là gốc của khổ đau và cũng là của cơ sở của sự giải thoát ở nơi chính mình.

Tứ Thánh Đế Hàm Chứa Toàn Bộ Giáo Lý Phật Giáo

 Trong suốt hành trình từ lúc thành đạo dưới cội Tất-bát-la cho đến lúc đức Thế Tôn nhập Niết-bàn, Ngài đã lặp đi lặp lại nhiều lần mục đích về sự hiện hữu của Ngài ở cuộc đời trong suốt 45 năm thuyết pháp. 

Mục đích đó đã được đức Phật tuyên thuyết rất rõ ràng trong các kinh tạng Nikaya và Agama như sau: “Ta chỉ nói khổ và con đường diệt khổ”. Điều này đã minh chứng được tính thiết thực của giáo pháp đức Phật. Tính thiết thực đó thể hiện một cách triệt để, nghĩa là toàn bộ giáo lý đức Phật thuyết giảng đều được dung nhiếp vào trong Tứ Thánh đế. Thế nên, có lần tôn giả Xá-lợi-phất tuyên bố: “Tất cả các thiện pháp đều bao hàm trong Tứ Thánh đế”.

Mặt khác, giáo lý này còn là giáo lý xuyên suốt, là sợi chỉ đỏ xâu kết những mảng giáo lý chưa được định hình trong các kinh điển, đúc kết lại thành những giáo lý cơ bản và triển khai thành các đề tài giáo lý tạo nên sự đa dạng, tùy theo sự phân tích trình bày mà giáo lý này được thể hiện trên các phương diện như là duyên khởi pháp, ngũ uẩn hay là tam pháp ấn…

tu-thanh-de-4-con-duong-dua-den-su-giai-thoat-3
Toàn bộ giáo lý đức Phật thuyết giảng đều được dung nhiếp vào trong Tứ Thánh đế

Vì vậy, tất cả các kinh điển Bắc tạng hay Nam tạng không vượt ra ngoài kết luận trên. Khi kinh bàn đến chứng ngộ chân tâm, chỉ bày chân cảnh hay Niết-bàn, thì kinh cũng sẽ đưa ra phương pháp đề cập đến vấn đế làm thế nào để đoạn trừ chấp thủ, đoạn trừ tham ái. Tức là bàn đến diệt đế, hoặc vừa “diệt đế” vừa “đạo đế” (chẳng hạn nói “ rời hết thảy các tướng chấp thủ” là ý nghĩa “diệt đế”, hành lục ba la mật là ý nghĩa của “đạo đế”). Bất cứ người nào, một khi thấu triệt được một đế trong Bốn Thánh đế thì cũng sẽ thông suốt các đế còn lại. 

Vì vậy, chỉ cần bàn kỹ một đế trong bốn đế là hiển bày toàn bộ Tứ đế; như Thế Tôn dạy: “Giáo lý Phật giáo, như đã được trình bày xây dựng trên nền tảng giới, định, tuệ là phần giáo lý thuộc “Đạo đế”. Do đó mà toàn thể giáo lý không đi ra khỏi giới vực tứ đế. Nói cách khác, toàn bộ giáo lý Phật giáo được thu nhiếp vào trong tứ thánh đế. Như các dấu chân của các động vật, được thâu nhiếp vào trong dấu chân voi” (kinh Dụ Dấu Chân Voi, Trung Bộ kinh).

Đạo tràng là gì? Hiểu đúng nghĩa của từ đạo tràng

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận