Gieo nghiệp sát sanh sẽ phải chịu quả báo nghèo hèn, vay 1 trả 100 - 1000 lần

Quan điểm của đạo Phật, sinh mạng của chúng sinh dù là người hay vật thì đều bình đẳng. Do đó, sát sinh là tàn nhẫn, không phải hành động bình thường của người lương thiện.

Loan Nguyễn
07:00 27/06/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Những câu chuyện có thật về quả báo của sát sinh

Câu chuyện 1: Ở Trung Quốc, có người tên Vương Phát với sở trường bắn súng bán chim trăm phát trúng cả trăm. Mỗi ngày, anh ta đều bắn hạ hàng chục con chim. Vương Phát chỉ có một người con trai sinh ra ở Tế Ninh Châu.

Khi con trai của Vương Phát 11-12 tuổi, cả người đột nhiên lở loét, trông giống vết lửa thiêu, hơn nữa trong miệng mỗi vết lở đều có một viên đạn bi, không biết từ đâu mà có. 

Dù Vương Phát dùng mọi cách, mọi loại thuốc đều không chữa khỏi bệnh được cho con trai. Cuối cùng, đứa bé vẫn bị chết. Gia đình Vương Phát cũng từ đó tuyệt hậu. Báo ứng của sát nghiệp là nặng nhất, điều này không thể không tin.

Câu chuyện 2: Ở Cảnh Châu, một viên quan có trò tiêu khiển vô cùng man rợ. Ông ta rất thích đánh gãy chân những con vật nhỏ như chó con, mèo con, rồi quay ngược ra sau, nhìn chúng vặn vẹo bò, kêu lên đau đớn. Thú vui của ông ta đã làm chết vô số súc sinh. Sau đó, con trai của vị quan này lấy vợ sinh con, đứa con nào sinh ra cũng có gót chân ngược về phía trước.

Câu chuyện 3: Ở Phúc Kiến (Trung Quốc) có một người đàn bà rất thích ăn thịt mèo. Cách ăn thịt mèo của bà ta cũng chẳng giống ai, đó là bỏ vôi vào một cái hũ nhỏ, sau đó ném con mèo vào trong, rồi dội nước sôi. Con mèo cứ thế bị nước vôi sôi sùng sục nấu chín, đến lông trên người cũng trút sạch sẽ, chẳng cần tốn sức vặt lông. Chính vì thế, máu mèo dồn vào nội tạng, thịt mèo trắng như ngọc. Bà ấy nói ăn miếng thịt mèo mềm ngon hơn nhiều so với thịt gà non. Ngày nào bà cũng giăng lưới, đặt bẫy, bắt giết không biết bao nhiêu con mèo.

Sau đó, người đàn bà này mắc bệnh nặng, bà ta phát ra những tiếng meo meo như mèo kêu, hơn chục ngày sau thì chết. 

sat-sinh-phai-chiu-qua-bao-theo-quan-diem-cua-phat-giao-1

Lời Phật dạy về nhân quả báo ứng của sát sinh

Sát sinh là cướp đi mạng sống của con người hoặc loài vật. Theo giáo lý nhà Phật, năm giới quan trọng cơ bản của một đệ tử tu tại nhà là: Không sát sinh; Không trộm cắp; Không tà dâm; Không nói dối, nói ác khẩu, nói chia rẻ và nói thêu dệt; Không say xỉn, nghiện ngập.

Nhiều người quan niệm con vật sinh ra là để phục vụ nhu cầu ăn uống cho con người, dẫn đến họ xem việc sát sinh, cướp đi mạng sống của loài vật là chuyện bình thường.

Bàn về sát sinh, có một bài kệ như sau:

Xưa nay trong một bát canh

Oán sâu như bể hận thành non cao

Muốn hay nguồn gốc binh đao

Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh”.

Quan điểm của đạo Phật, sinh mạng của chúng sinh dù là người hay vật thì đều bình đẳng. Do đó, sát sinh là tàn nhẫn, không phải hành động bình thường của người lương thiện. Con người có cảm xúc và cảm giác, sợ đau khổ, ham sống sợ chết thì loài vật cũng vậy. Chúng cũng có cảm giác sợ hãi, đau đớn, sân hận khi bị cướp đoạt mạng sống. Vì nhu cầu ăn uống, ham ăn của ngon vật lạ, mà trí tuệ của con người bị che lấp, trở nên tàn nhẫn.

Đức Phật đưa tội sát sinh vào giới cấm thứ nhất trong ngũ giới, tức ngày đã thấy hậu quả không lường của việc này. Việc giết hại sinh linh, đặc biệt những súc vật lớn là điều tối kỵ

Nhà Phật có chỉ rõ: “Vạn vật hữu linh”, còn trong dân gian lại có câu: “Sinh nghề tử nghiệp”. “Nghiệp” ở đây không chỉ có hàm ý biểu thị nghề nghiệp mà còn có hàm ý là chỉ nghiệp lực (ác nghiệp) mà họ gây ra trong chính cái nghề mà mình đang làm, xem ra cũng không phải là không có lý.

sat-sinh-phai-chiu-qua-bao-theo-quan-diem-cua-phat-giao-2

Hành động sát sinh của con người gây ra những hậu quả khó lường:

Khiến con người sân hận

Thói quen sát sinh khiến con người mất đi lòng từ bi, sự yêu thương, cảm thông. Con người ta sẽ trở nên nóng giận, khó chịu, dùng vũ lực để giải quyết vấn đề.

Lòng từ bi dần bị chuyển sang cảm giác sân hận, khiến con người không thoát ra được sự luân hồi.

Kinh Phạm Võng nói: “Người ăn thịt, đoạn dứt hạt giống Phật tính đại từ bi, hết thảy chúng sinh thấy đều tránh xa”. 

Cố Hòa Thượng Thích Trí Tịnh có khuyến cáo chúng ta nên ăn chay, phóng sinh và không sát sinh, bởi không có một vị Phật nào gây đau khổ cho chúng sinh.

Gây oán thù 

Cũng như con người, động vật có mạng sống của chúng. Do đó, khi bị giết, chúng vô cùng phẫn nộ, sợ hãi, đau đớn. Tiếng kêu cứu, gào thét của chúng trước ngưỡng cửa của cái chết là minh chứng. Chính sự thù ghét này đi theo dòng nhân quả trả vay. Những ai đã từng lấy mất đi sinh mạng của ai thì nhân quả báo ứng sẽ đến khi có đủ nhân duyên mà không cách nào hóa giải được.

Tạo nghiệp ác

Người thường hành nghề sát sinh thường phải chịu sự chi phối của nghiệp xấu kèm theo là sự bám víu của những linh hồn loài vật đi theo để phá phách.

Sát sinh là hành động mang đến hậu quả không chỉ về thể xác và tinh thần mà còn ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Vì thế đạo Phật khuyến cáo nên ăn chay để ngưng nghiệp sát để không bị rơi vào vòng vay trả sinh mạng lẫn nhau. 

Thế nhưng, con người có thói quen nhiều đời nhiều kiếp ăn mặn, sát sinh, nếu không có đủ nghị lực và sự hiểu biết sâu sắc về đạo Phật thì khó mà thực hành được.

sat-sinh-phai-chiu-qua-bao-theo-quan-diem-cua-phat-giao-3

Đại đức Thích Phước Tiến có nói: “Con gì tha được thì tha”. Nếu chúng ta không ăn chay được thì hạn chế khẩu phần thịt hằng ngày để tập dần dần thói quen ăn chay sau này để mang nhiều lợi lạc sau trên con đường tu học giải thoát.

Chúng ta dù là con người hay loài vật cũng là những chúng sanh vô minh đang luân hồi trong sáu nẻo, rồi cũng chết đi theo quy luật tự nhiên, cớ gì sống mà gây đau khổ cho loài khác. 

Trong hình ảnh mà Đức Phật đã dạy cho đệ tử: Một đàn bò xếp hàng vào lò mổ, nhưng chúng vẫn đấu đá, xô xát lẫn nhau để kết oán thù. Mỗi bữa ăn, một miếng thịt đối với chúng ta là một món ăn nhưng đối với loài vật là cả một sinh mạng của chúng.

Vì thế, người đệ tử Phật luôn tâm nguyện và thực hành không giết hại chúng sinh. Chẳng những không giết hại mà còn phóng sinh, tích cực bảo vệ sự sống và môi trường xanh sạch. Dĩ nhiên, trong thực tiễn cuộc sống hạnh lành này rất khó thực hiện một cách vẹn toàn. Việc đầu tiên, để tránh quả báo xấu địa ngục, người đệ tử Phật nguyện không nghĩ và không làm những việc tổn hại đến mạng sống con người. 

Xem thêm: Trong vô vàn tội lỗi trên đời, bất hiếu là tội nặng nhất không thể dung thứ

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận