Làm thế nào để có tướng mạo xinh đẹp và phúc hậu theo lời Phật dạy?

Nếu như nửa đời trước của một người là do ảnh hưởng từ kiếp trước thì nửa đời sau là do tự mình quyết định. Muốn có tướng mạo xinh đẹp và phúc hậu, hãy nghe lời Phật dạy dưới đây.

Loan Nguyễn
09:40 07/06/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nửa đời trước mỗi người chịu ảnh hưởng từ kiếp trước

Vẻ đẹp khuôn mặt của một người chính là một loại phúc báo. Và, đã là phúc báo thì đều có căn nguyên của nó. Giống như, tài phú đến từ bố thí, tôn quý đến từ khiêm cung, khuôn mặt xinh đẹp đến từ dịu dàng, lương thiện.

Tướng mạo của một người khi đến độ tuổi trung niên là đi vào ổn định. cũng là thể hiện tính cách của con người đó.

Những biểu hiện dễ thấy như người khoan hậu có khuôn mặt có phúc; người dịu dàng lương thiện có khuôn mặt xinh đẹp; người thô bạo, vẻ mặt hung dữ; nhiều phụ nữ trung niên lão niên có phẩm tính không tốt, vẻ mặt thường cay nghiệt, cũng gọi là tướng bạc mệnh, khắc chồng.

Tướng mạo của con người không phải sinh ra là cố định mà thể hiện quá trình tu tâm dưỡng tính lâu dài của người đó. 

loi-phat-day-cach-de-co-tuong-mao-xinh-dep-va-phuc-hau-1

Nguồn gốc khuôn mặt tuổi thiếu niên, thanh niên do điều gì quyết định? Đặc thù của tướng mạo chịu ảnh hưởng từ sự di truyền của bố mẹ như màu da, màu tóc, dáng người. Tuy nhiên, mức độ xinh đẹp là dựa theo những đời trước mà bố trí.

Nếu như nửa đời trước của một người là do ảnh hưởng từ kiếp trước thì nửa đời sau là do tự mình quyết định. Vì vậy, sau khi đến trung niên, con người cần phải chịu trách nhiệm về hành vi của chính mình.

Người có thiện tâm và lòng từ bi thì tỏa ra một loại hào quang, khiến người khác thuận mắt, càng ngày càng thích tiếp xúc.

Ngược lại, người nào giảo hoạt, ích kỷ, so đo, tính toán sẽ trông khó ưa thậm chí xấu xí. Kiểu người này, dù may mắn có khuôn mặt đẹp đẽ thì theo thời gian cũng dần hiện ra một vài chỗ vô duyên khiến người khác không thích; lần đầu gặp có thể thấy thuận mặt, tiếp xúc nhiều ắt không còn thuận nữa.

Một khuôn mặt xinh đẹp sẽ từ trong ra ngoài tản mát ra một lực hấp dẫn, khiến người gặp bất tri bất giác sinh lòng mến mộ. 

Nhiều khi, xinh đẹp hay không, chính là từ tâm mà nhìn, “Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi” chính là đạo lý này, tức là nhìn người mình yêu càng nhìn càng thấy đẹp.

Mối quan hệ giữa tướng và tâm được thể hiện: “Tướng” là bề mặt, là biểu hiện bên ngoài, “Tâm” là bên trong, là hoạt động nội tâm.

“Tướng” là hư huyễn không thực, ở trạng thái bị động, là phản ánh ra ngoài của “Tâm”, “Tâm” thế nào thì “Tướng” thế nấy. “Tướng” là tùy theo “Tâm” biến hóa mà biến hóa theo, cũng gọi là “cảnh tùy tâm chuyển”, “tướng tùy tâm thiên” (cảnh thay đổi theo tâm, tướng chuyển dịch theo tâm). Cũng có thể coi “Tâm” là nhân của “Tướng”, “Tướng” là quả của “Tâm”.

Con người nếu không làm chủ nổi cái tâm của chính mình, thì sẽ bị động theo ảnh hưởng và lôi kéo của hoàn cảnh bên ngoài, chính là “tâm tùy cảnh thiên” (tâm thay đổi theo cảnh) rồi. Nếu có thể làm được bất động tâm, thế thì, chính là đã chế ước được ngoại cảnh không cho phát sinh biến hóa. 

loi-phat-day-cach-de-co-tuong-mao-xinh-dep-va-phuc-hau-2

Làm thế nào để tướng mạo xinh đẹp và phúc hậu?

Ngạn ngữ xưa có câu: “Hữu tâm vô tướng, tướng do tâm sinh. Hữu tướng vô tâm, tướng tùy tâm diệt”. Ý nghĩa là: "Có tâm mà không có tướng, thì tướng cũng sẽ do tâm mà sinh ra. Có tướng mà không có tâm, thì tướng ấy cũng sẽ bị mất đi theo cái tâm ấy". 

Tướng mạo con người sẽ tùy theo cái tâm thiện - ác của người đó mà thay đổi. Tâm niệm nảy sinh, cũng sẽ tác dụng lên thân thể. Nếu như tâm niệm an hoà tĩnh tại, thần thanh khí sảng, cách nhìn rộng mở, lỗi lạc quang minh, thì sẽ khiến khí huyết hài hòa, ngũ tạng an định, các chức năng, các cơ quan nội tạng, các tuyến nội tiết hoạt động bình thường, thân thể khỏe mạnh.

Khi đó, sẽ thể hiện ra mặt mũi sáng sủa, thần thái ngời ngời, khiến ai trông thấy cũng cảm thấy thoải mái, cảm thấy thân thiện an hoà, và tự nhiên muốn gần gũi, muốn được kết giao cùng.

Có một lần vị Thiên (trời) hỏi Đức Phật:

"Thường sống trong rừng núi,

Bậc Thánh sống Phạm hạnh,

Một ngày ăn một buổi,

Sao sắc họ thù diệu?"

Ý của vị Thiên hỏi: Tại sao đệ tử của Ngài sống trong rừng núi, không đeo tràng hoa phấn sáp, chỉ thực hành Phạm hạnh (hạnh của Trời Phạm Thiên: như thiền định, thiền quán, tu tập tứ vô lượng tâm...), một ngày chỉ ăn một buổi (không đủ năng lượng, dinh dưỡng), sao nhan sắc họ thù diệu (đẹp không thể tả).

Đức Phật trả lời, sở dĩ các vị ấy có được sắc đẹp như vậy là vì họ:

"Không than việc đã qua,

Không mong việc sắp tới,

Sống ngay với hiện tại,

Do vậy, sắc thù diệu".

Ý là sở dĩ nhan sắc của các vị này thù diệu là do họ đã an trú tâm ở hiện tại. Họ không hướng tâm đến quá khứ và tương lai. Vì quá khứ đã qua, tương lai thì chưa tới. Cái đã qua và cái chưa tới là những cái không có thật, cái ở quá khứ và cái ở tương lai chỉ do tâm tưởng biến hóa ra mà thôi. Vì vậy, không nên bám víu, chấp thủ hay chạy theo chúng.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng: “Vạn vật thế gian đều do hình tướng biến hóa ra, tâm bất động, vạn vật sẽ bất động, tâm bất biến, vạn vật sẽ bất biến".

Do đó có thể nói, bất kể hoàn cảnh hay tướng mạo như thế nào đi nữa, thì đều là “tâm” mình quyết định; “tướng” là chiếc gương của “tâm”. 

loi-phat-day-cach-de-co-tuong-mao-xinh-dep-va-phuc-hau-3

Theo lời Phật thì việc niệm Phật có nhiều lợi lạc, giúp thay đổi tướng mạo. Tác dụng của việc niệm Phật chính là giúp loại bỏ phiền não. Cho dù phiền não không thể hoàn toàn hết nhưng cũng ít đi, vọng niệm ít, mọi người liền trở nên thông minh, có trí tuệ. Bạn được chuyển biến ngay tâm lý. Tâm lý chuyển biến thì dung mạo của bạn cũng đổi tốt theo.

Muốn có tướng mạo xinh đẹp và phúc hậu, thì có thể nhờ tu dưỡng mà có được. Chính vì thế mới có câu "tướng tùy tâm chuyển". Nếu tâm của con người tốt, tướng mạo sẽ thay đổi theo hướng tốt đẹp. Tu tâm dưỡng tính ba năm, năm năm sẽ nhận ra rõ ràng, tám năm mười năm thì biến đổi càng nhiều.

Đức Phật A Di Đà có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Theo lời Phật: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, tức là thân thể và dung mạo của chúng ta là do “tâm tưởng sanh” (tâm sinh ra). 

Người mà mỗi ngày chỉ nghĩ tham lam thì mặt sẽ trông xấu xí, mệt mỏi vì lòng tham sinh ngạ quỷ. Lòng tham ở đây có thể là tham tài, tham sắc, tham danh, tham lợi, bạn từ từ tỉ mỉ mà xem, tướng mạo đó dần lộ ra mặt quỷ. Tâm sân hận quá nặng, mặt địa ngục hiện ra. Ngu si hiện mặt súc sanh.

Ngày ngày nghĩ Phật, khuôn mặt chúng ta liền sẽ tự nhiên chuyển hoá thành sắc của Phật. Nếu bạn muốn chính mình lớn lên xinh đẹp, dễ thương, mỗi ngày nghĩ tưởng Quán Thế Âm Bồ tát, nghĩ tưởng Phật A Di Đà, cứ nghĩ tưởng ba năm, tướng mạo của các bạn tựa như Phật Bồ tát, đó gọi là tất cả pháp từ tâm tưởng sanh.

Xem thêm: Luận giải về 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Đức Phật

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận