Chiếc bánh mì cha không kịp ăn - Câu chuyện xúc động là một bài học cho những người con vô tâm

Chiếc bánh mì mà bố không kịp ăn đã làm thay đổi con người tôi. Sống trên đời, nếu biết trao đi yêu thương sẽ khiến lòng mình nhẹ nhàng hơn. Để nhận ra được điều ấy, tôi đã phải trả giá quá đắt.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tôi là con út trong một gia đình có ba anh em. Từ nhỏ, tôi đã chăm chỉ học hành, lại luôn ngoan ngoãn vâng lời, nên bố mẹ rất chiều chuộng và tự hào về tôi.

Sau khi học hết lớp 12, dù tôi cũng có ước mơ riêng nhưng cuối cùng đành nghe theo lời bố mẹ thi vào sư phạm, tiếp nối truyền thống gia đình.

Năm 22 tuổi, tôi trở thành cô giáo tại một trường vùng cao của huyện. Thời gian đầu mới đi làm, không tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ nhưng bố luôn là người trực tiếp động viên và tiếp sức cho tôi.

Vốn từ nhỏ được bố mẹ bao bọc, khi lớn lên, tôi chỉ quen đón nhận mà gần như không quan tâm xem bố mẹ mình như thế nào. Những ngày cuối tuần về nhà, tôi chỉ biết than vãn về những khó khăn ở trường mới, về học sinh cá biệt, điều kiện ăn ở thiếu thốn.

Bố kiên trì lắng nghe tôi kể lể, chỉ động viên: "Tuổi trẻ cần rèn luyện con ạ, cố gắng một vài năm rồi bố sẽ xin cho con về gần".

Lời hứa của bố khiến tôi thấy được an ủi hơn. Cho đến một ngày, bất ngờ bố tôi ốm. Bệnh thương hàn kéo dài triền miên, cứ đỡ rồi lại tái phát.

Bác sĩ nói rằng bố bị suy nhược cơ thể nên phục hồi chậm. Mấy mẹ con thuyết phục bố đi bệnh viện tuyến trên nhưng bố nhất định không nghe. Và cả nhà đều chủ quan như thế.

Thời điểm đó, mẹ mới nghỉ hưu, việc chăm bố ở nhà đều một tay mẹ. Tôi vẫn là cô út đỏng đảnh được nuông chiều, quen nhận hơn là cho đi. Có ai nghĩ rằng bố tôi bệnh nặng đâu.

Một sáng đầu tuần, tôi dậy sớm chuẩn bị đồ đạc để vào trường thì mẹ bảo: "Con xuống phố mua bánh mì cho bố đã rồi hẵng đi, đêm qua bố nói muốn ăn bánh mì...". Tôi đã chuẩn bị đồ xong xuôi, chỉ chờ lên đường, nên phụng phịu: "Tí nữa mẹ bảo anh chị đi, con phải lên trường bây giờ...".

Mẹ bất ngờ nổi giận với tôi, điều này chưa từng có tiền lệ trước đây: "Con với cái, bố ốm đau mà bảo đi mua chiếc bánh mì thôi mà khó khăn thế sao?".

Tôi sững lại, ngạc nhiên không hiểu vì sao mà mẹ cáu. Trong khi đó, anh chị tôi làm gần nhà thì mẹ không bảo, lại bảo đứa sắp phải đi 20km đến trường như tôi.

Tôi chưa kịp nói gì thì mẹ tiếp tục nói: "Tưởng con gái út được bố chiều chuộng thì thương bố nhất, ai ngờ bảo đi mua chiếc bánh mì cho bố cũng từ chối".

chiec-banh-mi-cha-khong-kip-an--bai-hoc-cho-nguoi-con-vo-tam-1

Mắt mẹ lúc này ngấn lệ. Tôi nhìn vào phòng, thấy bố vẫn nằm yên trên giường, chẳng biết bố có nghe được cuộc đối thoại của hai mẹ con không. Nhưng tôi thấy mẹ cáu vô lý nên rất ấm ức.

Tôi phóng xe đi một lúc, mang bánh mì và ít đồ ăn khác nữa về. Khi tôi đưa, mẹ không cầm. Mẹ nhìn tôi rất lạ và quay đi. Tôi đành đặt đồ ăn lên bàn, quay vào chào bố rồi đi lên trường, vì sáng đó tôi còn có giờ dạy.

***

Buổi chiều hôm đó, tôi nhận được điện của anh trai: "Em về đi, bố đi cấp cứu ở Hà Nội rồi". Tôi bủn rủn cả người và sụp xuống. Đồng nghiệp đã phải đưa tôi về ngay chiều ấy.

Tôi không kịp nhìn mặt bố ở giây phút cuối cùng. Tôi sốc đến độ ngất lên ngất xuống. Chiếc bánh mì tôi mua cho bố ban sáng vẫn nằm nguyên trên bàn.

Tôi khóc nức nở. Lời mẹ nói với tôi buổi sáng đã có gì đó rất lạ, nhưng sự vô tâm của một đứa con được chiều chuộng khiến tôi không nhận ra.

Cảm giác của tôi như có ai đó bóp nghẹt trái tim mình. Trong ba anh em, tôi là người hợp với bố nhất, bố cũng yêu thương tôi nhất. Vậy mà ngày cuối cùng, chiếc bánh mì bố muốn nhấm nháp một chút tôi cũng từ chối đi mua. Tôi đúng là đứa con bất hiếu.

Bác sĩ nói bố tôi mắc bệnh lâu rồi, nhưng ở tuyến huyện không phát hiện. Sau khi bố mất, thấy mẹ vật vã, thực sự tôi không thể cam lòng. Chiếc bánh mì tôi mua về đưa mẹ nhưng mẹ không cầm trong buổi sáng ấy cứ ám ảnh tôi.

Sự vô tâm và ích kỷ của bản thân khiến tôi phải hối hận. Giá như tôi biết lo lắng, biết quan tâm chăm sóc cho bố nhiều hơn. Giá như tôi bớt than vãn những vấn đề của mình, để nghe bố tâm sự trong những ngày cuối cùng. Giá như tôi biết phụ mẹ chăm bố những ngày ấy.

Tất cả giờ đây đã quá muộn màng. Tôi không thể đứng vững trong một thời gian dài. Sau đám tang của bố, tôi phải xin nghỉ việc hai tháng trời.

Ở nhà, nhìn mẹ hằng ngày ôm chiếc áo của bố đờ đẫn, tôi hiểu ra nếu mình không mạnh mẽ thì mẹ không thể nào vượt qua được. Tôi dần gượng dậy, học cách chăm sóc mẹ, học cả sự quan tâm tới mẹ mà tôi đã bỏ bê. Tôi giấu tất cả những gì gợi nhắc về bố trước mặt mẹ.

Tôi trở nên mạnh mẽ đến không ngờ. Điều duy nhất khiến tôi sợ lúc đó là nhìn thấy mẹ khóc. Tôi sợ những giọt nước mắt của người vợ mất chồng, nó đau đớn và cô độc đến khôn cùng.

Sau này, tôi chuyển về dạy học gần nhà và có thời gian chăm sóc mẹ hơn, nhưng nỗi day dứt ân hận vẫn không nguôi trong tôi.

Vì nỗi đau quá lớn nên mẹ không còn nhớ buổi sáng sai tôi đi mua bánh mì cho bố. Nhưng thực sự mẹ ngạc nhiên vì sao sau khi bố mất, tôi lại biết quan tâm mẹ như thế.

Chiếc bánh mì mà bố không kịp ăn đã làm thay đổi con người tôi. Sống trên đời, nếu biết trao đi yêu thương sẽ khiến lòng mình nhẹ nhàng hơn. Để nhận ra được điều ấy, tôi đã phải trả giá quá đắt.

Xem thêm: "Nước mắt chảy ngược" - Câu chuyện về người cha nhẫn nhịn và cậu con trai thiếu kiên nhẫn

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Bài giảng chặt cây của người thầy đã truyền đạt cho học sinh về tầm quan trọng của mục tiêu trong sự nghiệp. Hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây và chiêm nghiệm bạn nhé.

Câu chuyện 'Chặt thông hay bạch dương trước' hé lộ nguyên nhân thất bại của không ít người
0 Bình luận

Khi nóng giận, chúng ta ít có sự tỉnh táo. Vì thế, mỗi khi gặp chuyện gì đó khiến mình nóng giận, bạn hãy bình tĩnh và suy nghĩ vấn đề một cách thấu đáo nhé.

Câu chuyện về những chiếc đinh và bài học cha dạy con trai cả đời chẳng thể quên
0 Bình luận

Người mẹ già tìm đến nhà của từng đứa con gái để xem ai sẽ xứng đáng nhận được chiếc trâm vàng mà tổ tiên để lại. Món bảo vật ấy cuối cùng đã thuộc về người xứng đáng nhất.

Thứ quý giá nhất dành cho người xứng đáng nhất - câu chuyện nhân văn về người mẹ già những ngày cuối đời
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 36 phút trước
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 24 giờ trước
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 04/05
Triết lý từ chuyện tình trong phim Thiện nữ u hồn: Thiện lương mà không có sức mạnh chỉ là thứ vô dụng!

Phải xem đi xem lại đến vài lần phim "Thiện nữ u hồn", tôi mới để ý đến câu nói: "Thiện lương mà không sức mạnh chỉ là thứ vô dụng".

Người xưa dặn: Đặt 1 trong 5 vật ở cửa ra vào, gia đình bình an, phú quý kéo đến

Người xưa rất coi trọng phong thủy nhà ở, vì thế đã khuyên hậu thế đặt 5 vật này ở cửa ra vào để đón bình an, phú quý. Đó là những thứ gì?

Con có về không? - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhà hàng xóm tưng bừng làm cỗ đón con trai, con gái về chơi dịp lễ. Mẹ sốt ruột cứ ra ngõ ngóng chờ, lòng cứ tự hỏi, không biết con có về không?

Thanh Tú
Thanh Tú 03/05
Cổ nhân dạy: 'Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt'

"Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt" - triết lý sâu xa của cổ nhân, ai hiểu được thì giàu sang phú quý kề cận. 

PC Right 1 GIF
Đề xuất