HPV là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa lây nhiễm?

Virus HPV gây ra nhiều bệnh lý ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo,... Đây đều là những căn bệnh nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và tính mạng của người bệnh.

Hoa Nguyễn
10:42 01/08/2023 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

HPV là gì?

HPV là một loại virus gây u nhú ở người. Có khoảng 100 loại virus HPV gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể như bộ phận sinh dục, trực tràng, hậu môn.... Những bệnh nhiễm trùng do virus HPV gây ra thường lây truyền qua đường tình dục hoặc qua tiếp xúc da kề da. Tiêm vaccin là biện pháp hữu hiệu để chống lại các chủng virus này.

Virus HPV không lây truyền qua các chất dịch cơ thể như tinh dịch hoặc nước bọt, mà do tiếp xúc qua da. Điều này rất dễ xảy ra khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng. Tình trạng lây nhiễm cũng có thể xảy ra nếu HPV tiếp xúc với màng nhầy hoặc vết nứt trên da.

hpv-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-lay-nhiem-0
HPV là một loại virus gây u nhú ở người

Dấu hiệu nhiễm HPV

Mỗi chủng virus HPV khác nhau lại có những triệu chứng không giống nhau. Cụ thể như: 

  • Mụn cóc sinh dục: Xuất hiện dưới dạng vết sưng, không đau, tiết dịch và gây ngứa. Chúng thường mọc ở vùng kín, hậu môn, quanh mép hoặc trong miệng....
  • Mụn cóc thông thường: Những vết mụn sần sùi và gồ lên xuất hiện trên bàn tay và ngón tay. Những nốt mụn này có thể gây đau đớn, chảy máu và đặc biệt là rất mất thẩm mỹ.
  • Mụn cóc Plantar: Đây là những nốt mụn cứng, sần sùi và thường xuất hiện ở gót chân, lòng bàn chân, gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Mụn cóc phẳng: Là những nốt có đầu phẳng, hơi nhô cao so với bề mặt da. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu bao gồm mặt, chân, vùng râu.

Nguyên nhân khiến người bệnh bị nhiễm HPV

Mụn cóc HPV có tính lây lan rất mạnh. Bạn sẽ dễ lây bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc hoặc chạm vào những vật thể có chứa virus HPV. Dưới đây là những nguyên nhân khiến người bệnh dễ bị nhiễm phải loại virus này.

  • Quan hệ với nhiều người: Quan hệ với nhiều người không có biện pháp phòng tránh phù hợp sẽ rất dễ bị lây nhiễm virus HPV. Ngoài ra, nếu bạn quan hệ với người có nhiều bạn tình cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh.
  • Tuổi tác: Trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên là những đối tượng rất dễ bị nhiễm virus HPV.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Những người có hệ miễn dịch suy yếu có khả năng nhiễm HPV cao hơn những người bình thường khác. Nguyên nhân làm suy yếu hệ miễn dịch có thể do HIV/AIDS hoặc các loại thuốc ức chế miễn dịch.
  • Có sự tiếp xúc không an toàn: Có tiếp xúc trực tiếp với mụn của người khác hoặc không mặc đồ bảo vệ trước khi tiếp xúc với các bề mặt có chứa virus HPV có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus HPV.
  • Da bị tổn thương: Những vùng da có vết thương hở sẽ dễ phát triển mụn cóc thông thường hơn.
hpv-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-lay-nhiem-9
Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị nhiễm virus HPV

Phương pháp chẩn đoán virus HPV

Các phương pháp được sử dụng để xét nghiệm chẩn đoán nhiễm virus HPV đó là: 

  • Xét nghiệm Pap Smear: Nhằm thu thập và phân tích các tế bào ở cổ tử cung. Từ đó phát hiện các mầm mống của tế bào ung thư, từ đó giúp phát hiện bệnh sớm.
  • Xét nghiệm Thinprep: Bác sĩ sẽ dùng chổi tế bào để lấy các mẫu tế bào ở khu vực cổ tử cung. Các tế bào này được rửa trong chất lỏng định hình và cho vào lọ Thinprep, sau đó được mang đến phòng thí nghiệm.
  • Xét nghiệm DNA của HPV: Sử dụng hệ thống máy tách chiết DNA tự động và công nghệ hiện đại nhằm phân tích, xác định chính xác sự hiện diện của virus HPV. 

Điều trị nhiễm HPV như thế nào?

Trong nhiều trường hợp người bị nhiễm HPV sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết những người bị nhiễm HPV đều cần được điều trị tích cực. Hướng điều trị thường là:

  • Phẫu thuật lạnh: Dùng nito lỏng để làm đông lạnh mụn cóc.
  • Cắt bỏ phẫu thuật điện vòng: Sử dụng một vòng dây đặc biệt để loại bỏ các tế bào nhiễm bệnh.
  • Đốt điện: Đốt mụn cóc bằng dòng điện.
  • Liệu pháp laser: Sử dụng ánh sáng có cường độ cao để loại bỏ mụn cóc và các tế bào bất thường.
  • Thuốc bôi: Bôi các loại kem thuốc trực tiếp lên mụn cóc.
hpv-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-lay-nhiem-3
Phẫu thuật lạnh là phương pháp điều trị HPV phổ biến

Phòng tránh nhiễm HPV

Để phòng tránh lây nhiễm HPV, bạn cần chú ý tuân thủ các nguyên tắc như sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn, không nên quan hệ với nhiều bạn tình.
  • Phụ nữ nên làm xét nghiệm Pap/Thinprep/HPV DNA định kỳ hàng năm để phát hiện sớm những thay đổi bất thường ở cổ tử cung.
  • Nếu phát hiện bản thân hoặc bạn tình đang bị nhiễm virus HPV thì không nên quan hệ dưới bất cứ hình thức này. Tốt nhất bạn cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ để được điều trị triệt để.
  • Tiêm ngừa vắc xin phòng HPV cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất kể đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Ngoài ra, các bé trai trong độ tuổi dậy thì cũng có thể tiêm loại vắc xin này để phòng ngừa nguy cơ nhiễm HPV.
  • Tầm soát sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm tổn thương do nhiễm virus HPV gây ra.

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về HPV là gì? Đây là một loại virus có thể gây ra những căn bệnh nghiệm nghiêm trọng, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Do đó bạn cần chú ý bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Xem thêm: Freelancer là gì và những công việc giúp tăng thêm thu nhập từ freelancer

Từ khoá:
HPV virus HPV HPV là gì
Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận