Bí ẩn vũ trụ: Mặt Trời có phải là nguồn cung cấp nước cho Trái Đất?
Các nhà nghiên cứu cho rằng gió Mặt Trời tạo ra hơi nước trên các tiểu hành tinh. Khi va chạm với Trái Đất, chúng cung cấp một lượng nước lớn.
Nước trên Trái Đất từ đâu mà ra? Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện ra rằng Mặt Trời thực sự là một trong những có khả năng nhất tạo ra nước duy trì sự sống. Gió Mặt Trời và các tiểu hành tinh đã tạo ra một phần nước khi chúng va chạm với Trái Đất.
Trái Đất là hành tinh duy nhất chứa nhiều nước, bao phủ khoảng 72% bề mặt của nó, tương đương 366 triệu km vuông.
Theo ước tính mới nhất, tổng khối lượng nước trên hành tinh của chúng ta khoảng 1.400 triệu km khối, để đánh giá tính khổng lồ của nước trên hành tinh này, các nhà khoa học đã làm phép so sánh lượng nước tồn tại tương đương với 1 khối lập phương có cạnh 1.000km.
4,6 tỉ năm về trước, lúc đó Trái Đất được hình thành chỉ là một hành tinh rất nóng và liên tục bị các thiên thạch khổng lồ ngoài vũ trụ tấn công và đã mang theo nước ở trạng thái hơi.
Ngay sau khi trận mưa sao băng kết thúc cách 3,9 tỷ năm về trước, vỏ Trái đất nguội đi và nước ngưng tụ lại trở thành chất lỏng.
Các nhà khoa học chắc chắn rằng, một phần nước đang có trên Trái Đất là hậu quả của nhiều vụ va chạm với tiểu hành tinh. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Đại học Curtin (Úc) cho thấy rằng, lượng nước hiện có trên Trái Đất không thể chỉ được đưa theo cách này mà Gió Mặt Trời cũng là nguồn cấp nước trên Trái Đất.
Gió Mặt Trời (gió Plasma) là một dòng hạt mang điện rất nóng ở dạng ion, bao gồm các nguyên tử hydro. Chúng liên tục thoát ra khỏi Mặt Trời và phân tán trong không gian. Do nhiệt độ cực lớn của nó, các hạt tạo nên gió Mặt Trời có tốc độ dao động nhiệt cao cho phép chúng đạt tốc độ khoảng 800 km/giây, cùng với khối lượng lên đến 1 triệu tấn/giây.
Một phần rất lớn gió Mặt trời bị lệch nhờ từ quyển bảo vệ Trái Đất. Nếu không có sự bảo vệ này, sự sống trên Trái Đất sẽ là không thể. Song một số hạt nhất định từ gió Mặt Trời đã tìm cách xâm nhập vào bầu khí quyển của chúng ta. Những hạt này có thể nhìn thấy từ Trái Đất dưới dạng cực quang borealis.
Mặt khác, gió Mặt Trời cũng sẽ là nguồn gốc của việc tạo ra nước trên bề mặt của các hành tinh loại S, cấu tạo chủ yếu của silicat đã đâm vào Trái Đất của chúng ta.
Những hạt bụi của Itokawa
Vào ngày 9/5/2003, Cơ quan Thám hiểm Không gian Nhật Bản đã phóng tàu thăm dò không gian Hayabusa và hạ cánh an toàn trên bề mặt của tiểu hành tinh Itokawa. Tàu thăm dò này có nhiệm vụ lấy mẫu đất từ tiểu hành tinh và mang về Trái đất.
Nhờ sử dụng các thiết bị tiên tiến hiện đại, các nhà khoa học đã thấy được sự hiện diện của nước có trong bụi từ đất ở tiểu hành tinh Itokawa. Khám phá này là một bước tiến quan trọng trong việc tìm hiểu nguồn cung cấp nước được hình thành trên Trái Đất. Đồng thời, mở ra một giải pháp vận chuyển và lưu trữ nước cho các hành tinh ngoài không gian trong tương lai.
Xem thêm: Bí ẩn vũ trụ, phát hiện vết đen khổng lồ trên Mặt Trời, kích thước lớn bằng cả Trái Đất
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận