Việc tốt quanh ta: Bà lão 80 tuổi 13 năm nuôi trẻ bị bỏ rơi

Cách đây 13 năm, cặp vợ chồng trọ gần nhà mang đứa con còn đỏ hỏn gửi sang cho bà Sáu rồi bỏ đi biệt tích, để lại bà cháu cặm cụi nuôi.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong cơn mưa chiều tháng 8, bà Sáu (tên thật Nguyễn Thị Lang) hối hả gọi bé Tí Nị dìu ra mái hiên để chỉnh lại cái máng tôn hứng nước vào bể chứa. Nhà chỉ có hai người, bà đã 80 còn cháu 13 tuổi, nhưng cứ thấy mưa là bà hứng nước trữ để dùng dần "đỡ được đồng nào hay đồng đó".

Từ ngày bị tai biến, đôi mắt bà Sáu yếu dần, chân cẳng đau nhức đi không vững, mọi việc trong nhà đều trông cậy Tí Nị, đứa cháu không phải máu mủ mà bà đã nuôi nấng suốt 13 năm qua.

Bé Tí Nị về với bà Sáu vào một ngày gần cuối năm 2009. Khi ấy, có cặp vợ chồng từ quận 4 sang quận 7, thuê trọ trong hẻm nhà bà để làm ăn. Bận tối ngày không có thời gian chăm con, họ thuê bà Sáu trông giúp, mỗi ngày trả 50.000 đồng.

Bà kể, lúc đó cứ nghĩ nhận trông trẻ sẽ thoát cảnh lội sông mò cua bắt cá. Hôm đầu tiên đón con bé mới sinh, bà cưng nhất làn da trắng và nụ cười dễ thương "quá trời quá đất". "Người nó bé xíu à nên tui quen gọi là Tí Nị", bà kể.

viec-tot-quanh-ta-ba-lao-80-tuoi-13-nam-nuoi-tre-bi-bo-roi-0
Bà Sáu trong nhà mình ở phường Phú Mỹ, quận 7, TP HCM, chiều 15/8. Từ ngày bị tai biến và Covid-19, đôi mắt bà mờ hẳn, chân tay yếu đi nhiều, mỗi khi muốn đi lại phải nhờ bé Tí Nị dìu

Được hơn một tháng, thấy bà quý con bé, cặp vợ chồng bảo đưa họ 10 triệu đồng rồi "giữ lại Tí Nị mà nuôi". "Tiền ăn còn không có, tôi lấy đâu ra 10 triệu?", bà Sáu nhớ lại. Sau hôm đó, họ đi biệt tăm để lại đứa nhỏ mới hơn tháng tuổi cho bà. Ngày qua ngày, bà trông con bé đợi ngày họ về đón con. Thoắt cái đã 13 năm trôi qua.

Chồng bà Sáu mất khi mới ngoài 30, một mình bà ở vậy nuôi năm đứa con trong nghèo khó, bữa đói, bữa no cho đến khi dựng vợ gả chồng. "Gặp con bé, lúc tui gần 70, lo nuôi thân già này chưa xong nào nghĩ tới chuyện cưu mang thêm ai. Nhưng giờ ba mẹ nó đã bỏ rơi, tui nào đành lòng bỏ nó", bà lão phân trần.

Bà Sáu lại trở về với nghề lội sông bắt cá, mò cua lấy tiền mua sữa cho cháu. Những ngày không bắt được gì, bà nấu cơm rồi chắt nước cho Tí Nị uống thay sữa. May mắn con bé cũng dễ nuôi, không ốm vặt, bữa có bữa không nhưng vẫn lớn. "Tui đi mần cá, mần cua, để nó nằm một mình trên võng cả ngày mới về. Thương đứt ruột nhưng tui không biết gửi ai. Vậy mà nó giỏi, lớn lên ngon lành", bà nói.

Năm Tí Nị được 5 tuổi, có người tìm đến hỏi mua giá 30 triệu. Thấy bà già một mình lo chưa xong lại nuôi thêm đứa nhỏ, các con bà xúi bán nhưng bà không chịu. "Nuôi nó từ hồi mới đẻ, tui nỡ lòng nào mà bỏ con bé. Người ta có trả bao nhiêu tui cũng không bán", bà Sáu bộc bạch.

Bà Trần Thị Vân, 59 tuổi, hàng xóm của bà Sáu hơn 30 năm nay kể, suốt những năm qua, hai bà cháu sống dựa vào nhau và có thêm tình thương của bà con lối xóm. Thi thoảng ai cho gì ăn nấy. Bà Sáu thương con bé Tí Nị, không dám cho cháu đi đâu chơi vì sợ mất. "Có lần Tí Nị sang nhà bạn, bà ra ngoài hẻm gọi hoài không thấy, ngồi khóc quá trời", bà Vân kể.

Năm 2016, Tí Nị được 7 tuổi, bà Sáu lên phường làm giấy khai sinh cho con nhỏ đi học, tiện hỏi thăm tin tức về ba mẹ con bé. Chẳng ai biết tin gì về họ, bà nghe phong thanh ai đó nói người cha đi tù vì buôn bán ma túy. Mẹ mất hay còn cũng không biết.

viec-tot-quanh-ta-ba-lao-80-tuoi-13-nam-nuoi-tre-bi-bo-roi-8
Tí Nị đang học bài ở nhà, chiều 15/8. Cô bé ước mơ làm bác sĩ thú y để có điều kiện chăm sóc những chú chó, mèo bị chủ bỏ rơi

Ông Phạm Văn Hải, tổ trưởng tổ dân phố 19, khu phố 2, phường Phú Mỹ (quận 7) cho biết, vì không có người giám hộ hợp pháp nên việc làm giấy khai sinh cho Tí Nị gặp nhiều khó khăn, bé bị trễ đến trường hai năm. Khi đó, chị Phạm Thị Minh Thu, hàng xóm, cùng cô Ngô Thị Rượi, Chi hội phó Phụ nữ khu phố, tới lui ở phường nhiều lần nhờ hỗ trợ. Mất hơn 6 tháng xác nhận thông tin, phường cấp giấy khai sinh chấp nhận người giám hộ hợp pháp là bà Sáu. Tí Nị được đến trường với cái tên Nguyễn Ngọc My.

"Con bé ngoan lắm, 4 năm liền đều học sinh giỏi. Trong mấy năm qua, tổ dân phố cũng hỗ trợ gạo, thực phẩm để chia sẻ phần nào khó khăn của bà Sáu. Nhưng tương lai của bé còn dài, tôi chỉ mong có nhà hảo tâm nào tốt bụng có thể nhận nuôi cháu nếu mai này bà Sáu không còn", ông Hải nói.

Việc học của Tí Nị suốt bốn năm qua đều nhờ chị Minh Thu. Ban đầu, chị kêu gọi bạn bè đóng góp để hàng tháng hỗ trợ bé học tập. Nhưng được một năm thì chỉ còn một mình chị lo, mỗi tháng khoảng 2 triệu đồng. Dù hiện tại không còn là hàng xóm, nhưng mỗi tuần chị vẫn gọi về 2-3 lần hỏi thăm con và bà Sáu, thiếu thứ gì thì chị hỗ trợ.

Chị kể lần đầu nghe mọi người nói bà Sáu nuôi một đứa nhỏ bị bỏ rơi chị cũng bất ngờ. Chị thương cho hoàn cảnh hai bà cháu, một già, một trẻ nương tựa nhau sống qua ngày. "Tui cũng là mẹ của hai đứa con, nên nhìn thấy Tí Nị không cha mẹ từ nhỏ tui thương lắm. Nói lo như con ruột thì hơi quá nhưng cứ con cần gì, thiếu gì là tui ráng lo, được phần nào hay phần đó. May mắn là con bé nó ngoan, học giỏi nên ai cũng thương", chị bộc bạch.

Giờ Tí Nị đã 13 tuổi, hiểu chuyện hơn. Em kể vì ba mẹ bỏ đi từ nhỏ nên trong ký ức không nhớ gì về họ và cũng không có suy nghĩ sẽ tìm lại.

Đợt dịch Covid-19 năm ngoái, bà Sáu nhiễm bệnh tưởng chết, nhưng rồi cũng vượt qua. Đôi mắt mờ, giờ thêm chân yếu, Tí Nị thay bà lo việc nhà, tự mình đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo, rồi dìu đỡ khi bà cần.

Cô bé kể, 13 năm nay chưa bao giờ biết tổ chức sinh nhật, nhiều lần ước được thổi nến, ăn bánh kem như bạn bè nhưng không có tiền. "Con có nhiều ước mơ lắm, nhưng thích nhất là làm bác sĩ thú ý. Mà con không biết có tiền để học nổi tới đó hay không", Tí Nị nói.

Bà Sáu cho hay, con bé thích chó mèo. Đi đâu thấy chó mèo bị bỏ rơi, Tí Nị lại nhặt về nhà nuôi. "Nó nói thấy tụi mèo không ai chăm sóc, bị bỏ rơi giống nó, nó thương. Mà ngặt nỗi hai bà cháu đến cái ăn còn không lo nổi lấy gì nuôi chó mèo", bà nói.

Mấy tháng nay bệnh tai biến tái phát, bà Sáu không biết mình còn sống được bao lâu. Tối đến, bà nằm trằn trọc lo mai mốt mình mất, ai sẽ lo cho Tí Nị.

"Nghĩ tới lại ứa nước mắt", bà nói.

(Theo VnExpress)

Xem thêm: Việc tốt quanh ta: Bác sĩ của buôn làng dành cả thanh xuân chữa bệnh cứu người

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Hàng chục năm nay, Phòng khám từ thiện Kim Long (TP Huế) đã trở thành địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của những người có hoàn cảnh khó khăn.

Tình người ấm áp ở phòng khám từ thiện của những tu sĩ
0 Bình luận

Sự cống hiến của thầy giáo vùng cao Ngô Mậu Tình đã nhận về niềm cảm kích, sự kính phục và ghi nhận của các tổ chức, cộng đồng.

Việc tử tế của thầy giáo vùng cao mê thiện nguyện, ham hiến máu
0 Bình luận

15 năm qua, "thầy giáo" Huỳnh Quang Khải đã gieo con chữ cho hơn 1000 em học sinh không có điều kiện đến trường...

Việc tử tế của 'thầy giáo' ở lớp học tình thương Ngọc Việt
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 16 giờ trước
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 18 giờ trước
Nam sinh khuyết tứ chi quyết tâm tham gia kỳ thi tốt nghiệp dù được miễn

Bị cụt tứ chi từ năm 2 tuổi, được đặc cách tốt nghiệp nhưng nam sinh Nguyễn Gia Lâm vẫn quyết tâm tham gia và muốn được tự viết bài, lấy điểm để vào đại học.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Shipper U80 từ chối nhận giúp đỡ, lý do đằng sau khiến nhiều người xúc động

Thấy ông cụ đã gần 80 tuổi vẫn làm shipper (người giao hàng) để nuôi con con ăn học, cộng đồng mạng kêu gọi ủng hộ tiền nhưng ông kiên quyết từ chối, bảo rằng: "Tôi còn sức khỏe thì còn cố gắng lao động để nuôi con".

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Người cha 40 tuổi quyết tâm thi tốt nghiệp THPT để làm gương cho con

Sáng 26/6, anh Trần Tiến Phước (40 tuổi) chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại TPHCM với mong muốn viết tiếp ước mơ dang dở và làm tấm gương sáng cho con.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng – “Thiên tài” toán học Việt Nam sở hữu “bộ óc” hàng đầu thế giới về AI với hồ sơ sự nghiệp “đỉnh của chóp”

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Nam sinh “tí hon” ở Đắk Lắk khiến nhiều người xúc động với câu chuyện vượt khó và ước mơ bình dị

Chỉ cao 1m25, nặng chưa tới 30kg, nam sinh “tí hon” - Nguyễn Văn Thiện, học sinh lớp 12 trường Trường THPT Krông Bông (Đắk Lắk) khiến cả phòng thi bất ngờ vì vóc dáng bé nhỏ như học sinh tiểu học.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Cụ ông U70 trích lương hưu lo bữa sáng cho người nghèo

Với mong muốn sẻ chia yêu thương với những học sinh khó khăn, những người lao động nghèo, cụ ông Đỗ Tùng Lâm (61 tuổi, ngụ xã Tân Phú Trung, H.Châu Thành, Đồng Tháp) đã chủ động trích lương hưu, thực hiện mô hình “Điểm tâm nhân ái”.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Vượt nghịch cảnh, nam sinh trở thành tân kỹ sư chỉ với “niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo”

Mang theo niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo vào thành phố, nam sinh Nguyễn Nhật Trường (22 tuổi) đã nỗ lực vừa học vừa làm, tốt nghiệp sớm Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM với bằng xuất sắc.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Nam sinh vừa đi học vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin cơm thừa để nuôi theo phụ bố mẹ

Nhà khó khăn, cha mẹ bệnh tật liên miên nên hàng ngày nam sinh Lê Hữu Do (học sinh lớp 11, trường THPT Phan Ngọc Hiển,  thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, Cà Mau) vừa đạp xe đi học, vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin thức ăn thừa bên đường để về nuôi heo phụ mẹ.

Hải An
Hải An 23/06
Chân dung ông Hai Số 20 năm tình nguyện vá đường

Hơn 20 năm dành tâm huyết cho việc vá đường, ông Võ Văn Hai hay còn được gọi với cái tên “Hai Số” ở khu vực 1, P.4, TP.Vị Thanh, Hậu Giang được ví như “khắc tinh” của những ổ voi, ổ gà, giúp bà con đi lại an toàn.

Hải An
Hải An 23/06
Thầy giáo người Mông nuôi gà đen âm thầm thắp sáng ước mơ nơi non cao

Thầy Xồng Bá Cha (SN 1975) ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An không chỉ tận tâm với sự nghiệp gieo con chữ cho học trò vùng cao mà còn là người tiên phong trong hành trình bảo tồn giống gà bản địa quý, giúp bà con thoát nghèo.

Hải An
Hải An 21/06
Xúc động dòng tâm sự của thầy giáo gửi học trò ngày biết điểm: Trượt lớp 10 không phải là dấu chấm hết!

Dòng tâm sự đầy xúc động và ý nghĩa của thầy giáo Lê Hoàng Tuấn (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) gửi đến những học sinh không may thi trượt lớp 10 đã khiến rất nhiều người xúc động.

Hải An
Hải An 21/06
Chủ tịch huyện khiến làng quê “đổi đời” nhờ dạy dân bán hàng online: Mang về doanh thu “khủng” 4000 tỷ trong vòng 6 tháng

Nhận thấy huyện Phú Xuyên sẽ khó lòng phát triển nếu chỉ trông chờ vào con đường nông nghiệp truyền thống, ngay từ khi mới nhận chức Chủ tịch huyện – ông Lê Văn Bính đã mạnh dạn đổi mới, tự dựng video, dạy người dân bán hàng online, mang về doanh thu 4000 tỷ trong vòng nửa năm.

Hải An
Hải An 20/06
Ấm lòng bữa ăn yêu thương dành cho trẻ em nghèo

Với mong muốn giúp đỡ trẻ em nghèo, bệnh tật, chị Trần Thị Trúc Ly (35 tuổi, trú tại P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã thành lập nhóm thiện nguyện Hiếu Niệm.

Hải An
Hải An 20/06
Độc lạ mô hình nuôi cá gây quỹ cho làng ở Gia Lai

Từ khó khăn vận động kinh phí, làng Al thuộc xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, Gia Lai đã nảy ra ý tưởng độc đáo, góp tiền xây dựng mô hình nuôi cá gây quỹ cho làng.

Hải An
Hải An 19/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất