Vì sao Tết ai cũng chúc nhau Phúc - Lộc - Thọ?

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, bên cạnh các nghi lễ, lễ hội truyền thống, người Việt còn không quên dành cho nhau những lời chúc ý nghĩa nhất. Và trong số đó, không thể không nhắc đến câu chúc nhiều tài lộc, sống lâu trong trăm tuổi... 

Đỗ Thu Nga
07:00 22/01/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo Cafebiz, lời chúc này được lấy từ hình tượng bộ Tam Đa: Ông Phúc bế đứa trẻ, ông Lộc mặc trang phục đeo đai, đầu đội cánh chuồn, ông Thọ người lùn thấp, đầu nhẵn bóng, một tay cầm gậy, tay kia cầm quả đào. Cả ba vị này đều có râu dài, nét mặt hồng hào, miệng cười rạng rỡ.

Theo truyền thuyết, cả ba ông đều là người Hán và dĩ nhiên đều sinh ra ở Trung Nguyên. Cả ba ông đều làm to ở ba triều đại. 

Hãy kể theo thứ tự, bắt đầu từ ông Phúc. Cụ là tên thật là Quách Tử Nghi, Thừa tướng đời Đường. Ông xuất thân là quý tộc, đồng ruộng bát ngát hàng trăm mẫu, nhưng suốt cuộc đời tham gia triều chính. Ông là vị quan liêm khiết, ngay thẳng, không ham vinh hoa, phú quý. Sống là người đức cao vọng trọng. Theo quan niệm xưa, nhà đông con là nhà có phúc nên ta thường thấy hình ảnh một đứa trẻ nắm lấy áo ông Phúc, hoặc nhiều đứa trẻ vây quanh ông. Cũng có hình ảnh phác họa con dơi bay xuống ông (từ “dơi” phát âm giống “phúc”). 

Vi-sao-Tet-ai-cung-chuc-nhau-Phuc-Loc-Tho-8

Ông Lộc chính là Thần tài, là Đậu Tử Quân, làm Thừa tướng thời nhà Tấn, nhân vật tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng, Tương truyền ông Lộc sinh tại Giang Tây (Trung Quốc), làm quan to trong triều. Trong nhà ông, của chất cao như núi, ông sống giàu sang, vinh quang tột đỉnh.

Ồng Thọ chính là người Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng thời nhà Hán. Ông làm quan có tiếng là xu nịnh, được lòng vua nên hưởng nhiều bổng lộc. Song có bao nhiêu tiền ông đều đem mua gái đẹp về làm thê thiếp, nhằm lấy âm dưỡng dương. Ông được phong tặng Đa Thọ vì sống đến 125 tuổi. 

Khi ông Lộc mất chỉ còn đứa chắt (đời thứ 4) làm ma chay cho vì vợ, con ông đều đã qua đời rồi. Chính vì tượng trưng cho sự bách niên giai lão mà dân gian khắc họa với hình ảnh một ông già râu tóc bạc phơ, trán hói và dô cao, tay cầm quả đào.

Cùng với thời gian, ba vị thần này trở nên quan trọng và phổ biến trong văn hóa hiện đại. Ở thời điểm này, rất nhiều người kinh doanh thường trưng tượng 3 vị thần này ở phòng khách, phòng làm việc, quầy kinh doanh để mong có được nhiều tài lộc, phúc báu...

Vi-sao-Tet-ai-cung-chuc-nhau-Phuc-Loc-Tho-0

Theo quan niệm của nhiều người, 3 vị thần này không cần thờ cúng, chỉ cần trưng tượng là đã có thể hút vượng khí. Thông thường, mặt của 3 vị thần sẽ hướng ra ngoài cửa chính và được đặt ở vị trí trang trọng.

Nói tóm lại, 3 vị thần này tượng trưng cho những điều may mắn, tốt đẹp, phúc lộc. Tùy theo điều kiện kinh tế mà người ta có thể trưng tượng lớn, bé với các chất liệu khác nhau.

Đặc biệt, khi bước sang năm mới, người ta thường chúc nhau phúc lộc đầy nhà, thọ ngang trời đất. Câu chúc này với hy vọng những người được nhận sẽ đón một năm mới may mắn, trong năm tới làm ăn phát đạt, mọi sự hanh thông.

Xem thêm: Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy có nghĩa là gì?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận