Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy có nghĩa là gì?

Câu nói “Mùng 1 Tết cha, Mùng 2 Tết mẹ, Mùng 3 Tết thầy” từ lâu đã ăn sâu trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam ta. Vậy câu nói này có ý nghĩa là gì?

Hoa Nguyễn
19:00 21/12/2021 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe tới câu “Mùng 1 Tết cha, Mùng 2 Tết mẹ, Mùng 3 Tết thầy”. Câu nói này từ lâu đã ăn sâu trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam ta. Tết chính là khoảng thời sum vầy, vui vẻ và hạnh phúc nhất của mỗi gia đình sau một năm làm việc bận rộn. Vào dịp Tết mọi người thưởng kể cho nhau nghe những câu chuyện đầu năm, chúc mừng cho một năm mới nhiều sức khỏe, an khang thịnh vượng.

Nguồn gốc của câu nói "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy"

Ngày nay mỗi dịp Tết đến, xuân về người Việt ta thường nhắc lại câu nói “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” nhằm thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo cũng như bày tỏ lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục, truyền dạy kiến thức của cha mẹ, thầy cô giáo. 

mung 1 tet cha mung 2 tet me mung 3 tet thay 4

Theo PGS.TS Lê Quý Đức - nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, câu “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” không được ghi lại chính thức ở bất cứ đâu, nhưng nói về địa vị ông thầy xuất hiện thì phong tục này ra đời khi có nền giáo dục, có chữ viết.

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của Việt Nam, chỉ có thể nói thành ngữ này được xếp vào Văn hóa dân gian, là một trong những tác phẩm văn học dân gian phi văn bản, phi tác giả và được lưu truyền trong dân gian bằng hình thức truyền miệng.

Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy nghĩa là gì?

Theo quan niệm của ông cha ta truyền lại, câu nói “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy" thì từ "cha” dùng để chỉ bên nội, từ “mẹ” dùng để chỉ bên ngoại và “thầy” chỉ thầy cô giáo.

mung 1 tet cha mung 2 tet me mung 3 tet thay 6

Câu nói “mùng một Tết cha” có nghĩa là : Vào ngày mùng một Tết, cả gia đình sẽ tập trung bên họ nội để cúng bái tổ tiên, chúc Tết ông bà cha mẹ. Sau đó cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm và cùng đi chúc Tết anh em họ hàng thân thiết bên nội với những lời chúc sức khỏe, an khang thịnh vượng, phát tài phát lộc.

Với câu nói “ mùng hai Tết mẹ” tức là : Đến ngày mùng 2 Tết, gia đình sẽ sang chúc Tết bên nhà ngoại – tức là bên “mẹ”. Cũng với những nghi thức tương tự như ngày mùng 1 bên nhà nội, mọi người sẽ có những giây phút sum vầy ấm áp và hạnh phúc bên nhau.

Câu nói “mùng 3 Tết thầy” nhằm thể hiện lòng biết ơn của các cô cậu học trò đối với những người thầy, người cô đã tận tình giảng dạy cho mình, đây cũng là một truyền thống “tốt sư trọng đạo” của văn hóa Việt Nam. PGS.TS Lê Quý Đức cho rằng: “Có thể nói, ý nghĩa của việc Tết thầy, Tết cô đi liền với tư tưởng Nho giáo.

mung 1 tet cha mung 2 tet me mung 3 tet thay 8

Tư tưởng Nho giáo đưa ra 3 tư tưởng có triết lý nhân sinh quan trọng nhất là quân - sư - phụ. Quân là vua, sư là thầy, phụ là cha mẹ. Đối với vua phải trung thành, đối với thầy phải kính, đối với cha mẹ là hiếu. 3 phẩm hạnh ấy quy định phẩm chất của con người đứng đắn, tử tế, quân tử”.

Ý nghĩa Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy

Tết luôn là dịp sum họp đầy đủ nhất của mỗi gia đình và tất nhiên nó cũng là một cuộc đại đoàn viên ấm cúng nhất trong năm. Vì vậy, ý nghĩa quan trọng nhất của phong tục lễ Tết chính là cuộc sum họp đoàn viên, đối với những người con xa quê được trở về nhà, được gặp lại cha mẹ, anh chị em và những người thân yêu cùng nhau tiễn năm cũ đón năm mới. Cho nên mới có thành ngữ: “Mùng 1 Tết cha, Mùng 2 Tết mẹ, Mùng 3 Tết thầy”.

Xem thêm: Những điều nên kiêng trong mùng 1 Tết Nhâm Dần 2022 để tránh xui xẻo

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận