Vì sao cái chết của vua Lê Thánh Tông là bí ẩn ngàn năm khó giải?
Bí ẩn lớn nhất cuộc đời vua Lê Thánh Tông có lẽ là cái chết của ông. Đến nay, hậu thế vẫn loay hoay giải mã nhưng chưa tìm ra được đáp án cuối cùng.
Vua Lê Thánh Tông bị đầu độc?
Lê Thánh Tông (25 tháng 8 năm 1442 – 3 tháng 3 năm 1497) là hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ ngày 26 tháng 6 năm 1460 đến khi qua đời năm 1497, tổng cộng 37 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê – giai đoạn Lê sơ. Thời kỳ của ông được đánh dấu bởi sự hưng thịnh của nhà Hậu Lê nói riêng và chế độ phong kiến Việt Nam nói chung với tên gọi là Hồng Đức Thịnh Thế.
Trong thời gian trị vì, ông đã cho thấy mình là một con người tài năng, đức độ. Ông xây dựng một quốc gia Đại Việt thịnh trị trên mọi lĩnh vực, đạt đến đỉnh cao của chế độ phong kiến.
Vua Lê Thánh Tông qua đời năm 1479, trước đó 1 năm, tháng 2/1946, vua còn ngự thuyền về Lam Kinh bái yết các lăng tẩm. Hành trình này kéo dài khoảng 130km, khi đó vua 55 tuổi. Chứng tỏ sức khỏe của vua còn tốt.
Về bệnh tình của Lê Thánh Tông, Đại Việt sử ký toàn thư cho rằng "vua nhiều phi tần quá, nên mắc bệnh nặng". Điều này ám chỉ việc vua mắc bệnh vì quan hệ với phi tần quá độ.
Theo nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường cũng có thể vua bị mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Bởi vì không phải tất cả phi tần, cung nữ trong cung đều miễn nhiễm với các căn bệnh này.
Ngoài ra, vua Lê Thánh Tông còn nạp vào cung những cung nữ Chiêm Thành. Trong đó có vợ vua Chiêm Thành, bà này được đưa về cung sau những trận đánh của ông.
Sử gia Vũ Quỳnh lại chỉ ra rằng, vua bị bệnh phong thũng. Theo cách hiểu thông thường thì đây là bệnh lở lói, phong hủi.
Sử còn chép rằng, cuối năm 1496: "Mùa đông, tháng 11, ngày 17, vua không khỏe”. Đến ngày 30 tháng Giêng năm sau thì vua băng hà. Sự ra đi đột ngột của vua Lê Thánh Tông khiến nhiều người khẳng định vua mất vì chất độc ngấm vào cơ thể. Còn việc chính xác vua bị bệnh gì dẫn đến lở loét thì không sử liệu nào nói đến.
Quý phi Nguyễn Thị Hằng giết vua?
Có không ít ý kiến cho rằng, bà Quý phi Nguyễn Thị Hằng có liên quan đến cái chết kỳ lạ của vua Lê Thánh Tông. Sử chép, bà Hằng là con gái Thái úy Trình Quốc công Nguyễn Đức Trung (người là tổ của chúa Nguyễn Hoàng và sau này là các vua nhà Nguyễn). Trong số các phi tần thì ban đầu bà được vua Thánh Tông yêu quý nhất.
Bà là thân mẫu của hoàng tử Lê Tranh, sau lập thành Hoàng Thái tử. Đã từng mấy lần vua muốn lập bà làm Hoàng hậu nhưng thấy dòng họ nhà bà có thế mạnh sợ các tần thiếp không ai dám gần vua nữa nên lại thôi. Về sau bà thị thất sủng, bạc đãi đến nỗi đem lòng thù ghét, lại sợ rằng vua sẽ thay di mệnh không cho con mình làm vua nữa nên đã hạ độc.
Theo một số tư liệu, Quý phi Nguyễn Thị Hằng lấy cớ vào thăm bệnh rồi bôi thuốc vào tay, xoa lên những chỗ loét. Do vậy, bệnh của vua ngày càng nặng thêm.
Đến ngày 29 tháng 1 âm lịch năm 1497, nhà vua ngồi tựa ghế ngọc, chỉ định Hoàng thái tử lên kế ngôi. Hôm sau, vua qua đời ở điện Bảo Quang, hưởng thọ 56 tuổi, trị vì quốc gia Đại Việt trong 38 năm (1460 – 1497).
Tuy nhiên, các sử gia cũng đặt nhiều nghi vấn về câu chuyện này. Nếu chuyện mưu sát này có thật thì dòng họ nhà Quý phi Hằng sẽ bị tru di hết cả, không ở đời vua này thì ở đời vua khác.
Nhưng sau khi vua Lê Thánh Tông qua đời, hoàng tử Lê Tranh đăng cơ, lấy hiệu là Hiến Tông. Sau khi lên ngôi, Hiến Tông phong mẹ là Trường Lạc Hoàng Thái hậu. Điều lý giải duy nhất là vua Hiến Tông bảo vệ bà, bởi vì hành động của bà đã đem lại ngôi báu cho ông.
Cha con vua Lê Thánh Tông "chết cùng nguồn cơn"
Theo báo Pháp luật Việt Nam, nguyên nhân khuất núi của cha con vua Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông cũng có nét tương đồng giống nhau dù công nghiệp khác nhau, thời gian trị vì dài ngắn dị biệt.
Đối với trường hợp vua Lê Thánh Tông, trong “Lịch triều hiến chương loại chí” cho biết một trong những nguồn cơn cho việc vua Thánh Tông băng hà là: “Về già, dâm dục khá nhiều, mắc tật phong thũng”.
Oái oăm thay, cái chết của vua, còn được chỉ đích danh người đã làm cho ngài phải về nơi cửu tuyền lại chính là người đã từng đầu gối, tay ấp một thời, đó là Trường Lạc Hoàng hậu. “Toàn thư” có ghi: “Tiếc rằng vua nhiều phi tần quá, nên mắc bệnh nặng. Trường Lạc Hoàng hậu bị giam ở cung khác, đến khi vua ốm nặng mới được đến hầu bệnh, bèn ngầm giấu thuốc độc trong tay mà sờ vào chỗ lở, bệnh vua do vậy mới lại thêm nặng”.
Còn vua Lê Hiến Tông, “Ngự chế Việt sử tổng vịnh” có đề cập đến việc quy tiên: “Mấy năm sau, vì đàn bà con gái vào yết kiến nhà vua quá nhiều, cho nên Ngài phải mang bệnh rồi băng hà”. Cũng sách này, trong thơ viết về Hiến Tông, đề cập đến cả tiền nhân, tức cha mẹ của vua:
Oán ngẫu tằng tri Trường Lạc sự,
Sắc hoang do tự hiệu tiền nhân.
Tạm dịch:
Nỗi oán từng nghe Trường Lạc hậu,
Hoang dâm lại bắt chước tiền nhân.
Xem thêm: Huyền tích ly kỳ xung quanh chuyện sinh - tử của cha con vua Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận