Trung Quốc - đi hùng hổ, về ê chề ở chiến tranh biên giới 1979: Nhìn số lượng và thiệt hại về xe tăng là biết

Để tấn công Việt Nam nhằm mở đường thôn tính Đông Nam Á, Trung Quốc đã huy động đến gần 700 xe tăng các loại và những vũ khí tối tân khác. Tuy nhiên, tham võng của chúng đã bị quân dân Việt Nam đè bẹp.

Đỗ Thu Nga
09:00 21/02/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

PGS. TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, Bộ Công an từng chia sẻ về lý do Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày 17/2/1979: Về chính trị, có 2 nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân cơ bản, xuyên suốt, lâu dài là xuất phát từ tham vọng bành trướng, bá quyền của Trung Quốc. 

Ông Mao Trạch Đông từng tuyên bố: “Chúng ta phải chinh phục Trái Đất” (1959),  "Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á bao gồm miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore, một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản, xứng đáng với sự cần thiết phải chiếm lấy...” (1965). Trung Quốc cho rằng, trước khi trở thành bá chủ thế giới thì phải làm chủ, phải chiếm được Đông Nam Á.

Trung-Quoc-thiet-hai-bao-nhieu-xe-tang-o-chien-tranh-bien-gioi-1979-k
Quân và dân Việt Nam không có còn con đường nào khác là phải dùng quyền tự vệ chính đáng để đánh trả để bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Nguyên nhân thứ 2, sau chiến thắng của Việt Nam trước Mỹ vào ngày 30/4/1975, theo quan điểm của Trung Quốc, Việt Nam trở thành "vật cản" trên đường bành trướng xuống Đông Nam Á. Vì thế, họ phải làm suy yếu Việt Nam, vu cáo Việt Nam xâm lược Campuchia, biến Campuchia thành chư hầu, thành lập Liên bang Đông Dương...

Nguyên nhân trực tiếp là ngày 7/2/1979, theo nguyện vọng của nhân dân Campuchia, Việt Nam đã đem quân sang cứu 13 triệu dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ. Cần lưu ý, Khmer Đỏ là đội quân được Trung Quốc trang bị vũ khí, đạn dược, quần áo,... Cho rằng Việt Nam “đánh vỗ mặt”, làm mất uy tín Trung Quốc, Bắc Kinh bịa cớ để phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Để chuẩn bị chiến tranh xâm lược Việt Nam, ở trong nước,  trong 2 năm (1977 và 1978) đã nhét vào tai gần 1 tỷ người dân của họ rằng, Việt Nam là nước xâm lược, hiếu chiến, hệ thống phát thanh truyền hình khổng lồ của Trung Quốc đã tung ra gần 100.000 bài viết xuyên tạc Việt Nam là những kẻ “ăn cháo đá bát”, được Trung Quốc giúp đỡ nhưng nay tìm mọi cách hợp tác với Liên Xô, chuẩn bị xâm lược Trung Quốc...

Trung-Quoc-thiet-hai-bao-nhieu-xe-tang-o-chien-tranh-bien-gioi-1979-a
Đặng Tiểu Bình (bên phải) tại Hội nghị toàn thể trung ương 3, khóa XI

Ở nước ngoài, Trung Quốc tìm cách kêu gọi ủng hộ, tạo ra các hợp tác quốc tế để có thể "đường đường chính chính" bước chân sang xâm chiếm Việt Nam. Có thể nói, Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc xâm lược 1979.

Vào lúc 4h30 ngày 17/2/1979, Trung Quốc huy động 7 trung đoàn và 2 tiểu đoàn với 781 xe chiến đấu, gồm 697 xe tăng các loại, 66 thiết giáp chở quân và 18 thiết giáp mang dàn hỏa tiễn.

Lực lượng trực tiếp tham chiến trong thực tế là 4 trung đoàn tăng hạng nhẹ Type-62 (420 xe tăng), 1 trung đoàn tăng hạnh trung Type-59 (80 xe tăng), 1 trung đoàn tăng lội nước Type-63 (80 xe tăng) và 1 tiểu đoàn hỏa tiễn tự hành Type-70 (18 xe). Tổng cộng 580 xe tăng và 60 thiết giáp.

Còn lại 1 trung đoàn xe tăng hạng trung T-34 (80 xe tăng) và 1 tiểu đoàn tăng hạng trung Type-59 (37 xe tăng) nằm dự bị phía sau, không tham chiến. 

Ở hướng Hoàng Liên Sơn có 1 trung đoàn tăng hạng nhẹ, tổng cộng 102 tăng Type-63 và 11 thiết giáp Type-63.

Ở hướng Cao Bằng là nơi tập trung hơn 60% lực lượng xe tăng của Trung Quốc, gồm 2 trung đoàn tăng hạng nhẹ, 1 trung đoàn tăng hạng trung, 2 tiểu đoàn tăng lội nước và 1 tiểu đoàn hỏa tiễn tự hành. Tổng cộng 211 xe tăng Type-62, 80 xe tăng Type-59, 54 xe tăng Type-63, 42 thiết giáp Type-63 và 18 hỏa tiễn tự hành Type-70.

Trung-Quoc-thiet-hai-bao-nhieu-xe-tang-o-chien-tranh-bien-gioi-1979-s
Xe tăng Trung Quốc bị phá hủy tại mặt trận Cao Bằng

Số xe "chiến thương" được phía Trung Quốc xác định là chiếm 31%, có nghĩa là khoảng 190 xe. Có 76 chiếc được tính là bị phá hủy - 32 xe được đưa về Trung Quốc xử lý và 44 xe bị bỏ lại chiến trường. Còn lại 533 xe (cả chiến thương lẫn phi chiến thương) được sửa chữa và khôi phục tình trạng chiến đấu.

Trong số 640 xe chiến đầu tham chiến, có tới 609 chiếc bị hư hỏng. 87% các tổn thất này (tương đương 530 xe) xảy ra trong 4 ngày chiến đấu đầu tiên (trong đó ngày 17/2 lên đến 52%, còn lại lần lượt là 15%, 13%, 7%). Thực tế thì con số này tính tất cả các loại sự cố, hỏng hóc kỹ thuật, bao gồm cả không trong tình trạng chiến đấu.

Thông cáo chính thức từ Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết, đã tiêu diệt 280 xe tăng và thiết giáp Trung Quốc, cao cấp rưỡi số Trung Quốc nhận. Trong điều kiện chiến tranh thì đây là chuyện bình thường.

Trong bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình tại hội nghị quân chính nội bộ ngày 16/4/1979 (sau khi rút quân về nước 1 tháng), ông đã chỉ trích gay gắt các quan chức chính quyền và lãnh đạo quân đội về những sai lầm trong chiến dịch: 

"Đánh lần này vũ khí, quân số đều gấp mấy lần Việt Nam. Chiến đấu ở Cao Bằng chí ít là 5 lần đánh 1, 6 đánh 1. Chiến đấu ở Lạng Sơn, Lào Cai cũng gấp mấy lần, thậm chí 6 đánh 1, 7 đánh 1... nhưng thương vong của ta gấp 4 lần so với Việt Nam, Thần thoại của chúng ta đã bị hủy diệt (ý nói về uy thế của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc).

Cuộc chiến đấu anh dũng ở khu vực biên giới phía Bắc của tổ quốc đã chứng minh một sự thật lịch sử: Nhân dân Việt Nam không bao giờ chịu quỳ gối trước bất kỳ thế lực xâm lược ngoại bang nào.

(Tổng hợp)

Xem thêm: Chuyện về 1 gia đình cả nhà cầm súng bảo vệ biên giới phía Bắc với lời thề "sống cùng sống, chết cùng chết"

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận