Thời xưa, luật lệ bảo vệ an toàn cho vua nghiêm ngặt đến mức nào?

Đại Việt sử ký toàn thư chép, khi vua Trần Dụ Tông đang ngủ ở Long Phương đường, viên ngự hỏa Tả Lai đứng hầu, xung quanh không có ai. Lai liền rút gươm ra xem. Vua thức dậy, sai đem chém.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thời xưa, đế vương là người cần được bảo vệ cẩn thận nhất. Chính vì thế, các triều đại phong kiến đã ban hành hàng loạt luật lệ, quy định không chỉ để tránh việc hành thích, ám sát để cướp ngôi như trường hợp vua Lê Trung Tông thời Tiền Lê, Lê Nhân Tông thời Hậu Lê, mà còn để giữ sự uy nghiêm của ngôi vua.

Vào thời nhà Trần, năm Thiệu Long thứ 11 (1269) đời vua Trần Thánh Tông, vào tháng 6, có tên ngoại thích (họ hàng đằng nhà vợ của vua) là Lý Cát phạm tội ngồi vào ngai vua ở điện Thiên An. Khi triều đình xét hỏi trị tội, thấy hắn có chứng điên nên chỉ đánh trượng rồi tha, chứ nếu hắn không mắc chứng này thì chắc chắn bị xử trảm.

Thời nhà Lê, sau sự biến năm 1459 với việc Lê Nghi Dân cùng thủ hạ trèo tường vào cung cấp giết vua lê Nhân Tông để giành ngôi, đến khi các bề tôi phế truất Lê Nghi dân và đưa lê Thánh Tông ngôi, việc bảo vệ cung cấm được tổ chức chặt chẽ hơn nhiều lần.

Toàn thư chép, vua Lê Thánh Tông đã ra sắc chỉ cho các quan ở nội mật, đàn bà ở nội mật và các cung tỳ, nội nhân rằng: Từ nay về sau, nếu thấy chiếu chỉ và các việc trong cung thì không được lén lút tiết lộ trước cho người ngoài và bà con thân thích. Đến tháng 5 năm Quang Thuận thứ 4 (1463), nhà vua tiếp tục ra sắc chỉ rằng: Kẻ nào dùng gươm, nón trái quy định để vào trong hoàng thành đều bị xử tử.

Thoi-xua-luat-le-bao-ve-an-toan-cho-vua-nghiem-ngat-den-muc-nao-0
Tranh vẽ vua Lê Thánh Tông

Trong bộ hình luật của nhà Lê được ban hành vào thời vua Lê Thánh Tông thường được gọi là "Lê triều hình luật" hay "Luật Hồng Đức" có 13 chương, 722 điều thì có riêng chương thứ 2 là "Vệ cấm" gồm 47 điều khoản về việc bảo vệ cung cấm, kinh thành và các tội về cấm vệ.

Đọc các điều khoản của chương này, có thể thấy các hành vi nguy hại đến an ninh của nhà vua sẽ bị trừng phạt rất nặng. Ngoài điều 50 là điều thứ nhất của chương “Vệ cấm”, quy định những điều cấm ở khu vực thái miếu và mộ vua, chương này có đến 19 điều cấm trong việc bảo vệ hoàng thành, cung điện và chỗ ở của nhà vua.

Điển hình như điều 51 quy định: Người tự tiện vào cửa hoàng thành bị phạt trượng hoặc biếm; vào cửa cấm phải tội đồ làm khao đinh; vào cửa thứ nhất trong điện phải tội đồ là chủng điền binh (binh lính phục dịch làm ruộng), vào cửa thứ hai phải tội lưu đày đến châu gần, vào cửa cung môn thì phải chém. Nếu mang gươm cầm trượng thì tội nặng thêm hai bậc và tài sản phải tịch thu sung công. Người coi ty tự tiện vào nơi vua nằm và nơi vua ở, cũng bị tội như thế; người dẫn kẻ gian vào cũng bị xử cùng một tội. Nếu người được phép vào mà mang gươm, cầm trượng, thì tội nặng hơn người tự tiện vào một bậc. Người giữ cửa không biết thì giảm tội hai bậc. Quan canh phòng được giảm tội ba bậc.

Nơi sắc thuốc và nấu ăn của nhà vua là nơi cần được bảo vệ nghiêm ngặt nhất để tránh các trường hợp đầu độc. Do đó, cũng Điều 51 quy định, người tự tiện vào nơi sắc thuốc và nơi nấu ăn của nhà vua thì phải đày đi châu xa. Các quan thường trực chỉ được đến ngoài cửa các nơi này, nếu vào lầm, thì phải tội biếm hay đồ. Người vào vườn cấm của nhà vua thì phải đồ làm khao đinh (người phục dịch trong quân đội).

Điều 52 Bộ luật Hồng Đức quy định: Ai trèo qua tường điện cấm bị xử tội chém, trèo qua tường cấm bị xử tội giảo (thắt cổ), trèo qua hoàng thành phải đày đi châu xa, trèo qua kinh thành (vòng thành Đại La) thì phải xử tội đồ làm khao đinh. Ai theo cống rãnh chui vào trong nội cấm cũng bị tội như trèo qua thành.

Thoi-xua-luat-le-bao-ve-an-toan-cho-vua-nghiem-ngat-den-muc-nao-8
Luật Hồng Đức

Về cấm binh bảo vệ vua, Điều 53 xác định: Những quân túc vệ lấy người từ quân khác đội tên thay cho mình, mà người đi thay ấy vào trong cung điện, đều phải tội chém; vào cửa cấm tội giảm một bậc; vào cửa hoàng thành lại được giảm một bậc. Quan chủ ty (phụ trách việc trông coi thành, cung điện) không biết việc ấy bị biếm ba tư (xử phạt hạ 3 bậc tư cách trong hồ sơ), nếu biết mà làm ngơ thì phải tội lưu. Người đội trưởng thường trực phiên canh phải tội nặng hơn quan chủ ty hai bậc. Nếu mướn lính túc vệ khác không phải phiên canh đi canh thay thì cả người mướn và người thay, nếu canh ở trong thì phải tội đánh trượng, biếm hai tư; nếu canh ở ngoài thì phải tội giống như người ngoài tự tiện vào cung, quan chủ ty phải tội trượng, hoặc biếm; người đội trưởng thường trực phải tội đồ.

Điều 66, Bộ luật Hồng Đức quy định: Các đội túc vệ, nếu số người phải canh đêm ở các nơi, cùng số vũ khí bị thiếu không đủ như phép, gặp lúc khẩn cấp thì sẽ bị xử theo quân luật, không phải lúc khẩn cấm thì bị tội biếm, hay phạt.

Theo quy định, tất cả mọi người không có trách nhiệm đều không được vào cung điện. Theo Điều 54 bộ luật này, những người vì công việc được vào cung điện mà ngủ đêm lại và những người dung túng cho ngủ lại, đều xử tội lưu đày châu xa. Việc khuân dọn đồ đạc trong cung điện thường dùng binh lính nhưng phải có giấy phép kiểm kê chi tiết. Nếu người giữ cửa chưa nhận giấy phép mà để cho vào, hay số người vào nhiều hơn số đã định trong giấy phép thì tướng lĩnh phụ trách phải tội chết hay lưu đi châu xa. Quan chủ ty biết mà cố ý dung túng cũng phải tội như người tự tiện vào cung.

Những người ở trong cung làm việc hết giờ mà không ra khỏi khu vực ngoại điện thì xử tội lưu, ở trong cung xử tội giảo, ở lại nơi vua nằm xử tội chém. Nếu người không biết mà lầm lỡ thì tâu lên để vua định đoạt.

Thoi-xua-luat-le-bao-ve-an-toan-cho-vua-nghiem-ngat-den-muc-nao-6

Tất cả quan lại, sắc dịch đi làm việc và lính tráng, đầy tở ra vào hoàng thành, nếu không phải là người túc trực và ngược được phép ở lại trong thành thì chiều tối phải ra ngoài thành, không được ở lại nơi cung cấm. Khi trên thành có tiếng trống canh, cửa thành đã khóa thì quan đốc sát, quan canh tuần khám xét khắp các nơi trong thành, nếu thấy người ẩn nấp phải bắt giữ để tâu lên vua xét. Nếu là đầy tớ nhà nào thì chủ nhà cũng phải tội.

Bộ Hình luật triều Nguyễn, thường được gọi là Hoàng triều luật lệ, hay còn gọi là Luật Gia Long, các luật được chia theo mảng ứng với 6 bộ Binh, Hộ, Hình, Lại, Lễ, Công. Trong phần Binh luật có 58 điều thì phần canh gác nơi vua ở có 16 điều, với các quy định cũng tương tự như luật thời Lê.  

Không chỉ lúc vua ở hoàng thành, mà khi vua đi ra ngoài, các điều luật bảo vệ vua cũng được quy định nghiêm ngặt. Vào năm Minh Mạng thứ 2 (1821), triều Nguyễn ban hành kỷ luật hành quân, trong đó quy định nơi vua trú chân trong hành cung thì treo màn, ở ngoài thành thì vây thành lưới. Quân túc vệ thì tướng không lìa binh, quân không được bỏ hàng ngũ; không cho người vô sự ra vào lẫn lộn. Khi yên doanh rồi, thổi 1 hồi tù và, mỗi đội cho một phần 5 lính đi lấy củi nước và kiếm mua thức ăn. Thổi 3 hồi tù và thì phải về doanh ngay.

Ban đêm, trung sứ có việc quan trọng truyền báo, nếu xét có cờ bài mệnh vua, ấn vua hay cờ rồng thì lập tức cho đi. Các quan văn võ có việc vào tâu với vua, lính túc vệ phải xét có bài tâu việc, mới cho đi. Đến cửa ngự doanh, phải chuyển báo cho thị vệ đại thần tâu xin cho vào hay đứng lại. Sau khi mọi người yên nghỉ, nếu biền binh có việc ra vào thì lấy khẩu hiệu và hỏa mai làm tin, nếu không có, bắt xét trị. Nếu có việc quân cơ khẩn yếu, lập tức chạy báo cho thị vệ ở ngự doanh để tâu lên, nếu chậm trễ lỡ việc thì xử theo quân pháp.

Đặc biệt, chuyện ngủ của binh lính nơi ngự doanh cũng không thể thoải mái như ở nơi khác. Bộ sử “Đại Nam thực lục” khi chép về quy định hành quân năm Minh Mạng thứ 21 có nêu thêm quy định: “Đêm có ai nằm mộng nói mê, người canh gác phải đánh thức; nếu để người nói mê kêu to, trong quân đêm khuya hoảng sợ thì cũng xử theo quân pháp”.

Cũng thời vua Minh Mạng, triều Nguyễn có điều chỉnh lại lệ cấm cửa cung thành. Nguyên do lần đó, trong đội thị vệ có người trực ban đêm bị bệnh gấp, Vệ úy là Nguyễn Văn Quyền và Hoàng Đức Tòng không kịp chờ tâu mà hạ lệnh cho người canh cửa Tả Túc và cửa Tả Đoan mở cửa cho ra chạy chữa. Việc phát giác tâu lên, nhà vua nói rằng: “Đấy tuy là đêm khuya, việc xảy ra không làm sao được, vội vàng theo quyền nghi thì cũng có thể xét tình giảm nhẹ tội được. Song, lệ cấm cửa thành cửa cung nghiêm nhặt cũng khó chút tha thứ được. Vậy bọn Quyền và cai đội canh cửa đều phải cất lương”. 

Sau đó, Vua Minh Mạng sai phát long bài hiệu cho hai cửa Tả Túc, Tả Đoan, giao cho đại thần thị vệ đương trực cầm giữ, để nếu ban đêm gặp có việc gì cần mở cửa cho ra vào thì phải ủy cho người đem bài hiệu cửa ấy đến cửa mà đối chiếu truyền bảo rồi sau mới mở cho đi. Nếu đại thần đương trực mà tự tiện truyền bảo và quan lại canh cửa không xét nghiệm đích thực có long bài mà tự tiện mở cửa, thì áp dụng luật “bất ứng vi” (tức việc không nên làm mà làm, có quy định trong Hoàng Việt luật lệ), theo mức nặng mà xử. Còn nếu có tình tiết khác nữa thì xử nặng. Còn trường hợp chỉ mở cửa cho ra thì chiếu theo bản luật mở cửa cho vào để xử nặng hơn một bậc. 

Xem thêm: Giấc mộng lạ của vua Lê Thánh Tông về chữ viết đã thất truyền của người Việt

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Không chỉ ghi chép về tài trí anh minh, những chiến công vang động trời xanh, sử Việt còn ghi chép chi tiết về chuyện ăn, ngủ, tiếp khách... của vua Lê Hoàn. Vì lẽ đó mà giờ hậu thế mới biết được nhiều câu chuyện rất đời của vị vua này.

Vua Lê Hoàn và những sở thích kỳ lạ: Ăn, ngủ, tiếp khách, tặng quà... việc gì cũng khác thường
0 Bình luận

Sử chép, vua Lê Đại Hành là 1 người nổi danh về thủy chiến. Tài dùng thủy binh của vua được thể hiện rõ nét nhất qua trận đánh quân Tống năm 981.

Sử Việt chắc khó có ai dụng thủy binh đỉnh cao như vua Lê Đại Hành
0 Bình luận

Nhà Tống gửi sang nước Việt ta lá thư dụ hàng với lời lẽ ngạo mạn. Ấy thế nhưng, tác giả lá thư lại đem chuyện thuốc thang, chữa bệnh, châm cứu ra luận bàn, kết hợp với chuyện chiến tranh, bình định. Thật hết sức nực cười!

Lá thư dụ hàng ngộ nghĩnh của nhà Tống gửi vua Lê Đại Hành: Lấy chuyện nghề ý trộn với chuyện chiến tranh, bình định
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Danh sách 39 trường đại học miễn hoàn toàn học phí cho sinh viên

Dưới đây là danh sách 39 trường đại học miễn phí học phí cho mọi sinh viên theo học. Quý phụ huynh và học sinh có thể tham khảo.

Hải An
Hải An 15 giờ trước
Bé gái 2 tuổi bị bỏng 60% được cứu sống nhờ ghép da từ mẹ

Bé gái 2 tuổi bị bỏng nặng đến 60%, nhập viện trong tình trạng nguy kịch đã được Bệnh viện Nhi Đồng 2 ghép da cứu sống từ chính da của mẹ ruột.

Đăng Dương
Đăng Dương 24 giờ trước
Xúc động khoảnh khắc con trai gả mẹ 53 tuổi đi lấy chồng: “Dù ở độ tuổi nào, ai cũng xứng đáng có được những hạnh phúc riêng của mình”

Trong ngày cưới, người con trai đã chủ động trao tặng nhẫn vàng, kiềng vàng và bày tỏ lời cảm ơn, biết ơn vì công sinh thành, nuôi dưỡng, cũng như chúc phúc cho mẹ.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Mùa hè tình nguyện đặc biệt của những bạn trẻ Mỹ tại Việt Nam

Dù chỉ mới 16,17 tuổi và không phải là những thợ xây chuyên nghiệp nhưng nhóm bạn trẻ đến từ Mỹ đã không ngại ngần xắn tay áo, khiêng gạch, trộn xi măng giúp người dân Quảng Ngãi xây nhà tình nghĩa.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Hà Nội chi 3.000 tỷ hỗ trợ bữa trưa cho học sinh tiểu học

Từ năm học 2025-2026 tới đây, 768.000 học sinh tiểu học ở Hà Nội, gồm cả công lập và tư thục, sẽ được hỗ trợ 20.000-30.000 đồng bữa ăn trưa mỗi ngày.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Nam sinh đưa em đến điểm thi nhờ người trông hộ đã trúng tuyển vào trường THPT top đầu Hà Nội

Nam sinh Nguyễn Mạnh Đức từng được biết đến với khoảnh khắc đưa em gái đến điểm thi nhờ anh chị tình nguyện viên trong hộ để vào thi lớp 10 đã trúng tuyển vào trường THPT top đầu Hà Nội.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Tin vui: Toàn dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí từ năm 2026

Từ năm 2026, người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ miễn phí ít nhất một lần mỗi năm, theo dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị đang được xây dựng.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Ông ngoại Hà Nội một tay chăm cháu 7 tháng tuổi từ A đến Z khiến cộng đồng mạng trầm trồ

Nhìn khoảnh khắc ông ngoại U70 chăm sóc cháu nhỏ từ bế ru, cho ăn, quấy cháu,… đến chơi cùng cháu cả ngày với thái độ ân cần, yêu thương khiến ai cũng xúc động và ngưỡng mộ.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Cảnh sát Hà Nội huy động ca nô giải cứu nữ sinh viên chới với dưới sông Hồng

Nhận được thông tin một nữ sinh viên nhảy cầu Vĩnh Tuy, chới với dưới dòng nước xiết ở sông Hồng, Cảnh sát PCCC&CNCH đã kịp thời huy động ca nô để giải cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 7 ngày trước
Khoảnh khắc ấm lòng: CSGT kịp thời hỗ đưa tài xế đột quỵ trên cao tốc đi cấp cứu

Phát hiện tài xế xe cẩu bất tỉnh trong cabin trên cao tốc Pháp Vân – Cầu GIẽ, CSGT đã ngay lập tức mở đường, hỗ trợ đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.

Không chờ đủ thủ tục, bác sĩ quyết định phẫu thuật khẩn cấp cho chàng trai “vô danh, ví rỗng”

Chàng trai 20 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, không giấy tờ, không người thân. Không chờ đủ thủ tục, các bác sĩ quyết định mổ khẩn cầu để cứu người trong thời gian vàng.

Hải An
Hải An 05/07
Người dân Quảng Ngãi mở rộng vòng tay san sẻ chỗ ở với cán bộ từ Kon Tum chuyển về

Thấy các cán bộ Kon Tum mới chuyển về chưa có chỗ ở, người dẫn Quảng Ngãi đã mở rộng vòng tay giúp đỡ, chào đón, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống và công việc.

Thanh Tú
Thanh Tú 04/07
Không chỉ kịp thời đưa cháu bé tai nạn đi cấp cứu chiến sĩ CSGT còn hỗ trợ viện phí

Phát hiện cháu bé bị tai nạn giao thông khi đang trên đường làm nhiệm vụ, chiến sĩ đội CSGT số 6 (CATP Hà Nội) đã kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu và hỗ trợ một phần viện phí.

Hải An
Hải An 03/07
Giao hàng gặp trời mưa, nam shipper nhanh tay dọn đậu phộng giúp chủ nhà

Giao hàng gặp trời mưa, thấy nhà chỉ có người già và trẻ nhỏ, nam shipper liền nhanh tay gom đậu phộng giúp. Hành động ấm lòng khiến dân mạng tấm tắc khen ngợi.

Hải An
Hải An 03/07
Ấm lòng trước khoảnh khắc loạt ô tô che chắn cho xe máy qua cầu lúc mưa to gió lớn ở Hà Nội

“Những lúc này, tôi chỉ mong xe mình to hơn để che được nhiều người hơn”, chia sẻ của tài xế xe tải khiến nhiều người xúc động.

Hải An
Hải An 02/07
PC Right 1 GIF
Đề xuất