Thêm cách ẵm điểm tối đa khi viết NLXH
Với cách thức triển khai dưới đây, nếu bạn biết vận dụng chắc chắn sẽ mang về điểm cao.
Mở đoạn = Dẫn dắt + Đặt vấn đề
Hình thức từ 1 - 3 câu: Nêu ra vấn đề (Câu trích dẫn, 1 vấn đề xã hội)
Có 2 cách mở đoạn:
- Trực tiếp: Hiệu quả nhưng không gây ấn tượng nhiều (1 câu).
- Gián tiếp: Tạo được ấn tượng với người đọc hay không hay chỉ khiến bài viết lan man, dài dòng?
Thân đoạn
Bước 1: Giải thích vấn đề nghị luận là gì?
Yêu cầu:
- Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh chứa hàm ý hoặc chưa rõ nghĩa.
- Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: Giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ vấn đề.
- Cần dựa vào văn bản phần Đọc - hiểu để giải thích ý, trách suy ngẫm.
Phương pháp giải thích nhanh:
- Cách 1: Trước tiên ta cần hiểu/hiểu đơn giả + vấn đề nghị luận nghĩa là...
- Cách 2: Nhận định trên dẫn đến cho chúng ta bài học về... /khuyên chúng ta nên...
Lưu ý khi làm phần mở đoạn:
- Chọn mở đoạn trực tiếp, không lan man, vẫn có những cách để tạo ấn tượng.
- Chỉ dùng từ 1 - 3 câu để mở đoạn.
- Phần đặt vấn đề dựa vào yêu cầu ở đề bài: 1 trích dẫn, 1 vấn đề, 1 câu chuyện, 1 tư tưởng được truyền đạt cụ thể.
- Cấu trúc đoạn văn nêu câu đầu tiên sẽ viết lùi vào một chút so với lề.
Mở bài về tư tưởng đạo lý:
- Cách 1: Trong cuộc sống hiện đại, con người cần nhiều hơn một bài học để có thể trưởng thành. Một trong số những bài học đó là...
- Cách 2: Tôi luôn tự nói với mình hãy không ngừng hướng về phía trước. Bởi mỗi bước đi sẽ là những cơ hội mới để tôi chiêm nghiệm về cuộc đời. Và câu nói... đã giúp tôi có thêm 1 thông điệp hay và bổ ích như vậy.
Bước 2: Bình luận, nêu quan điểm cá nhân, bước này cần đưa ra các biểu hiện, tác dụng/ tác hại của vấn đề sau đó bày tỏ suy nghĩ của bản thân (thấy đúng, sai hay cả đúng cả sai). Lý giải cho quan điểm đó.
Yêu cầu:
- Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lý thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá, đưa ra quan điểm rõ ràng.
- Lập luận bảo vệ cho quan điểm của mình, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lý đang bàn luận.
- Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.
Bước 3: Mở rộng vấn đề cần nghị luận. Để có được bài viết đa chiều, sâu sắc hơn các bạn có thể sử dụng một số kỹ thuật mở rộng vấn đề nghị luận:
- Giải thích: Không chỉ được đưa ra biểu hiện của thực trạng mà các bạn có thể tiến hành giải thích thực trạng đó bằng thực tế.
- Liên hệ với những chủ thể có điểm tương đồng: Ví dụ khi nói về vấn đề tai nạn giao thông, các bạn có thể đưa thêm dẫn chứng về tỷ lệ tử vong của các căn bệnh khác. Để so sánh và làm nổi bật tỷ lệ tử vong lớn của tai nạn giao thông.
- Lật ngược vấn đề: Đặt ra giả thiết trái ngược và tiến hành phân tích, bác bỏ, đưa ra kết luận.
Kết đoạn
- Khẳng định lại vấn đề.
- Bài học cho bản thân và xã hội: Phần này chỉ nên nêu ngắn gọn, tránh lan man.
Xem thêm: NLXH 200 chữ: "Sự sợ hãi gõ cửa. Niềm tin trả lời: Không có ai ở đây cả"
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận