NLXH 200 chữ: "...Chiếc cày xé rách mảnh đất nhưng sẽ làm cho đất thêm phì nhiêu”
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Những điều xấu mà người ta nói về mình chẳng khác nào chiếc cày; còn tâm hồn mình cũng như mảnh đất. Chiếc cày xé rách mảnh đất nhưng sẽ làm cho đất thêm phì nhiêu”.
Có bản nhạc nào lại thiếu mất những nốt trầm? Có bức vẽ nào lại vắng đi những màu xám? Giống như con người không thể lúc nào cũng chỉ toàn là điểm tốt, hoàn hảo nên có quan điểm cho rằng: “Những điều xấu mà người ta nói về mình chẳng khác nào chiếc cày; còn tâm hồn mình cũng như mảnh đất. Chiếc cày xé rách mảnh đất nhưng sẽ làm cho đất thêm phì nhiêu”. Những điều xấu mà người ta nói về mình có thể là những việc làm sai trái hay những thiếu sót mà mình đã phạm phải trong quá trình sống và học tập, nhưng lắm khi đó là những lời vu khống mà người khác đặt ra và gán ghép cho mình. Giống như chiếc cày xé rách mảnh đất, những lời nói của người khác về điều xấu của bản thân chắc chắn sẽ khiến ta buồn rầu và sầu não, thậm chí là tức giận và phẫn nộ. Nhưng bạn đừng quên rằng, chính chiếc cày ấy cũng khiến mảnh đất thêm tơi xốp, phì nhiêu, chính lời nói xấu cũng khiến ta thêm trưởng thành, bản lĩnh.
Như vậy những lời nói xấu thật không phải là xấu xa, trái lại đôi khi nó còn có sức mạnh cải tạo con người, là phương thuốc tốt nhất để đánh thức, thức tỉnh con người trước những sai phạm của cuộc đời. Nói đến điều xấu và chấp nhận nó để hoàn thiện bản thân, chúng ta không thể không nhắc tới Cao Bá Quát, một người tinh thông kinh sử. Một lần ông viết đơn minh oan cho một người phụ nữ nhưng vì chữ quá xấu nên quan trên không chấp nhận. Từ đó, Cao Bá Quát đã quyết tâm luyện chữ để không chỉ là người tinh thông kinh sử mà còn có chữ viết rất đẹp. Dân gian ta có câu "nhân vô thập toàn", đã là con người thì không ai tốt cũng như xấu toàn diện về mọi mặt được. Chính vì thế mà chúng ta không nên sợ và tìm cách tránh xa những lời chê bai, chỉ trích hay tỏ thái độ cay cú, hậm hực với những người vạch trần cái sai, cái xấu của mình để từ đó phán xét và phục thiện. Đừng vì những lời xấu khó nghe mà cảm thấy tuyệt vọng, hãy lấy những lời ấy làm phương tiện, làm động lực để rèn luyện, hoàn thiện và phát triển mình. Hãy nhớ rằng "thuốc đắng dã tật", "ngọc không giũa không thành ngọc quý", có trải qua đắng cay, sự gọt dũa, rèn luyện thì mới thành người.
Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)
- Dẫn dắt - giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).
- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ....)
2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ - cách hiểu của em về đề tài nghị luận)
- Giải thích các khái niệm liên quan.
- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.
+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.
+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.
- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.
3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)
+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.
Xem thêm: NLXH 200 chữ: "Cuộc sống không phải để sợ, mà là để hiểu"
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận