NLXH 200 chữ: "Sự sợ hãi gõ cửa. Niềm tin trả lời: Không có ai ở đây cả"
Sự sợ hãi gõ cửa Và niềm tin trả lời Không có ai ở đây cả Billy Sunday (Dẫn theo Sinh ra là một bản thể đừng chết như một bản sao John Mason, Thuý Hằng dịch, NXB Lao động, 2016). Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Cuộc sống là một hành trình đầy khó khăn và thử thách, đôi khi nó khiến bạn sợ hãi, rơi vào bóng tối của tuyệt vọng, hoảng loạn. Và lúc đó, niềm tin sẽ là ánh sáng của lạc quan, hi vọng xua tan hiện thực đen tối kia, khiến bạn vững tin bước về phía trước như câu thơ của Billy Sunday: “Sự sợ hãi gõ cửa./ Và niềm tin trả lời:/ Không có ai ở đây cả”. Có lẽ bất kì ai trong chúng ta cũng đều có những nỗi sợ hãi. Nỗi sợ là cảm xúc, phản ứng tự nhiên của con người trước những mối nguy hiểm, đó có thể là sự hoảng loạn, sự chần chừ, sự e ngại… Nếu nỗi sợ là bóng tối của cảm xúc thì niềm tin chính là ánh sáng tuyệt vời trong cuộc đời mỗi con người. Niềm tin hiểu một cách đơn giản là cảm giác tin tưởng một cách tích cực, lạc quan vào điều gì đó. Trong hành trình cuộc sống, nỗi sợ là điều luôn thường trực bên trong mỗi chúng ta, nhưng chính ta cần thắp lên ngọn lửa niềm tin để vượt qua nỗi sợ, để trưởng thành và vươn đến những giá trị cao đẹp của cuộc sống.
Nhà thơ Kahlil Gibran cũng từng viết rằng: “Người ta kể nhau nghe/ Trước khi hòa vào biển/ Dòng sông run rẩy sợ”. Con người cũng như dòng sông vậy, có những lúc ta cảm thấy sợ hãi trước những khó khăn, gian khổ trên đường đời chông gai. Ngay cả khi hiện thực của bạn đã nhuộm một màu đen, thì tôi cũng xin bạn đừng bao giờ để mất đi niềm hy vọng trong quả tim của mình. Bạn hãy can đảm, rồi xác định một hướng đi đúng đắn cho bản thân để vượt qua hiện thực tăm tối đó. Rồi ánh sáng mặt trời sẽ hiện ra. Một cuộc sống tươi đẹp đang chờ đợi bạn ở phía trước. Steve Jobs – cựu CEO của đại gia công nghệ Apple – đã nói một câu mà tôi rất tâm đắc: “Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Nhưng đừng bao giờ đánh mất niềm tin”.
Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)
- Dẫn dắt - giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).
- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ....)
2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ - cách hiểu của em về đề tài nghị luận)
- Giải thích các khái niệm liên quan.
- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.
+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.
+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.
- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.
3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)
+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.
Xem thêm: NLXH 200 chữ: "Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn"
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận