Thắt lòng cảnh bà cháu ăn cơm chan nước lã sống lay lắt qua ngày

Sau khi con bỏ đi, bà Mỵ là bà, là mẹ, là bố chăm sóc cậu bé Thắng suốt 10 năm. Thắng lớn lên bằng tình thương của bà và những bát mèn mén, bát cơm nguội chan nước lã cho đỡ nghẹn.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bố mẹ bỏ đi, bà ngoại trở thành 'mẹ ngoại'

Em Ngô Văn Thắng (dân tộc Mông) là học sinh lớp 3B, trường Tiểu học - Trung học cơ sở Trần Quốc Toản (xã Đắk Hà, huyện Đắk G'Long, tỉnh Đắk Nông) dường như cực ít nhắc về bố mẹ. Và có lẽ trong suy nghĩ của em cũng không có quá nhiều hình ảnh của bố mẹ vì họ đã đi từ khi em còn nhỏ. Thắng lớn lên bằng tình yêu, sự đùm bọc của bà ngoại.

Vào những hôm học chiều thì buổi sáng Thắng sẽ dậy sớm ở nhà nhổ mì sắn (củ mì) giúp bà. Hai bà cháu làm việc đến khi trời đứng bóng mới dừng tay đi kiếm chút gì ăn. Thế nhưng, căn bếp của bà cháu xưa nay vẫn vậy, luôn nguội lạnh. Trên bếp chỉ có duy nhất 1 nồi mèn mén đã được nấu sẵn để ăn cho cả ngày.

that-long-canh-ba-chau-an-com-chan-nuoc-la-song-lay-lat-qua-ngay
Hai bà cháu Thắng sống trong túp lều lụp xụp

Nhà của bà cháu Thắng gọi là nhà cho sang chứ thật ra nó là một túp lều lụp xụp nằm chênh vênh trên một đống đất nhỏ, thấp lè tè, bên ngoài phủ bạt màu xanh dường như đã mục nát quá nửa. Cả căn nhà đang nghiêng ngả chỉ trực có một cơn mưa lớn hoặc một cơn gió to tạt qua là sẽ đổ sập xuống.

Thấy khách đến nhà Đà Thị Mỵ (SN 1963) ngại ngùng mời vào trong nhà uống nước. Bên trong căn nhà ấy là nền đất, vách lồ ô, chỉ có 2 chiếc giường nhỏ đủ 2 người nằm. Không tài sản quý giá, không bàn ghế. Bà Mỵ ngại ngùng mời khách ngồi ngay trên chiếc giường ngủ của 2 bà cháu.

that-long-canh-ba-chau-an-com-chan-nuoc-la-song-lay-lat-qua-ngay-8

Vừa rót nước mời khách, bà Mỵ vừa kể, nuôi thắng từ ngày lotk lòng, đến nay đã hơn 10 năm. Thế nên trừ những lúc có khách, những lúc khác chỉ có hai bà cháu. Thắng hay gọi bà Mỵ là "mẹ ngoại". Vì với thắng, bà Mỵ không chỉ là bà ngoại mà còn là mẹ, là bố.

Vì hạn chế tiếng phổ thông nên câu chuyện của bà Mỵ có chỗ ngắt ngứ, có chỗ chưa rõ lời hoặc miêu tả chưa thể chính xác hết những khổ cực mà hai bà cháu đã trải qua. Có một số đoạn, bà Mỵ phải dùng cả tiếng Mông để diễn tả.

that-long-canh-ba-chau-an-com-chan-nuoc-la-song-lay-lat-qua-ngay-0
Cuộc sống của hai bà cháu thiếu thốn trăm bề

Nhắc đến đứa cháu ngoại, bà Mỵ cúi mặt, nước mắt ào ào tuôn ra. Bà kể, bố mẹ Thắng bây giờ không biết đang ở đâu. Thắng được 2 tháng tuổi thì bố bỏ đi biệt tích. 3 tháng sau, vì khó khăn quá, đứa con gái của bà cũng để lại con rồi bỏ đi. Cũng từ ngày ấy, bà Mỵ vừa là bà, vừa là mẹ, là bố của Thắng.

Người Mông vốn cứng cáp như cây rừng, rất ít khi thể hiện cảm xúc yếu đuối trước mặt người lạ. Thế nhưng nhắc đến đứa cháu tội nghiệp, bà Mỵ sao có thể không đau lòng, không khóc được. Bà khóc nức nở giống như một người phụ nữ có quá nhiều nỗi niềm, chất chứa bao năm giờ mới có cơ hội để bộc bạch để được thấu hiểu.

that-long-canh-ba-chau-an-com-chan-nuoc-la-song-lay-lat-qua-ngay-11
Ngay cả đến quần áo mới Thắng cũng chưa từng thấy

"Bố mẹ nó bỏ đi hết rồi, mẹ nó cứ mỗi năm gọi điện về nhà một lần, còn bố nó thì chưa bao giờ. Nó 10 tuổi, nhưng chưa gặp mẹ, cũng chưa một lần biết mặt bố. Từ nhỏ đến giờ, một mình tay tôi nuôi nó. Có hôm đói khát, hai bà cháu chỉ uống nước lã mà sống được đến ngày hôm nay", người phụ nữ gần 60 tuổi nói trong nước mắt.

Thầy bà khóc, Thắng ngồi cạnh dùng đôi tay lấm lem bùn đất của mình xoa xoa tay bà để an ủi. Khi bà kể chuyện, Thắng ngồi im, mặt cúi gằm xuống không nói câu nào. 

that-long-canh-ba-chau-an-com-chan-nuoc-la-song-lay-lat-qua-ngay-7
Thương cháu nhưng bà Mỵ cũng chẳng biết làm sao

Nhắc đến bố mẹ, Thắng cũng không còn cảm xúc, bởi hai người họ chỉ được cậu bé nhớ đến qua lời kể của bà. Không có hình ảnh, chưa một lần gặp mặt, Thắng nghĩ bố và mẹ "đen đen" như một giấc mơ đêm.

Khi được hỏi về bố mẹ, Thắng chỉ nói 1 từ bằng tiếng Mông: "Chi pâu" (có nghĩa là "Không biết"). Nhưng có lẽ, qua ánh mắt, cử chỉ của cậu bé, nó còn có nghĩa là "không muốn nhắc tới".

Những bát cơm nguội chan nước lã ăn cho đỡ nghẹn

Trưa nay cũng giống như hàng ngàn bữa trưa trước đó của gia đình, bà Mỵ chạy vội vào bếp đun nóng lại nồi mèn mén (1 món ăn của người dân tộc Mông) để hai bà cháu đỡ đói bụng. Trong căn bếp đó, tài sản quý giá nhất của hai bà cháu là... ba chiếc nồi cũ và chiếc chảo thủng đáy. Bà Mỵ nói, quanh năm lo cái ăn còn không đủ thì lấy đâu ra tiền sắm những thứ khác.

that-long-canh-ba-chau-an-com-chan-nuoc-la-song-lay-lat-qua-ngay-4
Gian bếp của hai bà cháu Thắng

"Nhà chỉ có 3 chiếc nồi này, hai chiếc nồi gang là mượn của người ta để mang cơm về cho cháu. Hôm trước họ qua lấy, nhưng họ cho cái đứt quai, hết mùa thu hoạch sắn thì trả lại họ chiếc còn lại", bà Mỵ phân trần.

Bữa trưa hôm nay bà Mỵ ăn mèn mèn. Trong nồi, còn một chén cơm nguội, bà dành cho cháu ngoại. Hai bà cháu mỗi người một chén, ngồi ngay dưới bếp để ăn.

that-long-canh-ba-chau-an-com-chan-nuoc-la-song-lay-lat-qua-ngay-3

Vừa ăn, bà Mỵ vừa kể, hàng ngày đi nhổ mì thuê cho người ta được vài chục nghìn nhưng không được trả ngay mà đến cuối tuần sẽ trả 1 lần nên hai bà cháu chẳng có tiền mua gạo. Cơm mà Thắng đang ăn là gạo mà cô giáo mua cho, chia ra nấu cho cháu ăn dần dần.

"Nó chỉ ăn được một bữa mèn mèn thôi, phải ăn cơm, chiều mới có sức để đi học", bà Mỵ run rẩy, vừa đưa chén cơm đã nguội lạnh vào tay cháu ngoại, vừa giải thích.

that-long-canh-ba-chau-an-com-chan-nuoc-la-song-lay-lat-qua-ngay-2

Đang đang và miếng mèn mén vào miệng thì bà Mỵ thấy cháu như bị nghẹn ở cổ liền nhanh chóng lấy nước lã bên ngoài chan vào bát cơm của Thắng. Bà lại nhanh tay lấy từ trong chiếc túi đen kịt bồ hóng một ít muối, đổ trực tiếp vào bát cơm của cháu để nó ăn cho đỡ nhạt.

Cuộc sống của hai bà cháu Thắng suốt 10 năm qua đều như vật. Đó là những tháng ngày cực khổ, bữa đói nhiều hơn bữa no. Đang ở cái độ tuổi phát triển mà Thắng chẳng biết miếng thịt là gì. Thậm chí bát canh rau tử tế cũng chẳng có mà ăn.

that-long-canh-ba-chau-an-com-chan-nuoc-la-song-lay-lat-qua-ngay-5
Bát cơm chan nước lã ăn cho đỡ nghẹn của Thắng

Chứng kiến cảnh hai bà cháu ăn trưa, cô Đỗ Thị Hà, cô giáo chủ nhiệm của Thắng nghẹn giọng, nói như bật khóc: "Nếu không trực tiếp đến vào bữa trưa hôm nay và nếu không tận mắt chứng kiến bữa cơm của hai bà cháu, có lẽ sẽ không ai tin. Một bữa chỉ có mèm mén, cơm nguội và nước lã, không rau, không cá thịt, thậm chí không có một chén nước mắm… mà lòng tôi đau nhói!".

that-long-canh-ba-chau-an-com-chan-nuoc-la-song-lay-lat-qua-ngay-1

Cũng theo cô giáo Hà, hàng tháng, các thầy cô trong trường đều tự nguyện quyên góp tiền, giúp Thắng 300.000 đồng. Thế nhưng, đây là xã đặc biệt khó khăn, cuộc sống của thầy cô cũng thiếu thốn nên chỉ giúp được 1 chút. Cô Hà mong các mạnh thường quân có thể dang tay giúp đỡ để Thắng được tiếp bước tới trường.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

Bà Đà Thị Mỵ

Địa chỉ: Cụm dân cư Sình Môn, thôn 5, xã Đắk Ha, huyện Đắk G'Long, tỉnh Đắk Nông

Hoặc cô Đỗ Thị Hà, Giáo viên chủ nhiệm Ngô Văn Thắng

Địa chỉ: Trường Tiểu học- THCS Trần Quốc Toản, xã Đắk Ha, huyện Đắk G'Long, tỉnh Đắk Nông

SĐT: 0988.599.058

Xem thêm: Gia cảnh khốn khó của 2 chị em bị tai nạn không có tiền điều trị: Bố đã bỏ đi, mẹ mất vì ung thư

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Bệnh tật, đói nghèo bủa vây khiến cô gái trẻ Nguyễn Thị Trang gần như bất lực. Giờ đây, chỉ mong có một phép màu từ những tấm lòng thơm thảo của các nhà hảo tâm để Trang có cơ hội sống tiếp.

Cô gái mắc cùng lúc 5 bệnh hiểm nghèo muốn bỏ điều trị vì nhà hết tiền
0 Bình luận

Ở những ngày cuối cùng của cuộc đời, nữ sinh lớp 12 mắc bệnh ung thư trung thất giai đoạn muộn chỉ cầu xin mọi người hãy cứu lấy mẹ em. Bởi mẹ cũng bị ung thư tuyến giáp vừa phẫu thuật xong.

Xót xa lời khẩn cầu của nữ sinh lớp 12 bị ung thư: 'Cầu xin mọi người cứu lấy mẹ em'
0 Bình luận

Nữ sinh khuyết tật sinh ra không biết cha là ai, giờ lại phải đối mặt với nỗi đau mất mẹ mà chưa tìm ra kẻ thủ ác. Với em, khuyết tật bẩm sinh không đáng sợ bằng khuyết tật tình thương.

Tận cùng nỗi đau của nữ sinh khuyết tật học cực giỏi: Không biết cha là ai, mẹ mất nơi xứ người khi chưa tìm ra kẻ thủ ác
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chàng trai mồ cô gặp nạn, tính mạng nguy kịch nhưng không có tiền phẫu thuật, cô ruột xót xa cầu cứu

Mồ côi cha từ lúc nhỏ, Tài được ông nội cưu mang, nhà nghèo nên phải bươn chải mưu sinh từ sớm. Vụ tai nạn kinh hoàng ập đến khiến tính mạng Tài “ngàn cân treo sợi tóc”.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Con trai tai nạn, chồng đột quỵ, người vợ nghèo “cắm” cả nhà vẫn không đủ tiền cứu chữa, bất lực cầu cứu

Chỉ trong vòng một tháng, chồng đột quỵ, con trai bị tai nạn nguy kịch. Không có tiền người phụ nữ nghèo đành phải thế chấp căn nhà là tài sản có giá trị duy nhất để lấy tiền chữa bệnh cho chồng con. Nhưng số tiền ấy cũng chẳng thấm vào đâu…

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Rơi vào cơn cùng quẫn, người mẹ khóc cạn nước mắt nhìn con bị ung thư nguy kịch không tiền cứu chữa

Cùng một lúc, cả chồng và con đều mắc bệnh nan y khiến chị Tình bất lực, cùng quẫn khi không xoay xở được tiền chữa bệnh cho chồng và cứu con khỏi căn bệnh ung thư quái ác.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/05
Cha mẹ nghèo vét sạch tài sản, bán cả đàn lợn vẫn không đủ tiền cứu con trai bị ung thư võng mạc

Chỉ mới 2 tuổi, nhưng bé Lý Gia Hiếu (2023) đã mắc bệnh ung thư võng mạc, đã di căn từ mắt phải sang mắt trái, có nguy cơ mù lòa vĩnh viễn. Dù đã vết vét sạch tài sản trong nhà, vợ chồng chị Mui vẫn không đủ tiền tiếp tục chữa bệnh cứu con.

Hải An
Hải An 08/05
3 năm ròng rã chữa ung thư máu cho con, bố nghèo nợ tiền tỷ, đứng trước nguy cơ mất cả ngôi nhà đang ở

Trong thời gian con trai điều trị ung thư máu, mỗi tháng, anh Tuấn phải chi đến 20 triệu tiền thuốc. Khi kiệt quệ tiền bạc, anh "cắm" cả nhà để lấy tiền chữa bệnh cho con. Giờ gánh nợ tiền tỷ...

Mối lương duyên đặc biệt của hai cựu chiến binh: Được đồng đội cứu ở chiến trường, đến thời bình lại cứu con trai đồng đội

Kể về mối lương duyên kỳ lạ của mình, cựu chiến binh Nguyễn Trọng Bồi không khỏi bồi hồi xúc động, bởi nó chẳng khác gì một câu chuyện cổ tích.

Hải An
Hải An 06/05
Cô giáo khuyết tật 16 năm mang chân giả đi làm từ thiện

Suốt 16 năm qua, cô giáo khuyết tật – Nguyễn Thị Minh Tâm (39 tuổi) đã trở thành nguồn cảm hứng về sống và yêu thương khi tận tụy, đi khắp nơi để vận động học bổng cho học sinh nghèo.

Hải An
Hải An 05/05
Xót xa tình cảnh của cô bé 11 tuổi mồ côi mẹ, sống nương tựa bà ngoại giàu yếu

Con thương ngoại nhiều như trái đất, con thương bà ngoại hết tấm lòng" - câu nói của bé gái 11 tuổi dành cho bà ngoại già yếu khiến ai cũng xót xa...

Ấm lòng cựu chiến binh 25 năm miệt mài nấu ăn từ thiện

Dù là thương binh hạng 4/4, nhưng suốt 25 qua, cựu chiến binh Đinh Văn Hai (86 tuổi, Hậu Giang) vẫn miệt mài đi nấu cơm, nấu cháo từ thiện giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Thanh Tú
Thanh Tú 03/05
Xúc động hình ảnh người phụ nữ cõng mẹ 100 tuổi đi xem diễu binh

Vì dòng người đổ ra đường xem tổng duyệt diễu binh quá đông, xe lăn không đi được, người phụ nữ quyết định cõng mẹ đi bộ. Hình ảnh đẹp ấy đã khiến nhiều người xúc động!

Hải An
Hải An 01/05
Bé gái 7 tuổi bị suy thận chật vật níu kéo sự sống, gia đình cạn tiền cứu chữa

Để níu kéo sự sống, mỗi ngày bé Trang phải truyền 9 túi dịch để chạy thận, thời gian kéo dài từ 7h sáng đến 3h sáng hôm sau. 

Cụ 80 tuổi vẫn ngày ngày dãi nắng dầm mưa mò cua nuôi 3 con mắc bệnh tâm thần

Ở cái tuổi xế chiều, người ta được vui vầy bên con cháu còn bà Nguyễn Thị Nghị lại còng lưng mò cua sớm tối nuôi 3 con mắc bệnh tâm thần. 

Ước mơ dang dở của cô sinh viên bị ung thư xương: Muốn sớm ra trường đi dạy để giúp đỡ bố mẹ, ai ngờ giờ lại thành gánh nợ của gia đình

Đang là sinh viên năm 2, bất ngờ, Đinh Thị Vân Dung nhận kết quả bị ung thư xương. Bao ước mơ, hoài bão chính thức bị chặn đứng từ đây...

Vì sao người xưa nói 'phòng khách sáng giàu sang, phòng thờ sáng lụi bại'?

"Phòng khách sáng giàu sang, phòng thờ sáng lụn bại" - lời người xưa đã dặn tuyệt đối đừng làm trái. Phạm phải gánh không nổi hậu họa. 

“NGUYỆT VŨ” - TỪ THỦ ĐÔ TỚI VÙNG CAO: HÀNH TRÌNH LAN TỎA YÊU THƯƠNG QUA CON CHỮ

Vào thứ Bảy ngày 12/04/2025 vừa qua, sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã diễn ra thành công tốt đẹp tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

Con trai chấn thương sọ não, thần kinh bất ổn, mẹ già đau yếu gồng gánh gia đình

Dẫu tuổi đã cao, đau yếu triền miên nhưng bà Hà vẫn phải gồng gánh con trai chấn thương sọ não và những đứa cháu thơ dại.

PC Right 1 GIF
Đề xuất