Tết ấm tình người: Dân nghèo vùng biên đón xuân sang trong nhà mới

Đây là lần đầu tiên người đàn ông dân tộc Mông được đón Tết ở trong căn nhà khang trang, ấm áp đến như vậy.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Không dám tin đây là sự thật, ông bật khóc rồi ôm chầm lấy chú bộ đội biên phòng đang đôn đốc thợ nhanh chóng hoàn thiện những công đoạn cuối cùng của ngôi nhà mới.

Ngôi nghà mới cho gia đình ông Sùng A Dơ (63 tuổi, dân tộc Mông) được Đồn biên phòng Bản Lầu (Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai) xây trong ba tuần là xong. Tết này, gia đình năm người không phải chui rúc trong căn bếp cũ chật chội như cái chòi coi nương nữa.

63 tuổi mới được ở nhà xây

Bước sang tuổi 63, ông Sùng A Dơ (ở thôn Đồi Gianh, xã Bản Lầu, Mường Khương, Lào Cai) chưa bao giờ nghĩ mình được sống trong nhà xây. Căn nhà cấp bốn "tường 10, bổ trụ" nhỏ nhắn nhưng chắc chắn. Nhà có một phòng khách, ba phòng ngủ rộng chừng hơn 60m2.

Chỉ trong hai tuần, căn nhà đã xây xong phần khung, những anh thợ đang nhanh tay trát nốt những mảng tường cuối cùng. 

Dự kiến chỉ hơn chục ngày nữa, gia đình ông Sùng A Dơ không phải chen chúc trong căn bếp lụp xụp, trải đủ bốn manh chiếu cũng chẳng vừa cho năm người chui ra chui vào.

Ông Dơ hết nhìn sang căn bếp lụp xụp bên cạnh, nhìn căn nhà xây sắp hoàn thành rồi lại nhìn anh đội trưởng đội trinh sát của Đồn biên phòng Bản Lầu. Bất ngờ, ông ôm chầm lấy anh đội trưởng rồi bật khóc nức nở vì xúc động.

"Tết này có nhà mới rồi! Mình 63 tuổi rồi, chưa bao giờ có cái nhà đẹp thế này! Tết này mình mời biên phòng về nhà ăn Tết với mình. Vui lắm!", ông Sùng A Dơ sụt sùi.

Ông Dơ kể từ lúc biết cầm con dao đi phát nương đến bây giờ, ông chỉ ở nhà gỗ. Ngày xưa người Mông ít khi làm nhà kiên cố. Chỗ nào đất tốt, trồng cây lúa có hạt to thì họ đến chặt gỗ, dựng nhà. Đất xấu, khó làm ăn, họ lại dắt díu nhau đi tìm nơi lập nhà mới.

Căn nhà lụp xụp, xiêu vẹo của ông Dơ ở thôn Đồi Gianh cũng là nhà gỗ, kêu kẽo kẹt mỗi khi có cơn gió thổi qua. Ông nhớ lại một đêm mưa lớn, cả nhà đang ngủ thì nghe một tiếng "rầm!". Một góc nhà sụp xuống, cô con dâu Giàng Thị Hương hô to: "Sập nhà rồi". Cả nhà bò dậy ôm hai đứa nhỏ chạy sang hàng xóm thoát chết trong gang tấc.

Chưa kịp hoàn hồn sau vụ sạt lở nhưng chẳng thể đi ở nhờ mãi, sáng hôm sau cả nhà ông Dơ dắt díu nhau về dự tính dọn dẹp, gia cố lại nhà cửa thì đâu ngờ căn nhà sụp hẳn. Ông trưởng thôn chạy đến báo ngay cho đồn biên phòng. Mọi người kéo nhau đến dọn dẹp, đồ đạc trong nhà chả có là bao, năm người đành ở tạm trong căn bếp rộng chưa đủ trải bốn manh chiếu.

Nhìn đống hoang tàn, ông Dơ chỉ khóc, con trai con dâu khóc, hai đứa cháu cũng khóc theo. Nhà có năm miệng ăn nhưng ông Dơ sức khỏe yếu, hai vợ chồng con trai út Sùng A Chá đi làm thuê làm mướn chẳng được bao nhiêu tiền công, vậy nên ông chẳng biết đến bao giờ mới dựng lại được căn nhà như trước kia.

Thế rồi bộ đội biên phòng nói sẽ hỗ trợ làm nhà. Ông Dơ nghĩ bộ đội sẽ hỗ trợ cho một phần tiền thôi, số còn lại gia đình cũng chẳng biết vay mượn ở đâu. Thế nhưng vài hôm sau bộ đội đến đo đạc, nhờ người dân đến san nền, đào móng...

tet-am-tinh-nguoi-dan-ngheo-vung-bien-don-xuan-sang-trong-nha-moi-0
Ông Dơ bật khóc nức nở ôm chầm lấy bộ đội biên phòng, không dám tin đây là sự thật

Có bộ đội ước mơ mới thành hiện thực

Thiếu tá Bàn Văn Dương, đội trưởng đội trinh sát Đồn biên phòng Bản Lầu, cho hay dự kiến kinh phí xây dựng căn nhà này khoảng 90 triệu đồng.

Số tiền ấy một phần do cán bộ, chiến sĩ của Đồn biên phòng Bản Lầu đóng góp, ủng hộ được 40 triệu đồng, số tiền còn lại anh em trong đơn vị vận động bạn bè, người thân, những nhà hảo tâm tài trợ để có đủ tiền dựng nhà cho bà con vùng biên.

"Đây là tình cảm của cán bộ, chiến sĩ chúng tôi với nhân dân. Đơn vị đứng chân ở Đồi Gianh. Qua khảo sát, chúng tôi được biết gia đình ông Dơ là hộ có hoàn cảnh rất khó khăn. Chúng tôi khẩn trương giúp đỡ để gia đình có nhà mới kịp đón Tết", thiếu tá Bàn Văn Dương nói.

Giàng Thị Hương (con dâu ông Dơ) giãi bày hai vợ chồng lấy nhau được hơn hai năm nay. Hằng ngày hai vợ chồng chăm chỉ làm lụng, đến mùa thì trồng ngô, ngày thường đi tỉa nương dứa thuê cho người khác. Ở vùng này, người ta trả cho 200.000 - 220.000 đồng/ngày công, hai vợ chồng chăm chỉ làm lụng cũng chỉ đủ để nuôi con.

Thương hoàn cảnh của vợ chồng Hương, năm trước anh em đằng ngoại gom góp hỗ trợ được hơn 10 triệu đồng, hai vợ chồng dựng được căn nhà gỗ. Vậy mà trong trận mưa bão mấy tháng trước, đất sau nhà sạt xuống sập mất.

Người phụ nữ dân tộc Mông thật thà nói ước mơ thì nhiều lắm nhưng ước mơ lớn nhất trong đời là có một căn nhà chắc chắn thôi, chứ cô cũng chưa từng dám mơ đến một ngôi nhà khang trang như thế này.

"Cảm giác của mình rất hạnh phúc bởi gia đình mình được hỗ trợ xây dựng một căn nhà. Vậy là Tết này gia đình mình sẽ ăn Tết như bao gia đình khác. Hạnh phúc, nở mày nở mặt cho nhà chồng. Tết này nhà ngoại xuống thăm mình cũng đỡ xấu hổ, có khách vào nhà mình cũng đỡ ngại", Hương bộc bạch.

Trung tá Nguyễn Ngọc Hà, đồn trưởng Đồn biên phòng Bản Lầu, chia sẻ vừa qua cán bộ chiến sĩ trong đơn vị đã kêu gọi ủng hộ làm nhà cho hai hộ dân trên địa bàn. Đây là những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bị thiệt hại trong đợt thiên tai bão lũ, sạt lở.

Đơn vị đã nhanh chóng triển khai xây nhà cho bà con, dự kiến sẽ hoàn thành trước dịp Tết Nguyên đán để các hộ dân yên tâm đón một cái Tết đầm ấm, hạnh phúc.

Trung tá Nguyễn Ngọc Hà nói tình cảm của bà con nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng thì không thể nói hết được bằng lời.

"Bà con bao bọc biên phòng, giúp chúng tôi thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới. Không có gì bằng "tai mắt" của quần chúng nhân dân, giúp cho cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới.

Đáp lại lòng tri ân với bà con nhân dân khu vực biên giới, chúng tôi giúp bà con một phần nhỏ bé so với những gì mà bà con giúp đỡ cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ", trung tá Hà tâm sự.

(Theo Tuổi trẻ)

Xem thêm: Tết ấm tình người: Sinh viên rủ nhau "đi phượt" tình nguyện Tết

Đọc thêm

Thay vì về nhà nghỉ tết sớm, không ít bạn trẻ cùng nhau thực hiện những việc làm thiện nguyện, mang tết đến cho nhiều người.

Tết ấm tình người: Gen Z 'mang Tết' lên núi cao
0 Bình luận

Chiến dịch "Xuân tình nguyện" TP.HCM năm 2024 do Thành đoàn và Hội Sinh viên TP.HCM tổ chức từ ngày 7/1/2024 đến ngày 7/2/2024. Chiến dịch đã thu hút khoảng 35.000 sinh viên, thanh niên, người nổi tiếng tham gia.

Tết ấm tình người: Hàng ngàn sinh viên, thanh niên tham gia ra quân 'Xuân tình nguyện' 2024
0 Bình luận

Khi còn nhỏ tôi thường nghĩ về những điều rất đơn giản, chẳng hạn như khi một trận mưa vào trời nóng mới tốt đẹp làm sao, như khi mùa xuân đến người người sẽ hạnh phúc đón chờ hương sắc năm mới.

Tết ấm tình người: Chuyến đi ý nghĩa nhất trong đời
0 Bình luận


Bài mới

Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 17 giờ trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

4 phút đẩy băng ca chạy trên đường giành giật sự sống cho nam thanh niên ở Quảng Bình

Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc các nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa TTH Quảng Bình chạy đua với thời gian để cứu nam thanh niên bị giật điện, ngưng tim, ngưng thở được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi xúc động.

Đề xuất