Tấm lòng nhân ái của bác tài xế grab: "Mình giúp người rồi sẽ có người giúp mình"

Khi dịch COVID-19 ập đến, anh Đạt rẽ hướng sang làm Grab. Và cũng từ đây, anh mở ra hành trình nhân ái ở nơi phố núi Buôn Ma Thuột...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chiếc xe chở "cả thế giới"

Cộng đồng tài xế chạy Grab ở TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk không xa lạ gì với hình ảnh chiếc xe máy dán đầy sticker, gắn đủ các thể loại túi trước, hộp sau mà mọi người hay trêu là "chở cả thế giới" này của anh Vũ Quốc Đạt (43 tuổi). Chiếc xe đặc biệt cùng chủ nhân của nó đã nhiều lần trở thành đề tài hot trong các hội nhóm về xe cộ, đường phố trên Facebook khi anh Đạt giúp đỡ người gặp nạn ở phố núi này.

Tranh thủ trò chuyện cùng chúng tôi giữa những cuốc xe chiều, anh Đạt hào hứng kể lại về cơ duyên anh đến với nghề tài xế công nghệ và những trải nghiệm vui có, buồn có trên những chuyến xe đã qua.

tam-long-nhan-ai-cua-bac-tai-xe-grab-o-pho-nui
Ngoài giao hàng và giao đồ ăn, trước đây anh Đạt còn dành chỗ để mang đồ sửa xe, đồ sơ cứu phòng khi có người cần giúp đỡ

Trước đây, anh Đạt từng là nhân viên kỹ thuật điện và đã gắn bó với nghề này nhiều năm. Khi đó, công việc chính của anh chạy mạng dây điện và sửa chữa và thay bình ắc quy cho khách có nhu cầu. Những tưởng cuộc sống sẽ êm đềm trôi qua khi anh có công việc ổn định, có căn nhà nhỏ được cất trên mảnh đất "hồi môn" của vợ, cùng gia đình hạnh phúc với 3 đứa con ngoan thì dịch Covid-19 ập đến khiến cuộc sống ở phố núi đảo lộn hoàn toàn. Kinh tế khó khăn, nhiều công ty giải thể, các hộ gia đình cũng ít nhu cầu lắp đặt đường dây điện để kinh doanh và sản xuất; nguồn thu từ nghề cũ của anh Đạt ngày càng ít lại.

Trước đây vợ anh làm nghề may, hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn cũng có đồng ra đồng vào để nuôi con nhưng kể từ khi sinh bé thứ ba, mắt của chị yếu dần, cộng thêm việc nhà và đưa đón con quá cập rập nên chị phải nghỉ hẳn ở nhà làm nội trợ. Kể từ đó, toàn bộ gánh nặng kinh tế dồn hết lên đôi vai anh Đạt.

Thấy khó sống tiếp được với nghề điện, anh chuyển qua đăng ký chạy xe công nghệ theo lời giới thiệu của bạn bè. Dù làm tài xế, những thói quen từ nghề cũ vẫn theo anh trên từng cuốc xe. Thời gian đầu, anh chỉ chạy giao hàng, giao đồ ăn nên trên xe anh gắn thêm cả hộp dụng cụ sửa chữa xe, đồ nghề sơ cứu nếu gặp người đi đường cần giúp đỡ. Anh còn trang bị cả chiếc phễu dài để lỡ gặp ô tô hết xăng hay dầu giữa đường còn có dụng cụ để đổ xăng an toàn.

tam-long-nhan-ai-cua-bac-tai-xe-grab-o-pho-nui-9
Chiếc xe thời anh còn chạy dịch vụ giao đồ ăn

"Thường mình chạy xe khá khuya, khoảng hơn 11 giờ đêm mới tắt app (ứng dụng) về nghỉ nên thời điểm này cũng gặp khá nhiều trường hợp cần giúp đỡ. Ai bị thủng lốp xe thì mình giúp vá lốp, ai hết xăng thì mình chạy đi mua xăng giúp hoặc là gọi điện cho đội hiệp sĩ cứu hộ mang xăng đến, ai bị tai nạn mà chỉ xây xước nhẹ thì mình giúp sơ cứu còn nặng thì phải gọi cứu thương,... nói chung là nhiều lắm không nhớ hết được. Công việc này ngoài cho mình thu nhập ổn định và thời gian linh động thì còn cho mình cơ hội để gặp gỡ và giúp đỡ mọi người, đó vừa là may mắn vừa là niềm vui của mình".

Dù luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người, anh Đạt vẫn luôn ý thức phải làm việc chuyên nghiệp, phải hoàn thành các cuốc xe an toàn, giao các đơn hàng đến nơi đến chốn kịp thời. Vì vậy mà mỗi khi có người đi đường xin số để gọi điện khi hỏng xe hay hết xăng, anh đều giới thiệu số của đội cứu trợ xe chuyên nghiệp vì có khi người ta gọi lúc đang có đơn hàng, có cuốc chở khách thì anh sẽ không chạy đến kịp, làm lỡ việc của cả 2 bên.

"Mình giúp người rồi sẽ có người giúp mình"

Sau thời điểm dịch Covid-19 căng thẳng năm 2020 và 2021, kinh tế khó khăn hơn, nhiều người thất nghiệp chuyển qua làm tài xế công nghệ hơn, các đơn hàng giao đồ ăn của anh Đạt cũng không còn dồn dập như trước. Anh quyết định chạy thêm dịch vụ GrabBike chở khách, song song cùng giao đồ ăn. Chiếc xe "đặc trưng" nổi tiếng mạng xã hội cũng vì thế mà phải dọn dẹp bớt để gọn gàng hơn, đơn giản hơn, lấy chỗ cho khách ngồi. Anh tâm sự "bây giờ ráng cày cuốc để có tiền mua chiếc xe tay ga có nhiều chỗ đựng đồ hơn, mang được nhiều đồ hơn, giúp đỡ được nhiều người hơn".

Làm việc với tâm niệm mình làm dịch vụ, khách hàng là thượng đế nên anh luôn cố gắng "chiều khách" hết mức có thể. Có những đơn giao đồ ăn dù giá trị đơn hàng nhỏ chỉ vài chục ngàn đồng, anh vẫn vui vẻ mang lên tận phòng chung cư mười mấy tầng lầu cho khách.

tam-long-nhan-ai-cua-bac-tai-xe-grab-o-pho-nui-7

"Giao đồ ăn có cái vui của giao đồ ăn, chở khách cũng có cái vui riêng của nó. Chở khách thì mình được gặp gỡ, nói chuyện với nhiều người, nhiều ngành nghề, được nghe và chia sẻ những câu chuyện của họ, được học hỏi từ họ. Nhờ chạy Grab mà cũng biết thêm chút chút ngoại ngữ, chỉ là mấy câu đơn giản như sắp tới thì nhắn cho khách là "I'm coming", khi khách lên xe thì mình chào "hello" rồi nói "let's go",... thường mình sẽ chuẩn bị sẵn các mẫu câu rồi dịch từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh để trả lời khách. Nhờ vậy mà cũng có thêm chút vốn liếng ngoại ngữ về nhà nói chuyện vui với mấy đứa nhỏ, nói vui thôi chứ tụi nhỏ giờ học hành bài bản giỏi hơn mình nhiều, mình không dạy được tụi nó đâu", anh Đạt cười hớn hở khi kể về những kỷ niệm vui trong nghề.

Nhiều năm qua, anh giúp đỡ người đi đường không mong nhận lại điều gì vì với anh khi mình giúp đỡ người này, tự khắc đến lúc mình khó khăn, hoạn nạn sẽ có người hỗ trợ lại mình.

tam-long-nhan-ai-cua-bac-tai-xe-grab-o-pho-nui-4

Đó là lần một vị khách nước ngoài hủy đơn gà rán, khách nhắn tin vào app là "I cancel your order (tôi hủy đơn hàng)" nhưng lúc đó quán đã chuẩn bị xong món, không thể hủy được. Anh gọi điện báo lại với khách thì khách không nghe máy. Buồn bã bước ra ngoài, anh gặp một chủ quán khác và được người ta thương tình mua lại đơn hàng gà rán đó. Sự ấm áp đó của chủ quán ăn tốt bụng là kỷ niệm khiến anh nhớ mãi.

Những cuốc xe chở ước mơ của 3 con

Anh Đạt và vợ có 3 đứa con: con trai lớn năm nay 15 tuổi, con gái thứ 13 tuổi và con gái út vừa lên 6. Nhà đông con lại chỉ có một mình anh đi làm nên áp lực kinh tế là rất lớn.

Mỗi ngày, anh bắt đầu ra đường mưu sinh từ giờ ăn sáng đến tối muộn.Trừ dịp gia đình có giỗ hay sinh nhật vợ con, vài năm nay rất ít khi anh Đạt được ăn cơm ở nhà cùng gia đình vì luôn phải trực ngoài đường để chờ đơn từ sáng đến khuya. Mỗi khi mệt, nhớ lời vợ dặn, anh tìm gốc cây, thảm cỏ để ngả lưng. Đói thì ăn tạm ổ bánh mì rồi đêm về ăn cơm canh vợ con để phần.

tam-long-nhan-ai-cua-bac-tai-xe-grab-o-pho-nui-2
Gia đình nhỏ hạnh phúc của anh Đạt

Công việc vất vả nhưng vợ và các con luôn là chỗ dựa tinh thần rất lớn để anh tiếp tục cố gắng vì anh biết trên mỗi chuyến xe, anh không chỉ chở hàng, chở khách mà còn chở cả những ước mơ của các con.

"Vợ mình thì rất là thương chồng con và chu toàn nhưng dạo gần đây mắt yếu việc chăm sóc, nuôi dạy 3 đứa nhỏ cũng vất vả. Đứa út năm nay lên lớp 1 rồi nên cũng đỡ hơn, 2 vợ chồng cũng đang tính năm sau sẽ tìm việc cho vợ để có thêm thu nhập nuôi tụi nhỏ ăn học. Các con thấy ba chạy ngoài đường cả ngày vất vả cũng rất là thương ba. Có lần vợ đưa con gái thứ ra ngoài mua đồ ăn, gặp ba đang chạy xe, bả mới nói là con cố gắng ăn học để ba mẹ đỡ vất vả nghen. Nên đứa nào cũng ráng học, ngoan ngoãn, không để ba mẹ phiền lòng".

(Theo Thanh Niên)

Xem thêm: Tấm lòng nhân ái: Má Tuyết một tay - điểm tựa của những người có con khuyết tật

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Mặc dù không có ý định tuyển thêm nhân viên nhưng khi biết Huỳnh Chí Tâm (25 tuổi, quê Vĩnh Long) đã thất nghiệp 3 tháng, anh Nghĩa đã lập tức gật đầu nhận chàng trai bị câm điếc vào làm việc. 

Tấm lòng nhân ái của ông chủ xưởng gỗ nội thất dành cho chàng trai câm điếc
0 Bình luận

Nguyễn Hoàng Đan Khanh đã có những sáng kiến, việc làm thiết thực và hiệu quả để bảo vệ, chăm sóc, tạo điều kiện giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.

Tấm lòng nhân ái của cô gái có những sáng kiến giúp người khuyết tật tự tin hòa nhập cộng đồng
0 Bình luận

Theo "anh nuôi" Hải Anh, muốn trẻ đến trường đều đặn, chúng phải được ăn no suốt cả năm học. Chính vì thế mà dự án "Nuôi em Mộc Châu" được ra đời...

Tấm lòng nhân ái của 'anh nuôi' vùng cao
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 15 giờ trước
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 17 giờ trước
Nam sinh khuyết tứ chi quyết tâm tham gia kỳ thi tốt nghiệp dù được miễn

Bị cụt tứ chi từ năm 2 tuổi, được đặc cách tốt nghiệp nhưng nam sinh Nguyễn Gia Lâm vẫn quyết tâm tham gia và muốn được tự viết bài, lấy điểm để vào đại học.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Shipper U80 từ chối nhận giúp đỡ, lý do đằng sau khiến nhiều người xúc động

Thấy ông cụ đã gần 80 tuổi vẫn làm shipper (người giao hàng) để nuôi con con ăn học, cộng đồng mạng kêu gọi ủng hộ tiền nhưng ông kiên quyết từ chối, bảo rằng: "Tôi còn sức khỏe thì còn cố gắng lao động để nuôi con".

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Người cha 40 tuổi quyết tâm thi tốt nghiệp THPT để làm gương cho con

Sáng 26/6, anh Trần Tiến Phước (40 tuổi) chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại TPHCM với mong muốn viết tiếp ước mơ dang dở và làm tấm gương sáng cho con.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng – “Thiên tài” toán học Việt Nam sở hữu “bộ óc” hàng đầu thế giới về AI với hồ sơ sự nghiệp “đỉnh của chóp”

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Nam sinh “tí hon” ở Đắk Lắk khiến nhiều người xúc động với câu chuyện vượt khó và ước mơ bình dị

Chỉ cao 1m25, nặng chưa tới 30kg, nam sinh “tí hon” - Nguyễn Văn Thiện, học sinh lớp 12 trường Trường THPT Krông Bông (Đắk Lắk) khiến cả phòng thi bất ngờ vì vóc dáng bé nhỏ như học sinh tiểu học.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Cụ ông U70 trích lương hưu lo bữa sáng cho người nghèo

Với mong muốn sẻ chia yêu thương với những học sinh khó khăn, những người lao động nghèo, cụ ông Đỗ Tùng Lâm (61 tuổi, ngụ xã Tân Phú Trung, H.Châu Thành, Đồng Tháp) đã chủ động trích lương hưu, thực hiện mô hình “Điểm tâm nhân ái”.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Vượt nghịch cảnh, nam sinh trở thành tân kỹ sư chỉ với “niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo”

Mang theo niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo vào thành phố, nam sinh Nguyễn Nhật Trường (22 tuổi) đã nỗ lực vừa học vừa làm, tốt nghiệp sớm Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM với bằng xuất sắc.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Nam sinh vừa đi học vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin cơm thừa để nuôi theo phụ bố mẹ

Nhà khó khăn, cha mẹ bệnh tật liên miên nên hàng ngày nam sinh Lê Hữu Do (học sinh lớp 11, trường THPT Phan Ngọc Hiển,  thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, Cà Mau) vừa đạp xe đi học, vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin thức ăn thừa bên đường để về nuôi heo phụ mẹ.

Hải An
Hải An 23/06
Chân dung ông Hai Số 20 năm tình nguyện vá đường

Hơn 20 năm dành tâm huyết cho việc vá đường, ông Võ Văn Hai hay còn được gọi với cái tên “Hai Số” ở khu vực 1, P.4, TP.Vị Thanh, Hậu Giang được ví như “khắc tinh” của những ổ voi, ổ gà, giúp bà con đi lại an toàn.

Hải An
Hải An 23/06
Thầy giáo người Mông nuôi gà đen âm thầm thắp sáng ước mơ nơi non cao

Thầy Xồng Bá Cha (SN 1975) ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An không chỉ tận tâm với sự nghiệp gieo con chữ cho học trò vùng cao mà còn là người tiên phong trong hành trình bảo tồn giống gà bản địa quý, giúp bà con thoát nghèo.

Hải An
Hải An 21/06
Xúc động dòng tâm sự của thầy giáo gửi học trò ngày biết điểm: Trượt lớp 10 không phải là dấu chấm hết!

Dòng tâm sự đầy xúc động và ý nghĩa của thầy giáo Lê Hoàng Tuấn (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) gửi đến những học sinh không may thi trượt lớp 10 đã khiến rất nhiều người xúc động.

Hải An
Hải An 21/06
Chủ tịch huyện khiến làng quê “đổi đời” nhờ dạy dân bán hàng online: Mang về doanh thu “khủng” 4000 tỷ trong vòng 6 tháng

Nhận thấy huyện Phú Xuyên sẽ khó lòng phát triển nếu chỉ trông chờ vào con đường nông nghiệp truyền thống, ngay từ khi mới nhận chức Chủ tịch huyện – ông Lê Văn Bính đã mạnh dạn đổi mới, tự dựng video, dạy người dân bán hàng online, mang về doanh thu 4000 tỷ trong vòng nửa năm.

Hải An
Hải An 20/06
Ấm lòng bữa ăn yêu thương dành cho trẻ em nghèo

Với mong muốn giúp đỡ trẻ em nghèo, bệnh tật, chị Trần Thị Trúc Ly (35 tuổi, trú tại P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã thành lập nhóm thiện nguyện Hiếu Niệm.

Hải An
Hải An 20/06
Độc lạ mô hình nuôi cá gây quỹ cho làng ở Gia Lai

Từ khó khăn vận động kinh phí, làng Al thuộc xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, Gia Lai đã nảy ra ý tưởng độc đáo, góp tiền xây dựng mô hình nuôi cá gây quỹ cho làng.

Hải An
Hải An 19/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất