Nữ sinh 12 năm chăn bò thuê, đến trường bằng sổ hộ nghèo nuôi ước mơ đại học

Bố tàn tật, mẹ đau ốm quanh năm, kinh tế gia đình vô cùng khó khăn... Hoàn cảnh ấy giống như một quả tạ sắp đè bẹp giấc mơ Đại học của nữ sinh nghèo suốt 12 năm chăn bò để đổi lấy từng bữa ăn.

Đỗ Thu Nga
09:00 11/08/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Em Phạm Thị Thuận (học sinh lớp 12 trường THPT Ngọc Lặc) sống cùng cha mẹ trong căn nhà ở làng Nhõi, xã Cao Ngọc, huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa). Để đi vào nhà Thuận là một hành trình không hề dễ dàng. 

Gọi là nhà chứ thực chất nơi gia đình em Thuận ở chẳng khác gì một cái chòi, rách nát, lụp xụp được dựng tạm bằng những cọc tre, không có cửa nên hở trước hở sau. Mái nhà lợp bằng những tấm tôn cũ kỹ, đã gỉ sét, trời mưa là dột tứ phía, trời nắng thì "nóng vỡ đầu".

Bên trong nhà trống huơ trống hoác chẳng có đồ đạc gì có giá trị ngoài chiếc giường và bàn học của hai chị em đã bị mọt đục lỗ chỗ. Thế nhưng cái vách chỗ đặt bàn học dán rất nhiều giấy khen của Thuận. Đó là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ, vượt lên nghịch cảnh để tích lũy tri thức của Thuận.

nu-sinh-12-nam-chan-bo-thue-om-bung-doi-den-truong-nuoi-giac-mo-dh-6
Góc học tập dán nhiều giấy khen của Thuận

Khi thấy có người đến thăm, bố Thuận lật đật bò ra ngoài, cố gắng nhoài người đứng lên để chào khác nhưng không có người đỡ loạng choạng ngã lăn ra. Cảnh tượng ấy khiến những người chứng kiến ai cũng nghẹn lòng. 

Theo báo Dân trí, bố Thuận bị tàn tật, chân co quắp, để di chuyển chỉ có thể bò. Mẹ Thuận là một người phụ nữ số khổ, quanh năm ốm đau. 

Ngày xưa bố mẹ thương nhau cũng vì cũng vì chung hoàn cảnh như vậy. Sau khi lấy nhau thì sinh được Thuận và một người em trai. Chị em Thuận lớn lên trong cảnh nghèo đói, cơ cực. 

Năm thuận 6 tuổi đã bắt đầu phải đi chăn bò thuê để đổi lấy những bữa ăn qua ngày. Để có thể lo cho gia đình, 5 năm trước mẹ Thuận ra Hà Nội xin làm thuê cho xưởng tăm. 

Thuận kể, ngày khỏe thì mẹ đi làm, ngày ốm thì xin nghỉ. Lương của mẹ tính theo sản phẩm, trừ tiền ăn, tiền trọ cũng chẳng được bao nhiêu. Mỗi tháng mẹ gửi về cho bố con vài trăm ngàn, có tháng không và mẹ ngoài đó cũng rất cơ cực.

nu-sinh-12-nam-chan-bo-thue-om-bung-doi-den-truong-nuoi-giac-mo-dh-9
Bố Thuận là người tàn tật, không có sức khỏe để lao động

Hai năm nay dịch hoành hành khiến cuộc sống của gia đình càng khó khăn hơn. Bố con Thuận lại lặp lại những ngày tháng bữa đói nhiều hơn bữa no. Hàng xóm thương tình cho bát cơm nguội, củ khoai. Đối với bố con Thuận, đó là ân huệ rất lớn mà cả đời này không thể nào quên.

Thuận kể, bố bị đau khớp nên quanh năm phải uống thuốc. Ở trên nhà Thuận không có đất để trồng lúa mà chỉ có đồi nên tiền mẹ gửi về chỉ đủ mua gạo và thuốc men cho bố. "Mẹ bảo mẹ đi làm tiết kiệm để sửa lại căn nhà vì mỗi lần mưa xuống dột tứ tung, ba bề bốn bên gió thốc vào. Nhưng mẹ cũng ốm suốt, nên mẹ đi 5 năm rồi mà nhà vẫn chưa sửa được", Thuận kể mà đôi môi mím chặt để không bật khóc.

Suốt 12 năm đến trường bằng những bữa no, bữa đói nhưng Thuận không bao giờ đầu hàng số phận. Em luôn cố gắng học tập với hy vọng sẽ được bước chân vào giảng đường Đại học. 

Suốt cả tuổi thơ, Thuận chăm chỉ đi chăn bò thuê để đổi lấy cơm ăn. Tối về lại chong đèn ngồi học. Suốt những năm tháng đi học, em luôn là học sinh tiên tiến, học sinh giỏi của trường. 

nu-sinh-12-nam-chan-bo-thue-om-bung-doi-den-truong-nuoi-giac-mo-dh-0
12 năm ăn học Thuận vẫn nuôi giấc mơ trở thành cô giáo

Thuận đi học được là nhờ có sổ hộ nghèo được miễn giảm học phí, một số khoản được thầy cô kêu gọi hỗ trợ. 12 năm là học sinh Thuận được bạn bè thầy cỗ giúp đỡ nhất nhiều, chính vì thế em càng có động lực phấn đấu hơn. 

Tháng 7 vừa rồi Thuận tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và đạt 27 điểm khối C; ; Ngữ Văn 8,5 điểm; Lịch sử 8,5 điểm và Giáo dục công dân 10 điểm (tính cả điểm cộng vùng và dân tộc em đạt 29,75 điểm). 

Ước mơ làm cô giáo đã chạm đến tay Thuận rồi vậy khi cầm được kết quả thi Thuận chẳng thể vui nổi. Em cầm kết quả về ôm lấy cổ bố rồi cả hai bố con cùng khóc. Họ khóc vì mai đây không biết lấy đâu ra tiền để đi học. 

Thuận điện thoại cho mẹ, trong điện thoại mẹ khóc òa thành tiếng rồi nói "con có thể không đi học được không".

"Em chỉ biết học để thoát khỏi cơ cực, lam lũ như mẹ, học mới có thể lo cho bố… Bố thì vẫn động viên em phải đi dù khó khăn thế nào. Em tính sẽ đi làm thêm để nuôi mình nhưng chi phí cho bước đầu nhập học em chưa biết phải xoay xở ra sao…", Thuận nghẹn lời, đôi tay đan chặt vào nhau đến bất lực.

nu-sinh-12-nam-chan-bo-thue-om-bung-doi-den-truong-nuoi-giac-mo-dh-4
Mẹ vắng nhà, em trai do một tay Thuận chăm sóc

Cuộc sống vốn quá nhiều khó khăn đã biến Thuận từ một cô bé hay nói hay cười trở thành nữ sinh ít nói. Mỗi khi hỏi chuyện đều cúi mặt giấu đi nỗi cô đơn, tủi hờn khi phải đối mặt với sự giằng xé: Nghỉ học để gánh vác cùng mẹ lo cơm áo gạo tiền cho bố và em hay tiếp tục thực hiện ước mơ của mình.

Thuận chưa bao giờ oán trách mẹ vì em biết hoàn cảnh gia đình mình như thế. Mẹ cũng vì bất lực trước hoàn cảnh, số phận mà nói thế. Có lẽ, sức khỏe của mẹ không thể cáng đáng nổi.

Nhìn đứa con gái tội nghiệp giằng xé lương tâm về chuyện đi học hay nghỉ học, anh Phạm Văn Dũng ứa nước mắt: "Tôi tàn tật, một chữ cắn làm đôi cũng không biết nên chỉ mong con được học hành đến nơi đến chốn để không khổ như mình…".

Cô giáo chủ nhiệm của Thuận cho biết, Thuận đi học được là nhờ cuốn sổ hộ nghèo cùng sự giúp của bạn bè, thầy cô. Mặc dù chính quyền địa phương cũng quan tâm giúp đỡ nhưng ở vùng quê này còn nhiều khó khăn nên sự giúp đỡ đó cũng chẳng thấm tháp gì so với hoàn cảnh gia đình Thuận.

"Bạn ấy ý thức được ở vùng quê hẻo lánh này chỉ có con đường học mới thoát được khổ cực nên đã luôn nỗ lực, cố gắng, năm nào cũng là học sinh giỏi của trường.

Từ hôm biết điểm đến giờ, nhìn gia cảnh rồi thấy mẹ nói không cho đi học khiến em lung lay tinh thần, định bỏ học để đi làm thuê nhưng bạn bè và thầy cô vẫn động viên em. Tôi và các thầy cô trong trường cũng đang tìm cách kêu gọi để em có một chút kinh phí cho bước đầu nhập học".

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ:

Em Phạm Thị Thuận

Địa chỉ: Làng Nhõi, xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

ĐT: 0989.745.363

Xem thêm: Nữ sinh nghèo từng đi xin ăn đạt 28 điểm khối C bật khóc khi nhắc về giấc mơ Đại học

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận