Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập - vị vua mờ nhạt nhất sử Việt

Dù đã bày ra mưu hay trong trận Bạch Đằng năm Mậu Tuất (938) nhưng tên tuổi của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập không được ghi chép nhiều. Sử cũ chỉ có vài dòng nên hậu thế không biết nhiều về ông.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngô Xương Ngập (915? - 954) là một vị vua nhà Ngô, trị vì từ 951 đến 954 cùng với em trai là Ngô Xương Văn. Sử gọi chung đó là thời Hậu Ngô Vương.

Nhận xét về ông, sử thần Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư như sau: "Nam Tấn đón Xương Ngập về để cùng trông coi chính sự, có thể gọi là người biết kính anh, muốn cho cùng hưởng phú quý. Xương Ngập nên lấy sự mình không có công lao mà nhường ngôi cho em, để cùng hưởng lập, thì đức ấy há chẳng rạng rỡ lớn lao ư? Lại câu nện về phận đích trưởng, cũng xưng vương, trông coi chính sự, lại chuyên quyền làm oai làm phúc, đến nỗi Nam Tấn Vương không được dự chính sự nữa, thật là mất đạo nghĩa anh em, chí thú rất là ti tiện".

mặc dù là vị vua thứ 3 trong thời kỳ tự chủ sau "đêm đen Bắc thuộc" nhưng chính sử chỉ có vài dòng ngắn ngủ như trên về ông. Vì lý do đó nên trong lịch sử Việt Nam, vai trò của vị vua này khá mờ nhạt, khiến hậu thế không biết nhiều, nhất là chiến công của ông trong trận Bạch Đằng lịch sử năm 938.

Mưu hay kế lạ trong trong trận Bạch Đằng 938

Sử chép, sau khi giết Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ để cướp quyền, Kiều Công Tiễn nghe tin Ngô Quyền từ Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay) chuẩn bị đem quân đến đánh thì sợ hãi cho người sang cầu cứu Nam Hán. Sử chép: Mùa đông, tháng 12, nha tướng của Đình Nghệ là Ngô Quyền từ Ái Châu cất quân đánh Công Tiễn. Công Tiễn sai sứ sang đút lót để cầu cứu với nhà Hán. Vua Hán là Cung muốn nhân khi nước ta có loạn chiếm lấy nước, bèn cho con là Vạn Vương Hoằng Tháo làm Tĩnh Hải quân tiết độ sứ, đổi tước phong là Giao Vương, đem quân sang cứu Công Tiễn.  Vua Hán tự làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện.

Vua Hán hỏi kế ở Sùng văn sứ là Tiêu Ích, Ích liền nói: "Nay mưa dầm đã mấy tuần, đường biển thì xa xôi nguy hiểm, Ngô Quyền lại là người kiệt hiệt, không thể khinh suất được.  Đại quân phải nên thận trọng chắc chắn, dùng nhiều người hướng đạo rồi sau mới nên tiến".

Vua Hán không nghe liền sai Hoằng Tháo đem chiến thuyền lần theo sông Bạch Đằng mà tiến vào nước Nam nhằm đánh Ngô Quyền. Nhưng Ngô Quyền đã giết được Kiều Công Tiễn rồi.

Nhung-dieu-chua-biet-ve-Thien-Sach-Vuong-Ngo-Xuong-Ngap-7

Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến liền bảo các tướng rằng: "Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi.  Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát". 

Định kế rồi, bèn cho đóng cọc ở hai bên cửa biển. Khi nước triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên, Quyền bèn tiếng quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu. Quân Hoằng Tháo không kịp sửa thuyền mà nước triều rút xuống rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ, quân lính chết đuối quá nữa. Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt được Hoằng Tháo giết đi.  Vua Hán thương khóc, thu nhặt quân lính còn sót rút về” (Đại Việt sử ký toàn thư).  

The bản Ngọc phả xã Lương Xâm (nay là phường Nam Hải, quận Hải An, TP Hải Phòng) còn gọi là “Ngọc phả về Tiền Ngô Vương Thiên tử” thì người nghĩ ra kế đóng cọc ngầm trên sông để phá chiến thuyền của nhà Nam Hán là Ngô Xương Ngập. Trong Ngọc phả có đoạn: 

Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, mang quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại nghe tin Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, chí khí đã bị mất rồi. Ta lấy sức còn khỏe để địch với sức đang yếu, tất sẽ phá được địch".

Nói đến đây bỗng ở trong ban bộ có một người dâng lời, bảo rằng: "Quân địch có lợi thế ở chiến hạm, ta chưa chuẩn bị trước thì thắng thua chưa biết thế nào. Xin vương cho trồng cọc ở hai bên cửa biển, khi nước thủy triều dâng lên, sai người lấy thuyền nhẹ giao chiến với quân địch, giả dạng thua chạy để mà đánh, tất quân của Hoằng Tháo tự như ngói mà tan vỡ!". Vương cho là đúng, mới đưa mắt nhìn người nói, hóa ra là con trưởng Xương Ngập”.

Không chỉ nghĩ ra kế hay mà trong trận Bạch Đằng năm ấy, Ngô Xương Ngập còn được trực tiếp chỉ huy một cánh quân đánh giặc.

Chuyện bị cậu ruột cướp ngôi và nhiều lần thoát nạn

Tháng giêng năm Giáp Thìn 944, vua cha qua đời, lẽ ra Ngô Xương Ngập là người kế vị nhưng người cậu ruột là Dương Tam Kha lại cướp ngôi. Chính sử viết rằng. Tiền Ngô Vương bệnh nặng khó qua khỏi nên đã gọi Kha đến ủy thác phò tá Xương Ngập nối nghiệp.

Khi vua vừa lạnh người thì Dương Tam Nga đã cướp ngôi của cháu, tự lập làm vua: "Tiền Ngô Vương bệnh nặng, có di chúc giao cho Tam Kha giúp rập cho con. Khi Vương mất, Tam Kha cướp ngôi” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Sử cũ cũng có phản ứng rất gay gắt với việc Kha cướp ngôi của cháu trai: “Đuổi con vua mà tự lên làm vua là tội công, nuôi con vua làm con mình mà cho thực ấp là ơn riêng. Đuổi Xương Ngập mà tự lên làm vua là bề tôi nghịch cướp ngôi, đối với nghĩa thì cố nhiên giết chết cũng chưa đáng tội” (Đại Việt sử ký); “Dương Tam Kha là bà con ngoại thích, chịu ký thác con côi, song bỏ chúa mà tự lập, tránh sao khỏi cái tội cướp ngôi mà bị tru di” (Việt giám thông khảo tổng luận).

Khi ấy, Ngô Xương Ngập sợ họa sát thân nên đã bỏ trốn về làng Trà Hương ở Nam Sách Giang (nay thuộc làng Thuỵ Trà, xã Nam Trung, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) ẩn náu.

Nhung-dieu-chua-biet-ve-Thien-Sach-Vuong-Ngo-Xuong-Ngap
Tranh vẽ Dương Tam Kha cướp ngôi

Nhằm diệt trừ hậu họa, "Tam Kha sai chỉ huy sứ là Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc đem quân đến nhà Lệnh Công đòi bắt Xương Ngập, tất cả ba lần đều không thực hiện được mệnh lệnh. Lệnh Công sợ, bèn giấu Xương Ngập trong động núi. Tam Kha biết, lại đòi bắt như trước, rốt cuộc vẫn không bắt được” (Đại Việt sử ký toàn thư). 

Nơi mà Xương Ngập được đưa vào ẩn tránh chính là khu vực núi Côn, cây cối rậm rạp trải rộng bốn phía. Tương truyền, một lần quân của Kha lùng tìm nhưng không thấy mới phóng hỏa hun khói mù mịt để Xương Ngập phải ra hàng nhưng mưu kế này thất bại.

Từ chuyện đó mà núi Côn còn có tên là núi Hun (Hun Sơn). Núi Côn chính là Côn Sơn, địa danh nổi tiếng ở Chí Linh, Hải Dương. Một số công trình tôn giáo, tín ngưỡng ở đây được gọi theo tên núi, như chùa Thiên Tư phúc tự được gọi là chùa Côn Sơn, chùa còn có tên khác là chùa Hun.

Cũng trong thời gian lánh nạn ở Trà Hương, Ngô Xương Ngập được sự quan tâm chăm sóc của Phạm Thị Uy Duyên, người con gái xinh đẹp, đức hạnh của Phạm Chiêm. Dần dần hai người có tình cảm với nhau. Biết con gái có tình cảm với Xương Ngập, ông Chiêm mừng lắm, ra sức vụ vén cho đôi bên. Ông cũng đồng ý gả con gái cho Thái tử và chọn ngày lành để tổ chức hôn lễ.

Nhung-dieu-chua-biet-ve-Thien-Sach-Vuong-Ngo-Xuong-Ngap-8
Ngô Xương Ngập được nhân dân giúp đỡ

Đến cuối năm Canh Tuất (950) em trai Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Văn được sự ủng hộ của một số tướng lĩnh đã bất ngờ đem quân vây kinh đô Cổ Loa, lật đổ ngôi vị của Dương Tam Kha giành lại ngai vàng cho họ Ngô và xưng là Nam Tấn Vương. Tiếp đó, đầu năm Tân Hợi (951) Nam Tấn Vương cho đón anh trai về kinh cùng làm vua. 

Ngô Xương Ngập lên ngôi xưng là Thiên Sách Vương, lập Phạm Thị Uy Duyên làm Thị Tùng phu nhân. Người vợ ấy sau này đã sinh hạ cho Ngô Xương Ngập hai người con trai là Ngô Xương Xí (sau kế vị ngôi vua của chú nhưng thế yếu nên trở thành một trong 12 sứ quân thời loạn) và Ngô Xương Tỷ (933-1011), sau xuất gia lấy đạo hiệu là Chân Lưu, trở thành một vị cao tăng danh tiếng thời Đinh – Tiền Lê và đầu triều Lý, được phong là Khuông Việt đại sư.

Ngô Xương Ngập từ khi làm vua lại dần dần ham mê quyền lực, đua tranh với vua em nên dẫn đến sự bất hòa. Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Bấy giờ Thiên Sách Vương chuyên quyền làm uy, [Nam Tấn] Vương không được dự chính sự nữa. Hai vương do đó hiềm khích với nhau”. 

Chính sử chép rằng, Thiên Sách Vương mất năm Giáp Dần (954), Nam Tấn Vương mất năm Ất Sửu (965) và không cho biết thi hài hai vua được chôn cất tại đâu.  Nhưng theo tài liệu tại đền Kê Lạc (còn gọi là đền Vương, thuộc xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên ngày nay) và truyền tụng trong vùng thì khu vực đền là nơi an táng thi hài vua Ngô Quyền, Hoàng hậu Dương Thị Ngọc Thư (tức Dương Thị Như Ngọc) và nhị hậu Ngô vương (tức Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương).

(Theo Pháp luật Việt Nam)

Xem thêm: Ai là người giúp Ngô Quyền kết liễu tướng giặc Hoằng Tháo, rồi lại phản đội Ngô Quyền?

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

"Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại" - đó là câu nói bất hủ của anh hùng đất Đường Lâm - Ngô Quyền. Nhận xét đó giống như lời sấm truyền báo trước sự đại bại của chiến thuyền Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy.

Ngô Quyền và nhận định như lời sấm truyền báo trước kết cục của Nam Hán: 'Hoằng Tháo là đứa trẻ dại khờ'
0 Bình luận

"Độc nhĩ đại vương" Đỗ Cảnh Thạc danh tướng phò suốt 3 đời nhà Ngô, trải qua bao biến cố vẫn giữ lòng trung quân, không màng danh lợi, cống hiến cả đời cho dân, cho nước.

'Độc nhĩ đại vương' Đỗ Cảnh Thạc - trung thần giúp Ngô Quyền bình thiên hạ, đánh tan quân Nam Hán
0 Bình luận

Sau gần 1 ngày bị tố "làm người ta có bầu rồi chối bỏ trách nhiệm", Ngô Quyền Linh đã chính thức lên tiếng.

Ngô Quyền Linh lên tiếng: Chuyện diễn ra đêm qua hoàn toàn là bịa đặt
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

3 cuộc đời được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng cao đẹp

Sau tai nạn giao thông, một người phụ nữ ở TP.HCM được xác định chết não, gia đình đã quyết định hiến tạng, đem lại sự sống cho 3 bệnh nhân đang nguy kịch.

Hải An
Hải An 4 giờ trước
Bé gái bị co giật trên chuyến bay được bác sĩ cấp cứu kịp thời

Trên chuyến bay từ TP.HCM đến Hà Nội, một bé gái xuất hiện tình trạng co giật do hạ canxi máu - một rối loạn điện giải nguy hiểm, đã được các bác sĩ có mặt tái đó hỗ trợ cấp cứu thành công.

Hải An
Hải An 22 giờ trước
Lớp học bơi miễn phí suốt gần một thập kỷ giữa lòng Cần Thơ

Cứ vào dịp hè các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Cần Thơ lại rủ nhau đến lớp học bơi miễn phí của cô Quý tại hồ bơi Nhiệt điện Trà Nóc.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Ấm lòng 900 suất ăn mời thí sinh, phụ huynh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Hội phụ nữ xã Trung Giã, Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã nấu gần 900 suất ăn miễn phí để mời thí sinh và phụ huynh trong ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Chủ quán Bạc Liêu miễn phí bữa sáng và trưa cho các sĩ tử thi tốt nghiệp THPT

Trong những diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, anh Trương Nguyễn Minh Tuấn (50 tuổi, TP.Bạc Liêu) – chủ quán chay đã miễn phí bữa sáng, trưa kèm chè đậu đỏ để tiếp sức các thí sinh.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Trường học ở Hà Nội thuê xe khách đưa hơn 500 thí sinh đến điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Vì muốn đảm bảo an toàn cho hơn 500 sĩ tử tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, một trường học ở Hà Nội đã thuê 12 xe khách 16 chỗ đưa đến điểm thi. Bên cạnh đó trường còn bố trí cho các bữa ăn sáng, ăn trưa cho các thí sinh tại điểm thi.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Bức tâm thư xúc động người cha viết gửi 2 ân nhân ngày con gái đậu trường chuyên

Sau khi đăng tải bức tâm thư với tiêu đề “Lời cảm ơn đến những người tốt lặng lẽ” lên mạng xã hội, bài viết của người cha vừa có con thi lớp 10 đã nhận về hàng ngàn lượt tương tác.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Xuống Hà Nội khám bệnh, người phụ nữ bị lừa nhẵn túi bởi “người quen” may thay lại nhận được phép màu từ những người xa lạ

Bị lừa hết tiền trong túi khi xuống Hà Nội khám bệnh bởi một người phụ nữ tự xưng là “quen người nhà của chị”, may mắn thay chị H.T.Trang (41 tuổi, dân tộc Tày, quê Bắc Kạn) đã được bệnh viện và nhiều người giúp đỡ.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Mát lòng “bát cháo hành” tại góc phố nghĩa tình giữa mùa hè Hà Nội

Trong cái nắng chói chang của Hà Nội, tại một góc phố nhỏ tình người được lan tỏa từ nồi cháo thiện nguyện, từ những tấm lòng thảo thơm.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Những lời nhắn nhủ “đáng yêu” từ các cụ ông, cụ bà gửi đến giới trẻ: “Sống cho tốt, giúp đỡ mọi người”

Tấm bảng với những lời nhắn nhủ được các cụ ông, cụ bà nhắn gửi đến giới trẻ không chỉ đáng yêu mà còn vô cùng cảm động. Những lời nhắn ngủ ấy tuy đơn giản nhưng hàm chứa rất nhiều sự yêu thương và trao gửi.

Hải An
Hải An 24/06
Chàng trai Gia Lai vượt 500km về ở rể, cưới cô gái khiếm khuyết sau 3 lần gặp gỡ

Ngay từ những ngày đầu nhắn tin trò chuyện, chàng trai ở Gia Lai và cô gái ở Đồng Nai đã có sự đồng cảm, thấu hiểu kỳ lạ. Họ chia sẻ mọi thứ với nhau, về hoàn cảnh gia đình và cả những khiếm khuyết trên cơ thể.

Hải An
Hải An 23/06
Câu chuyện cảm động sau bức ảnh kỷ yếu chụp cả gia đình ở Hòa Bình

“Bố mẹ không hoàn hảo nhưng nuôi con lớn lên với dáng vẻ rất hạnh phúc”, dòng chú thích được đăng kèm bức ảnh kỷ yếu khiến nhiều người xúc động.

Thanh Tú
Thanh Tú 22/06
Xúc động khoảnh khắc người dân hợp sức phá cửa cứu 13 nạn nhân trong ô tô bị rơi xuống mương

Thấy ô tô chở 13 người rơi xuống mương nước, người dân ở huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên đã nhanh chóng hợp sức phá cửa, cứu các nạn nhân đưa lên bờ an toàn.

Thanh Tú
Thanh Tú 20/06
CSGT giúp đỡ bé trai 6 tuổi đi lạc ở bến xe Mỹ Đình đoàn tụ với gia đình

Trong quá trình làm nhiệm vụ, tổ công tác Đội CSGT đường bộ số 6 (Công an Hà Nội) đã kịp thời hỗ trợ một bé trai 6 tuổi bị đi lạc trở về an toàn với bố mẹ.

Hải An
Hải An 19/06
Tài xế vượt đèn đỏ nhưng không phải nộp phạt vì chở người đi cấp cứu

Mới đây, Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng đã quyết định thực hiện các thủ tục miễn trừ cho tài xế vượt đèn đỏ 2 lần để cấp cứu người bị tai nạn giao thông.

Người dân hào hứng tham gia hoạt động đổi rác lấy quà

Tại điểm thu gom ở xã lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh bà con hào hứng mang từng bao rác thải tái chế như chai nhựa, lon bia, giấy vụn,… để đổi lấy những phần quà nhỏ.

Hải An
Hải An 17/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất