"Người đẹp Tây Đô" Lâm Thị Phấn: Nửa đời sống trong lòng địch, lặng thầm cống hiến cho Tổ quốc

Bông hồng đẹp Tây Đô - Lâm Thị Phấn đã có một cuộc đời tuy gian truân nhưng vẻ vang. Bà dành nửa đời người sống trong lòng địch, lặng thầm cống hiến cho Tổ quốc.

Đỗ Thu Nga
17:00 03/07/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

"Người đẹp Tây Đô" là bộ phim nổi tiếng của Việt Nam khắc họ về một nhân vật có thật trong lịch sử. Bà là thiếu tá tình báo, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lâm Thị Phấn. Bộ phim này do ông Lê Cung Bắc làm đạo diễn. Phim được xây dựng theo dòng hồi tưởng của nhân vật trong khoảng thời gian từ năm 1940 đến 1954... 

Vì sao bà Lâm Thị Phấn có danh xưng "người đẹp Tây Đô"?

Bà Lâm Thị Phấn hay còn có cái tên khác là Lâm Thị Élise (1918 - 2010). Bà sinh ra trong một gia đình tri thức, danh giá của dòng họ Lâm tại Cần Thơ. Cha của bà là ông Lâm Văn Phận - Hiệu trưởng trường Taberd, một trường trung học ở Cần Thơ dưới thời Pháp thuộc nay được gọi là trường Châu Văn Liêm.

Ở vùng Cần Thơ khi ấy, bà Lâm Thị Phấn nổi tiếng là người con gái có sắc, có tài. Chính vì thế mà người ta trìu mến đặt cho bà cái danh xưng "người đẹp Tây Đô". 

nguoi-dep-tay-do-thuc-chat-la-ai-9
Bà Lâm Thị Phấn nổi tiếng xinh đẹp, tài giỏi

Tuy có xuất thân trong gia đình tri thức danh giá nhưng bà Lâm Thị Phấn vẫn không thoát khỏi quy tắc xưa: "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Theo sự sắp đặt của gia đình, bà Phấn được gả cho một người họ hàng với công tử Bạc Liêu. Người này có thân phận cao quý, là cháu đích tôn của bá hộ, người được xem là Vua lúa gạo Nam Kỳ thời bấy giờ.

Gia đình nhà trai ưng bà Lâm Thị Phấn bởi bà vừa có sắc vừa có tài. Họ hy vọng khi bà về làm dâu sẽ giúp quán xuyến việc gia đình cũng như cảm hóa người con trai chỉ biết suốt ngày ăn chơi trác táng. 

Sau khi kết hôn, bà Phấn có đời sống vợ chồng không hòa hợp bởi người chồng ăn chơi không màng chuyện gia đình, không quan tâm đến vợ. Và chính những bất đồng trong đời sống hôn nhân cùng việc thấu hiểu nỗi khổ của người lao động nghèo mà bà Phấn đã tự giải thoát bản thân, đi đến nhận thức mới về lý tưởng cách mạng.

Con đường trở thành nữ anh hùng của bà Lâm Thị Phấn

Vốn sinh ra trong gia đình tri thức, được tiếp nhận nhiều tư tưởng tiến bộ nên bà Phấn thức thời hơn những người phụ nữ cùng trang lứa. Bà lấy chồng sớm chỉ vì để thuận lòng bố mẹ và tránh những tranh chấp, mất lòng ở chốn quyền thế.

nguoi-dep-tay-do-thuc-chat-la-ai-5

Mấy năm đầu lấy chồng, bà Phấn được giao cho quản lý sổ sách nhà chồng, công việc của gia nhân trong nhà nên đã hiểu được tường thận số phận những người dân nghèo. Ngày ngày bà nhìn thấy tận mắt nỗi khổ của giai cấp bị trị nên vô cùng xót xa. 

Sau quá trình đấu tranh tư tưởng, bà tự giải phóng mình khỏi cuộc hôn nhân sắp đặt và tham gia vào Hội Phụ nữ Cứu quốc. Bà hoạt động cách mạng vô cùng tích cực. Bà đã bỏ nhiều công sức góp phần xây dựng nên Hội phụ nữ huyện Giá Rai, tỉnh Bạch Liêu. Và sau đó được bầu làm Hội trưởng. Nhờ đóng góp tích cực của bản thân mà năm 1950, bà được kết nạp Đảng.

Vốn là người có học thức lại sở hữu ngoại hình ưa nhìn nên bà được tin tưởng giao cho nhiệm vụ trở lại nội thành Cần Thơ xây dựng đội ngũ gián điệp (hoạt động trong lòng địch). Tại Cần Thơ, bà được cho là đã có nhiều đóng góp thầm lặng và rất vể vang giúp quân và dân ta nhiều lần xoay chuyển tình thế, chống trả quân địch.

nguoi-dep-tay-do-thuc-chat-la-ai-8
Cuộc sống sau thời chiến của bà Phấn và người đồng đội xưa

Đặc biệt, trong thời gian hoạt động trong lòng địch, bà Phấn đã cảm hóa được ông Trần Hiếu - phiên dịch rất được lòng quân Pháp. Cũng từ đây, mối tình của ông bà chớm nở, hai người kết hôn và cùng nhau hoạt động cách mạng. Thời điểm này, bà Phấn còn được người Pháp ưu ái đặt cho cái tên “Thần Vệ Nữ phương Đông”.

Tháng 12/1954, bà và ông Trần Hiến tập kết ra Bắc theo Hiệp định Giơ-ne-vơ và sinh cô con gái Trần Hồng Hạnh. Đến tháng 10/1962, tạm biệt chồng, con (khi đó khoảng 2 tuổi), bà quay lại miền Nam hoạt động tình báo. Bà được giao nhiệm vụ phụ trách hoạt động tình báo trong đội ngũ đầu não cao cấp nhất trong chính quyền Sài Gòn.

Đến năm 1975, sau 15 năm xa cách, bà Phấn mới gặp lại được con gái mình. Thời điểm gặp lại mẹ, chị Hạnh (con gái bà Phấn) chia sẻ: Tôi bạo dạn tới gần hỏi: "Bác có phải là mẹ của cháu không?". Người phụ nữ xinh đẹp ấy thoáng chút bỡ ngỡ, chậm rãi bước đến gần và nhìn chị.

nguoi-dep-tay-do-thuc-chat-la-ai-3
Bộ phim Người đẹp Tây Đô của đạo diễn Lê Cung Bắc. (Nguồn: Thanh Niên)

Bà hỏi chị Hạnh, cháu tên gì, cháu ở với ai? Khi đã xác nhận được chính xác đứa con gái ruột của mình đang đứng trước mặt, bà Phấn vội vàng ôm con vào lòng, nghẹn ngào nói: "Bác là mẹ của con đây". Sau hôm hội ngộ ấy, bà Phấn dẫn con gái theo đoàn quân giải phóng vào tiếp quản miền Nam Việt Nam.

Bà Lâm Thị Phấn hoạt động cách mạng cho đến khi miền Nam giải phóng. Bà được điều về Quân khu 9 công tác và nghỉ hưu năm 1984. "Người đẹp Tây Đô" qua đời trên chính mảnh đất Cần Thơ - nơi bà sinh sống, chiến đấu anh dũng quá nửa đời người.

Sau này, cuộc đời của nữ tình báo xinh đẹp đã trở thành nguồn cảm hứng để nhà văn Trầm Hương viết tác phẩm "Người đẹp Tây Đô". Và tác phẩm này đã được chuyển thể thành phim cùng tên. Bộ phim đã làm nên tên tuổi của nhiều diễn viên như Việt Trinh, Hồng Anh...

Xem thêm: Anh hùng LLVTND Kostas Saratidis - Nguyễn Văn Lập: Người lính da trắng mang "trái tim Việt Nam”

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận