Người đàn ông U70 miệt mài cứu rỗi linh hồn gần 400 thai nhi bị bỏ rơi
4 năm ròng rã, ông Chín Xuân đã đưa 382 thai nhi yểu mệnh về chôn cất tử tế trong nghĩa trang gần 2000m2 ở Sóc Trăng.
Ông Huỳnh Văn Xuân (Chín Xuân, 72 tuổi, ngụ tại phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) là tấm gương sáng trong việc làm thiện nguyện. Suốt 24 năm ròng rõ, có lúc một mình, có lúc cùng vợ con, có lúc cùng bạn bè, ngược xuôi các bệnh viện để làm thiện nguyện, giúp đỡ người khó khăn. Thậm chí, mỗi ngày, ông tự chạy xe hơn 20km để chôn cất những thai nhi không tên yểu mệnh.
Theo tìm hiểu, sau khi kết thúc chiến tranh, ông Chín Xuân trở về quê hương làm việc. Sau khi nghỉ hưu ông tập chung giúp đỡ những người khó khăn hơn mình.
Năm 2007, ông đi thăm bệnh ở bệnh viện phát hiện có nhiều người khó khăn, không có tiền mua thuốc, ngay cả ăn uống cũng không đủ. Những hình ảnh đó khiến ông suy nghĩ nhiều ngày và tự hỏi sao có nhiều người khổ vậy. Về sau, ông cùng với vợ nấu cơm từ thiện ở bệnh viện. Cứ thứ 5 hàng tuần, vợ chồng ông lại xách đồ đến bệnh viện nấu ăn. Mỗi ngày cố gắng nấu được 100 suất cơm mang đến bệnh viện phát.
Không chỉ nấu cơm, ông Chín Xuân còn giúp đỡ, cưu mang những đứa trẻ mồ côi, người già neo đơn và an táng những người lớn tuổi không có ai lo hậu sự.
Thời gian đầu thấy bố đi hoài các con cũng ngăn cản, đề nghị ông ở nhà an dưỡng tuổi già. Thế nhưng ông Chín Xuân vẫn quyết đi vì đây cũng là cách làm phúc cho con cháu. Thấy bố suy nghĩ vậy, các con ông cũng ủng hô, không khuyên ngăn nữa.
Không chỉ phát cơm thiện nguyện, ông Chín Xuân còn muốn xây dựng nghĩa trang cho các thai nhi yểu mệnh. Ông năm lần bảy lượt xin hết đầu này đầu kia nhưng không ai đồng ý, phần vì người ta ngại, phần vì có miếng đất trống để làm nghĩa trang cũng là chuyện rất khó.
Phải đến năm 2016 trong một lần đi thiện nguyện ở Sóc Trăng, ông chia sẻ mong muốn cho sư trụ trì và được thầy đại diện chùa cho 200m2 đất để an táng các bé. Sau người ta thấy việc thiện của ông có ý nghĩa thì cho thêm miếng đất 170m2 ở cạnh nghĩa trang thai nhi để ông tiếp tục làm việc công đức.
Trong 4 năm, ông Chín Xuân đã chôn cất được 382 thai nhi xấu số. "Những ngày đầu làm việc này, tôi không sợ mà chỉ thấy giận, thấy buồn vì những đứa bé có khi đã thành hình, có tay chân mà sao lại tàn nhẫn bỏ nó. Lắm lúc tức, tôi cũng chửi nhưng sau này nghĩ họ cũng có cái khổ, tôi lại thôi và cứ lặng lẽ làm việc của mình", ông Chín Xuân kể.
Những đứa trẻ bị bỏ rơi đều được ông Chín Xuân mang đi an táng cẩn thận. Có một số đứa khác đã được người ta đưa lên chùa khâm liệm rồi đưa đến tận tay cho ông an táng. Cũng có nhiều người qauy lại cũng bái, cũng có người lạnh lùng vất những đứa trẻ tội nghiệp trong bọc nilong hay có những người ẩn danh đem thi thể bọn trẻ đến cho ông. Dù biết họ là ai nhưng ông Chín Xuân vẫn tuyệt nhiên không nói gì.
Những đứa trẻ mang đến cho ông chôn cất đều phải có giấy siêu âm xem bao nhiêu tháng tuổi thì ông mới nhận. Bởi ông Chín Xuân quan niệm, con người chết đi phải biết ngày sinh, ngày tử.
Nhiều năm nay, ông Chín Xuân chứng kiến không ít những đứa trẻ đáng thương bị bỏ rơi, ông từng kể: "Đứa lớn nhất mà tôi nhận chắc cũng đã hơn 6 tháng. Nó đã thành hình, có tay chân vậy mà mẹ nó nỡ lòng vứt bỏ. Có những đứa còn nguyên vẹn, tôi đem về lau sạch cơ thể rồi làm lễ an táng. Có những đứa đáng thương hơn, chân tay bị cắt, có khi đầu bị nát ra, tôi nhìn mà không kìm được nước mắt".
Theo ông Chín Xuân, cái giá cho một lần phá thai nguyên vẹn là 25 triệu đồng. Còn nếu chỉ có mấy triệu thì đứa trẻ sẽ bị cắt, bị xẻ nhỏ để lôi ra khỏi tử cung người mẹ. Ông Chín Xuân không ít nhận chứng kiến những đứa trẻ không nguyên vẹn như thế, đáng thương vô cùng.
Năm nay ông Chín Xuân đã 72 tuổi nhưng vẫn miệt mài đi nhận những thai nhi tội nghiệp về an táng. Ông chia sẻ, trong quá trình làm thiện nguyện, ông được nhiều người giúp đỡ, người giúp vật chất, người giúp sức, có người phụ ông nấu cơm, dọn dẹp nghĩa trang... Tuy nhiên, không có ai có thể gắn bó lâu vì họ còn cuộc sống của họ.
Không chỉ chôn cất bọn trẻ xấu số, mỗi ngày ông Chín Xuân đều mua sữa, bánh đến thắp nhang, cúng khấn cho chúng. Nhà ông ở Cần Thơ, nghĩa trang ở Sóc Trăng nhưng đều đặn mỗi ngày ông chạy xe hơn 20km để đến "thăm" bọn trẻ.
Cho đến thời điểm hiện tại, ông chỉ lo mình già đi, sức khỏe yếu, không đủ sức để lo cho tụi trẻ nữa. Không ít lần ông ra nghĩa trang, nói với tụi trẻ rằng: "Nếu một ngày nào đó ông hết duyên với các con thì xin các con hiểu và đừng buồn ông".
Suốt 72 năm cuộc đời, ông Chín Xuân chưa từng bị bệnh, sức khỏe luôn ổn định. Có lẽ đây là phước mà trời ban cho ông.
Chuyện về người xe ôm 64 tuổi sở hữu thành tích "khủng" hơn 50 lần hiến máu cứu người
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận