Chuyện về nắm cơm thừa của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ: Càng đánh lâu, anh nuôi càng khóc nhiều

Mỗi ngày, anh nuôi nấu và phát cho các chiến sĩ Điện Biên 2 năm cơm to. Nhưng sau những trận đánh trở về lại không đủ người, phần cơm thừa  nằm lăn lóc dưới chiến hào, anh nuôi khóc nghẹn...

Đỗ Thu Nga
10:00 27/04/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là chiến thắng chung của các nước trên bán đảo Đông Dương, chiến thắng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Nó chứng minh một chân lý của thời đại: các dân tộc bị áp bức, lo xâm lược, nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi; đã thôi thúc, khích lệ và cổ vũ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mỹ La Tinh đứng lên đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân đế quốc.

Thế nhưng, đằng sau chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" đó là sự hi sinh xương máu của bộ đội Việt Nam. Một trong những câu chuyện xúc động về chiến dịch Điện Biên Phủ chính là những giọt nước mắt của anh nuôi khi nhận được tin thiếu chiến sĩ sau mỗi trận đánh và cơm nắm lại thừa....

Nước mắt của anh nuôi

Nhớ về chiến dịch Điện Biên Phủ ngày đó, nhà giáo Đỗ Ca Sơn cho rằng, không thể không ghi nhận công lao của hệ thống hậu cần đã miệt mài tiếp tế lương thực, đạn dược hàng trăm cây số đường rừng lên chiến địa. Trung đoàn 174 của ông Sơn chính là đơn vị chủ lực đánh đồi A1 ngày đó. Và ông vẫn còn nhớ như in chuyện về nắm cơm, con cá ở khe chiến hào của hơn 60 năm về trước.

Nghen-ngao-chuyen-ve-nam-com-thua-trong-chien-dich-Dien-Bien-Phu
Xe đạp thồ lương thực, nhu yếu phẩm lên chiến địa Điện Biên Phủ

Ông Sơn khẳng định, bộ đội ở Điện Biên không đói. Ông và các đồng đội chỉ thỉnh thoảng bị đứt bữa vì gạo chưa kịp cho anh nuôi nấu. Đơn vị ông ẩn nấp cách đồi A1 chỉ khoảng 2km. Từ đó đến kho gạo khoảng 10 - 15kh. Đôi khi gạo từ miền xuôi lên chậm một chút nên phải nhịn một hai bữa. 

Người khỏe mạnh bấy giờ mỗi ngày chỉ ăn hết nhiều nhất là nửa cân gạo. Nhưng ông Sơn vẫn nhớ, mỗi chiến sĩ Điện Biên ngày đó được phân tiêu chuẩn 1kg tể một ngày. Nếu gạo nếp là 1,2kg.

Anh nuôi nấu cho mỗi chiến sĩ 2 năm cơm. Mỗi nắm nửa cân. Lính tráng cứ giắt cơm ở lưng quần, muốn ăn lúc nào thì ăn. Vừa chiến đấu vừa ăn, vừa đào hào vừa ăn. Ở vào hoàn cảnh đó, người ta đâu có thời gian để đợi đến bữa rồi ăn cùng nhau. Mỗi người được 1 hoặc 2 con cá bé bằng 2 ngón tay. 

Chiến sĩ Điện Biên ai cũng nhớ loại cá mắm kem đặc, cũng được làm từ cá (quánh lại như kem). Không có thịt ăn không phải là điều đáng sợ. Nhưng suốt mấy tháng trời, ông Sơn và đồng đội không được ăn rau. Bộ phận hậu cần chỉ có thể đảm bảo đủ lương thực, đạn dược.

Lúc mới đóng quân, anh nuôi xuống khe suối, hái rau tàu bay về ăn. Nhưng chỉ một hai hôm rau hết. Họ kiếm được rau gì ăn không chết là được. Có những loại rau vừa đắng, vừa chát nhưng bộ đội vẫn cố ăn.

Nghen-ngao-chuyen-ve-nam-com-thua-trong-chien-dich-Dien-Bien-Phu-9
Bữa cơm dưới chiến hào của bộ đội ta

Mỗi đại đội có khoảng 120 người thì có một tiểu đội 10 người làm cấp dưỡng. Ban đêm, anh nuôi nấu cơm rồi phát cho mỗi chiến sĩ 2 năm to. Anh nuôi bao giờ cũng nấu đủ cơm, nhưng thường không có đủ người để ăn. 

Cơm vừa nấu xong còn nóng hôi hổi nhưng chỉ ngay sau đó đã có người không ăn nữa. Sau mỗi trận đánh, mỗi trận bom địch đổ xuống lại có vài chục người nằm xuống. Năm cơm để lại không có người ăn.,

Người chết không ăn, người bị thương không ăn, người đánh mệt quá không ăn. Những người sống sót quá đau đớn, xót thương đồng đội cũng không ăn. "Người ta đưa ra công thức: 80 người ăn 120 suất", ông Sơn kể.

Có ngày, sau trận đánh, anh nuôi rơi nước mắt nhìn người sống sót cố nuốt cơm trệu trạo. Những nắm cơm còn lại của người chết nằm lăn lóc dưới chiến hào. Anh nuôi nức nở: "Nấu cơm không thằng nào ăn thì nấu làm gì? Tôi không nấu cơm nữa đâu! Mai tôi đi đánh nhau!".

Ông Sơn nghẹn đắng như sống lại ký ức hơn 60 năm trước. Đáng thương đôi khi không phải vì đói mà là thiếu rau xanh, cảnh gian khổ, đồng đội hy sinh.

Người chịu sức ép lớn nhất là hệ thống hậu cần

Người ta thường nhắc, sự gian khổ ở Điện Biên Phủ là 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm. Nhưng theo ông Sơn, chiến dịch này bắt đầu sớm hơn nhiều, gần 100 ngày đêm mới đúng.

Hồi đó, đơn vị ông hành quân từ Thanh Hóa, đến vị trí tập kết ở đồi A1 khoảng 2km vào ngày 20/1. Từ đó, chiến dịch đã bắt đầu bởi ông và đồng đội chịu đựng bom đạn quần thảo ngày đêm. 

Địch biết chúng ta đang chuẩn bị đánh. Địch không xác định được vị trí cụ thể nhưng vẫn biết quân ta ẩn nấp quanh khu vực đó nên thường xuyên cho máy bay ném bom. Tướng của quân Pháp tuyên bố, chỉ cần một ngọn khói bốc lên là dập ngay.

Ngày nào cũng có thương vong, máu chảy, nhưng quân đội ta chưa được đánh lại, chỉ đào hầm, đào hào ẩn nấp. Mọi thứ đều phải bí mật. Bắn lại là lộ ngay vị trí. Suốt thời gian đó, hệ thống hậu cần vẫn miệt mài cung cấp lương thực, đạn dược.

Nghen-ngao-chuyen-ve-nam-com-thua-trong-chien-dich-Dien-Bien-Phu-7

Lúc đầu chủ trương của Bộ Chỉ huy là đánh nhanh thắng nhanh. Đánh thắng vào Mường Thanh ăn Tết là đẹp. Chiến sĩ cũng háo hức đánh một trận kịch liệt, chết thì chết, sống thì sống. Nhưng sau đó, trên thay đổi chiến thuật. Chiến dịch kéo dài thêm mấy tháng. Nhiều lính tráng lúc đó khá buồn nhưng vì kỷ luật phải chấp hành.

Vậy nhưng ông Sơn cho rằng, những người chịu sức ép lớn nhất là hệ thống hậu cần. Vì chiến thuật đánh thay đổi đột ngột, hệ thống hậu cần buộc phải thay đổi theo. Mọi thứ chuẩn bị cho 2 tháng bỗng dưng chuyển thành 5 tháng. Sự khó khăn ấy có ai tưởng tượng nổi.

“Sau này nghĩ lại, những người lính như chúng tôi thấy rất biết ơn hệ thống hậu cần ấy. Nhờ họ mà người lính không đó", ông Sơn nói.

Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ gồm: Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy mặt trận Võ Nguyên Giáp, Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm, Chủ nhiệm Cung cấp Đặng Kim Giang.

Trong cuốn "Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước" của NXB Quân đội nhân dân năm 1974, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề cung cấp lương thực, thực phẩm, đạn dược là một nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém về tác chiến; khó khăn về cung cấp không kém khó khăn về tác chiến. Hậu cần phải cung cấp lương thực đạn dược cho một binh lực lớn ở xa hậu phương hàng 500-700 km trong một thời gian dài trong điều kiện đường sá khó khăn, phương tiện vận tải thiếu thốn, quân địch không ngừng đánh phá các tuyến đường cung cấp của ta. Lại còn thời tiết nữa, một trận mưa có thể gây trở ngại hơn một trận bom địch. Chính vì vấn đề cung cấp khó khăn như vậy, cho nên quân địch không bao giờ tưởng tượng được rằng chúng ta có thể khắc phục được khó khăn này”.

Xem thêm: Chuyện chưa kể về người "gây động đất" ở chiến dịch Điện Biên Phủ: Từ anh thợ cày đến chiến công oanh liệt đồi A1

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận