"Cha đẻ" xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ: 1 chuyến chở kỷ lục 325kg quân nhu

Chiến sĩ dân công Ma Văn Thắng chính là "cha đẻ" của chiếc xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ với kỷ lục có chuyến chở đến 325kg, gấp 13 lần một người gồng gánh.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là chiến thắng của cuộc chiến tranh nhân dân trên phạm vi cả nước. Đó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó không thể không nhắc đến vai trò của đội ngũ hậu cần. 

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, vấn đề cung cấp, tiếp tế quân nhu vô cùng khó khăn. Bởi điều kiện tuyền tuyến cách xa hậu phương từ 400 - 500km, thời tiết khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, đường xá hư hỏng... Thế nhưng, ta vẫn phải đảm bảo cung cấp một lượng vũ khí, đạn được, lương thực, thực phẩm, đồ dùng, thuốc men một cách nhanh chóng, liên tục và gấp rút. Đặc biệt, việc tiếp tế cần phải được giữ bí mật cao nhất để tránh địch phát hiện, đánh phá. 

Với tinh thần "quyết chiến, quyết thắng", hàng vạn dân công đã được huy động để vận chuyển quân nhu bằng những phương tiện thô sơ. Một trong những phương tiện làm nên lịch sử trong những chuyến vận chuyển lương thực, đạn được này là xe đạp thồ.

chan-dung-cha-de-chiec-xe-dap-tho-trong-chien-dich-dien-bien-phu-0
Những chiếc xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội và dân công đã sử dụng 21.000 chiếc xe đạp thồ, được gọi là "binh chủng xe đạp thồ", hoạt động suốt gần 1.500km. Lực lượng này được biên chế thành từng đoàn theo địa phương, mỗi đoàn có nhiều trung đội, mỗi trung đội có từ 30 đến 40 xem, chia thành các nhóm khoảng 5 xe để hỗ trợ nhau khi qua đèo, vượt dốc. Mỗi đoàn xe đạp thồ có 1 xe chuyên chở phụ tùng thay thế, sửa chữa dọc đường.

Một chiếc xe đạp thồ trung bình có thể chở từ 50 - 100kg hàng hóa, tương đương sức vác của 5 người, tốc độ nhanh hơn, có thể vận chuyển được vật tư cồng kềnh, chất lỏng (xăng, dầu) đi trên nhiều loại địa hình mà ô tô không đi được. Ưu điểm lớn nhất của phương tiện này là không cần nhiên liệu, dễ sửa chữa, dễ ngụy trang, có thể đi thành hàng dài trong mọi điều kiện thời tiết. 

Theo Thiếu tướng Lê Mã Lương - nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, xe đạp thồ của Việt Nam là phương tiện chiến tranh huyền thoại. Nó không chỉ xuất hiện trong kháng chiến chống Pháp, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ mà sau này chiếc xe đó còn được sử dụng hiệu quả trong kháng chiến chống Mỹ.

chan-dung-cha-de-chiec-xe-dap-tho-trong-chien-dich-dien-bien-phu-5
Thiếu tướng Lê Mã Lương (Ảnh: Dân Việt)

Xe đạp thồ không chỉ phục vụ vận tải lương thực, thực phẩm, đạn dược mà còn sử dụng để cáng thương binh (xe trước - xe sau, giữa mắc võng). Ở chỗ đường rộng, người sử dụng xe đạp còn cặp đôi xe lại với hai võng chở hai thương binh. 

Vậy ai là "cha đẻ" của chiếc xe đạp thồ huyền thoại này? Theo báo Vietnamnet, người có sáng kiến cải tiến xe đạp trở thành xe đạp thồ huyền thoại giúp chở được nhiều hàng hóa vật tư hơn là ông Ma Văn Thắng quê ở Thanh Lâu (huyện Thanh Ba, Phú Thọ). Hiện ông Thắng đã qua đời. Khi đó, ông Thắng là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính xã Thanh Minh (huyện Thanh Ba, thị xã Phú Thọ). Hiện chiếc xe đạp thồ của ông Thắng sử dụng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đang được đặt ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, xe đạp được dân công sử dụng để chở lương thực, tuy nhiên lúc đầu chỉ chở được từ 80 - 100kg, đi lại vất vả. Trong quá trình vận chuyển, ông Thắng đã có sáng kiến cải tiến chiếc xe để nâng mức chở lên 200kg, thậm chí là hơn 300kg. Như chiếc xe của ông Thắng kỷ lục chở được 325kg.

chan-dung-cha-de-chiec-xe-dap-tho-trong-chien-dich-dien-bien-phu-6
Ông Ma Văn Thắng, Phú Thọ với chiếc xe đạp thồ đạt kỷ lục chở 325kg hàng trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ (ảnh báo Điện Biên Phủ)

Ông Lê Mã Lương từng chia sẻ đã từng gặp Ma Văn Thắng lần ở Hà Nội và cũng từng lên nhà ông Thắng 1 lần: "Tôi nói với ông, qua tài liệu cũng như qua phổ biến chúng tôi được biết bác là người có sáng kiến cải tiến chiếc xe đạp để thồ hàng phục vụ chiến dịch, mà xe không phải bác mang từ nhà đi. Ông Thắng nói ngay, mình nghèo rớt mùng tơi lấy đâu ra xe đạp.

Thời đó những người có xe đạp phải là những gia đình khá giả, còn đối với nông dân, đặc biệt là bần cố nông thì không bao giờ có thể mơ có được tài sản này. Nói như thế để thấy xe đạp thời đó rất giá trị. Còn ông Thắng lúc đó chỉ là bần nông.

Ông Thắng cho biết, chiếc xe đạp thồ ông sử dụng là đi mượn của cơ quan đóng trên đường ra mặt trận và sau trở thành tài sản gắn với ông vì cơ quan đó đã di chuyển, ông Thắng không biết trả lại cho ai".

Để thồ được hàng nặng như vậy xe phải gia cố như buộc đoạn tre nhỏ  (hoặc hỗ) dài khoảng 1 mét, gọi là "tay ngai" vào ghi-đông để điều khiển; một thanh gỗ (hoặc thanh tre cứng) cao hơn yên xe khoảng 50cm buộc vào trục yên, vừa giúp giữ thăng bằng, vừa đẩy xe đi; gá hêm sắt, buộc thêm gỗ để tăng độ cứng của khung xe; lấy vải, quần áo cũ, săm cũ lót vào bên trong tăng độ bền của săm, lốp xe; bổ sung thêm 2 chiếc ghế, một chiếc để dựa xe trong lúc nghỉ chân, một chiếc để chèn xe khi xuống dốc.

chan-dung-cha-de-chiec-xe-dap-tho-trong-chien-dich-dien-bien-phu-2
Để có thể thồ được khối lượng lớn, từ một chiếc xe đạp, dân công, bộ đội buộc thêm vào ghi-đông một đoạn tre nhỏ, dài khoảng một mét

Sinh thời, ông Thắng cũng từng chia sẻ, không biết mình là người đầu tiên nghĩ ra sáng kiến này. Sau này báo chí tuyên truyền rồi Bảo tàng Lịch sử Quân sự đưa chiếc xe về trưng bày thì ông mới biết. 

Nói về chiếc xe đạp thồ của quân ta, trong cuốn “Trận Điện Biên Phủ”, ký giả G. Roa đã viết: “Đã có hàng trăm tấn bom được ném xuống các tuyến giao thông và những con đường tiếp vận của Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng chẳng bao giờ cắt đứt nổi những con đường ấy… Tướng Nava bị thua chính là những chiếc xe đạp thồ với những kiện hàng từ 200 đến 320kg, được điều khiển bởi những con người ăn không thật no và ngủ thì nằm ngay trên những mảnh nilông trải trên đất.”

Đội quân xe đạp thồ xuất hiện ở Điện Biên là một sự kỳ diệu chưa từng có trong lịch sử chiến tranh, không chỉ ở Việt Nam mà cả lịch sử chiến tranh thế giới. Là minh chứng sinh động cho tinh thần và ý chí quyết tâm không có gì lay chuyển được của một dân tộc trên con đường tìm lại độc lập tự do.

Xem thêm: Chân dung cựu binh chuyên làm căn cước giả giúp điệp viên cộng sản thâm nhập vào sâu trong lòng địch

Đọc thêm

Không chỉ là doanh nhân giỏi, tỷ phú Nguyễn Sơn Hà còn là một công dân yêu nước với nhiều đóng góp và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.

Chân dung tỷ phú Việt hiến tặng cả yến vàng, nhẫn kim cương cho cách mạng
0 Bình luận

Mặc dù có sự nghiệp tình báo vinh quang, nhưng cuộc đời của quận chúa Nguyễn Phúc Ngọc Diệp lại gặp nhiều trắc trở...

Cuộc đời truân chuyên của nữ tình báo xuất thân 'danh gia vọng tộc' Nguyễn Phúc Ngọc Diệp
0 Bình luận

Ở tuổi 21, anh hùng Huỳnh Thị Ngọc khiến quân địch điên đầu bởi sự "lì đòn" và "rắn mặt". Dựa vào vẻ ngoài tiều tụy, Huỳnh Thị Ngọc đã táo bạo giả câm, giả điên để che mắt quân thù.

Nữ anh hùng 'gan vàng dạ sắt' Huỳnh Thị Ngọc: Giả câm, giả điên để qua mắt kẻ thù
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 19 giờ trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất