Chân dung cựu binh chuyên làm căn cước giả giúp điệp viên cộng sản thâm nhập vào sâu trong lòng địch

Với "bàn tay phù thủy" của mình, cựu binh Lâm Quốc Dũng đã làm ra những giấy tờ giả giúp bộ đội ta thâm nhập vào đô thành Sài Gòn, góp phần tạo dựng ra những "anh hùng biệt động" lừng danh trong lịch sử. 

Đỗ Thu Nga
08:00 02/08/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo Vtc.vn, cho đến khi hòa bình lập lại, đất nước phát triển, cựu binh Lâm Quốc Dũng vẫn nhớ như in những ngày đầu tham gia cách mạng. Giai đoạn đó, bài hát "Lá xanh" của Hoàng Hiệp "đi đầu quân, đi trong mùa động viên..." đã thôi thúc bao thanh niên rời xa làng quê, xa gia đình tòng quân... Và ông Dũng là 1 trong số đó.

Nhờ sự cương quyết của bản thân và nhờ sự thuyết phục của một chính trị viên tiểu đoàn Quyết Thắng đóng quân tại nhà ông ở xã Nhuận Đức (huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh) mà cuối cùng ông Dũng được gia đình đồng ý cho lên đường nhập ngũ.

Vào năm 1964, ông Dũng chính thức vào hoạt động ở phòng Chính trị, quân khu Sài Gòn - Gia Định. Chưa đầy 1 năm sau, ông được đơn vị cử đi học điều khắc để khắc tranh báo chí.... Cũng từ đó, ông đến với nghiệp làm giấy tờ giả để phục vụ cách mạng.

ai-la-nguoi-chuyen-lam-can-cuoc-gia-cho-diep-vien-cong-san-0
Ông Lâm Quốc Dũng với người đồng đội năm xưa

Trong cuốn hồi ký của ông Dũng có kể, lớp học của ông có 3 người. Người thầy dạy 3 học trò nghề khắc mộc tròn là ông Út Dự. Sau này thầy hy sinh trong trận đánh vào Bộ Tư lệnh Hải quân, đợt tổng tân công, nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. 

Sau khi học khắc mộc, ông Dũng tiếp tục học làm các công đoạn của giấy tờ giả thông qua người thầy Tư Lũy. Và cuối cùng, ông học chụp, rửa ảnh trong điều kiện thiếu thốn đủ thứ ở chiến trường bởi thầy Năm Thi. 

Mỗi người dạy mỗi nghề khác nhau nhưng nhờ vào năng khiếu bẩm sinh và sự cần mẫn mà ông Dũng có thể tự "sản xuất" ra những tờ giấy giả một cách hoàn chỉnh, giúp ích rất nhiều cho cách mạng.

Ngày ấy, để làm giấy tờ giả cho những người hoạt động trong nội đô có nhiều khâu khác nhau, mỗi khâu do một người phụ trách. Thế nhưng, sau quá trình học tập và nghiên cứu, ông Dũng có thể độc lập thực hiện tất cả các công đoạn.

Và thời điểm đó, chủ yếu làm giấy tờ cho những người hoạt động trong nội đô Sài Gòn, lực lượng biệt động và lãnh đạo các đơn vị vào thị sát chiến trường đô thị. Nhiều đồng đội khi đó gọi ông là "Dũng quận trưởng" vì ông chính là người ký giả tên các quận trưởng vào căn cước khi làm giấy tờ giả.

Ông Dũng cho biết, trước giai đoạn 1968, căn cước của chính quyền Sài Gòn cấp cho dân từ 18 tuổi trở lên có 2 loại khác nhau, khác cả về mẫu mã, kích thước nhưng nội dung thì cơ bản giống nhau.

ai-la-nguoi-chuyen-lam-can-cuoc-gia-cho-diep-vien-cong-san-5
Ảnh tư liệu do ông Dũng lưu giữ

Với tài nghệ của ông Dũng thì loại căn cước này khá đơn giản. Tuy vậy, ông Dũng cho rằng vẫn cần phải có con mắt tinh tường, nghiên cứu kỹ lưỡng thì mới có thể làm giả y như thật. Vì quận này cóc ăn cước có dấu vết khác với quận kia, các quận trưởng cũng dùng loại bút riêng để ký vào căn cước... Những đặc điểm đó, người làm giấy giả chuyên nghiệp, không lưu ý sẽ là một sai lầm chết người, người Dũng cho biết.

Nhờ có những chiếc thẻ căn cước giả nhìn y như thật mà các cán bộ chiến sĩ cộng sản trung kiên có thể bí mật hoạt động trong lòng nội đô. Từ đó tạo nên nhiều chiến công vang dội. Đa số những người này, sau đó đều được truy phong, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang như: Nguyễn Văn Tăng (2 lần), Trần Thị Mai, Đoàn Thị Ánh Tuyết…

Vào giai đoạn sau trận tấn công Tết Mậu Thân, có một số chiến sĩ hy sinh và bị chính quyền Sài Gòn thu giữ giấy tờ. Từ số giấy tờ đó, chính quyền Mỹ - Ngụy tăng cường lục soát trong nội đô, lập các chốt gác để kiểm tra. Thậm chí chúng còn sử dụng lực lượng chiêu hồi để nhận dạng cán bộ hoạt động trong nội đô.

Có cán bộ cách mạng sa lưới sau này kể lại, bọn mật vụ tra tấn dã man để tìm hiểu thông tin về những tấm căn cước. Nhưng cán bộ ta trung kiên thà chết chứ không chịu khai báo. Bọn mật vụ còn trưng ra tấm ảnh của người có biệt danh "Dũng râu" mà chúng biết là chuyên giấy tờ giả cho cộng sản thâm nhập đô thành Sài Gòn nhưng các đồng chí của ta vẫn không hé răng khai nửa lời.

ai-la-nguoi-chuyen-lam-can-cuoc-gia-cho-diep-vien-cong-san-3
Căn cước Rồng Xanh do chính quyền Sài Gòn cấp

Để đối phó với tình trạng căn cước giả của Việt cộng, chính quyền Mỹ - Ngụy tăng cường các biện pháp đối phó bằng cách đưa từ Mỹ sang loại căn cước Rồng Xanh để cấp cho những người từ 15 tuổi trở lên. Loại căn cước này làm theo công nghệ Mỹ, cực kỳ tinh xảo và phức tạp. Khi dùng loại căn cước này, chúng vẫn kiểm soát rất chặt chẽ.

Tuy nhiên, trong quá trình đổi căn cước này, chính quyền cũ đã cấp cho người dân một loại giấy gọi là biên nhận, có giá trị lưu hành cho đến khi được cấp căn cước mới. Loại giấy này cũng được chúng làm rất phức tạp để tránh cộng sản làm giả.

Biết địch làm mới căn cước, ông Dũng lại bắt tay vào nghiên cứu, sản xuất giấy biên nhận giả. Kết quả ngoài mong đợi, ông đã thành công. Với thành tích đó, ông được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba.

Song song quá trình tạm giữ sử biên nhận giả, ông Dũng vẫn cho ra đời nhiều loại giấy giả khác như: giấy chứng nhận hồi hương của Việt kiều Campuchia, sự vụ lệnh, chứng chỉ tại ngũ, giấy nghỉ phép, tờ cớ mất giấy tờ, giấy hoãn dịch… vẫn đảm bảo cho cán bộ của ta an toàn lưu thông.

Đến cuối năm 1971, căn cước Rồng Xanh giả được sản xuất thành công khi phải gửi ra nước ngoài. Qua "bàn tay phù thủy" của ông Dũng, loại căn cước này được làm giống y hệt, được sử dụng làm "vũ khí" trong cuộc chiến, trong một thời gian dài. 

Đến năm 1975, ông Dũng về làm ở quân đội Q.3, rồi biệt phái làm phó phòng quản lý nhà đất Q.3. Từ năm 1976 đến khi về hưu, năm 2009, ông công tác tại Hội Điện ảnh TP Hồ Chí Minh.

Nói về những đóng góp cho công tác đặc biệt này, cựu binh Quốc Dũng chia sẻ: "Tôi đã sống, cống hiến hết mình, đã đi qua cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc. Hôm nay nhìn đất nước thanh bình là vui rồi”.

Xem thêm: Đám giỗ sống và hành trình 3 lần ám sát Ngô Đình diệm của người tử tù không số Mười Thương

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận