9x tử tế: Nam sinh khuyết một tay và 27 lần hiến máu tình nguyện
Vụ tai nạn khiến Nguyễn Phúc Đức (SV năm 3 Trường ĐH Khoa học, Đại học Thái Nguyên), vẫn bền bỉ tham gia hiến máu tình nguyện để cứu người với 27 lần, nhiều hơn cả số tuổi của mình.

Tình nguyện làm mọi việc có thể để giúp cộng đồng
Nguyễn Phúc Đức (26 tuổi) sinh ra trong một gia đình thuần nông ở xã Kha Sơn (H.Phú Bình, Thái Nguyên). Tuổi thơ của Đức trải qua biến cố dữ dội khi năm lớp 6, Đức bị tai nạn và mất đi cánh tay phải.
"Trong lúc đang tắm, mình đã bị bức tường vừa xây đổ vào người dẫn tới dập nát một cánh tay, không thể cứu được", Đức nhớ lại. Vẫn cố gắng đi học và tập viết bằng tay trái, nhưng học hết THPT, Đức rất hoang mang không biết với một cánh tay thì đi học gì và có xin được việc làm hay không.
"Thời gian đó, mình suy nghĩ rất tiêu cực và không có ý định đi học tiếp, chỉ than thân trách phận", Đức kể. Với sự động viên của gia đình, bạn bè, Đức quyết định thi và trúng tuyển vào Trường ĐH Khoa học (ĐH Thái Nguyên).
Lúc đầu, Đức đăng ký học ngành thú y, nhưng vì khuyết một cánh tay nên sẽ khó cho công việc sau này. Vì thế, Đức chuyển sang học ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Bước ngoặt trong cuộc đời của Đức có lẽ là việc tham gia các hoạt động tình nguyện.
"Khi tham gia các hoạt động tình nguyện do Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên của trường tổ chức, mình đã nhận ra giá trị của bản thân, thấy bản thân dù khuyết tật nhưng vẫn có giá trị. Nhiều người khác còn khổ hơn mình rất nhiều. Vì thế, mình đã suy nghĩ tích cực hơn, tình nguyện làm mọi việc có thể để giúp đỡ cộng đồng", Đức trải lòng.
Lần đầu tiên đi hiến máu tình nguyện, Đức cũng rất lo lắng không biết có đủ sức khỏe hay không. Khi đó, Đức chưa hiểu biết gì về hiến máu nhưng chứng kiến những bệnh nhân cần máu, lòng nhân ái của Đức trỗi dậy, nam sinh mạnh dạn đăng ký tham gia.
"Mình cũng rất sợ, mọi người khuyến cáo nên uống 2 cốc trà đường trước khi hiến máu nhưng mình uống tới 10 cốc", Đức bật cười nhớ lại.
Thế rồi từ lần đi hiến máu đó, Đức đã có hiểu biết và "nghiện" hoạt động này vì nhận ra hiến máu không hại sức khỏe mà lại mang đến sự sống cho nhiều người. Vậy là, định kỳ cứ đến thời gian hiến được máu, nam sinh lại tình nguyện tham gia. Cho đến nay, đã 27 lần Đức hiến máu cứu người.
Tự tin nhờ hoạt động Đoàn, Hội
Không chỉ giàu lòng nhân ái, Đức đã đạt được nhiều thành tích cao trong học tập và rèn luyện như: đạt kết quả tốt với điểm trung bình tích lũy đạt 3,36, xếp loại giỏi; vinh dự nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cấp tỉnh.
Để rèn luyện bản thân, Đức hăng hái tham gia các hoạt động Đoàn, Hội. Hiện Đức là Phó chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Khoa học, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Sinh viên ĐH Thái Nguyên, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Sinh viên tỉnh Thái Nguyên. Trên cương vị này, Đức đã có những trải nghiệm quý giá trong khoảng thanh xuân của mình.
"Hoạt động phong trào Đoàn, Hội đã mang lại cho mình nhiều trải nghiệm quý báu; giúp mình phát triển kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ và tăng sự tự tin", Đức chia sẻ. Theo Đức, hoạt động Đoàn, Hội còn giúp Đức rèn luyện và phát triển kỹ năng quản lý, tổ chức, đặc biệt là môi trường để hoàn thiện bản thân, tìm kiếm cơ hội việc làm sau này.
Suốt thời gian qua, Đức đã không ngừng phấn đấu và luôn đặt ra cho mình những mục tiêu để ngày càng hoàn thiện hơn. "Dù không hoàn hảo, nhưng bản thân mình luôn cố gắng để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Bên cạnh đó, mình luôn lắng nghe, khiêm tốn, chân thành và không dao động trước những khó khăn; chủ động học hỏi từ thầy cô, những anh chị đi trước, bạn bè để trau dồi, đúc rút kinh nghiệm cho mình", Đức tâm sự.
Với những cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ, Đức đã trở thành một trong 75 Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác được tỉnh Thái Nguyên tuyên dương năm 2023 và là đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
(Theo Thanh Niên)
Xem thêm: 9x tử tế: Nguyện làm nhiều việc thiện để cuộc đời trở nên dịu dàng hơn
Đọc thêm
Với Bùi Thị Luyến, bệnh nhân K là những chiến binh mạnh mẽ, dũng cảm nhất. Cô nguyện dành công sức của mình để giúp họ trở nên đẹp hơn.
Sinh ra với cơ thể không lành lặn, giọng nói không rõ ràng nhưng bằng thái độ sống tích cực, Nguyễn Tài Nam đã vượt nghịch cảnh, nỗ lực làm thiện nguyện.
"Khi mọi thứ mất đi, tình người là thứ tồn tại duy nhất” - câu nói đã khiến Quang Anh quyết định xác balo đi xuyên Việt để "tìm tình người"...
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.