Số phận trớ trêu của những người mang dòng máu "quý hơn vàng", chỉ 1/6 triệu người có
Rh-null (Rh vô giá trị, hay máu vàng) là nhóm máu cực kỳ quý hiếm. Tỷ lệ người có nhóm “máu vàng” là một trên 6 triệu. Nhưng người sở hữu dòng máu hiếm này lại phải đối mặt với hàng loạt nguy hiểm đe dọa tính mạng...
Rh-null - nhóm máu hiếm và quý giá nhất hành tinh
Theo Hội Chữ thập đỏ Mỹ, máu của con người được chia làm nhiều nhóm dựa trên một số chất cacbohydrat và protein đặc thù trên hồng cầu. Trên thế giới ghi nhận khoảng 40 nhóm máu khác nhau với hơn 6000 loại kháng nguyên.
Trên bề mặt của mỗi tế bào hồng cầu có đến 342 kháng nguyên. Trong đó có khoảng 160 loại là phổ biến nhất. Sự hiện diện hay thiếu khuyết của một số kháng nguyên nào đó sẽ quyết định nhóm máu.
Cách ghi nhóm máu bao gồm: phần chữ cái là sự có mặt hay không của các kháng nguyên A, B; phần dương hoặc âm là sự có mặt hay không của RhD.
Theo đó, phân loại về nhóm máu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay chia nhóm máu thành 8 loại khác nhau:
A (-): Có kháng nguyên A, không có Rh
A (+): Có kháng nguyên A và Rh
B (-): Có kháng nguyên B, không có Rh
B (+): Có kháng nguyên B và Rh
O (-): Không có cả kháng nguyên A, B và Rh
O (+): Không có kháng nguyên A, B nhưng có Rh
AB (-): Có kháng nguyên A và B, không có Rh
AB (+): Có cả kháng nguyên A, B và Rh.
Thông thường, các kháng nguyên được phân chia, nằm trong 35 hệ thống nhóm máu. Hệ thống Rhesus được xem là đa dạng nhất, với 61 kháng nguyên. Trong đó, 5 kháng nguyên D, C, c, E và e đóng vai trò quan trọng.
Nhóm máu được xem là hiếm nhất trên thế giới có tên Rh-null. Người sở hữu nó không có bất kỳ kháng nguyên Rh nào cả, chứ không chỉ riêng RhD. Chính vì thế, nhân loại thường ví nó là “máu vàng” hay "dòng máu quý hơn vàng".
Trên thế giới, có nhiều nơi, huyết thanh của những người mang nhóm máu hiếm được bảo quản trong ngân hàng riêng. Nhiều người mang máu hiếm được ca ngợi, nhưng cũng có trường hợp trở thành "nô lệ máu".
Vì sao Rh-null có thể truyền cho bất kỳ ai có nhóm máu hiếm trong hệ thống Rh?
Như đã chia sẻ, trên bề mặt của mỗi tế bào hồng cầu có tới 34 kháng nguyên - các phân tử kích hoạt sản xuất một số protein chuyên biệt gọi là kháng thể - và sự thiếu vắng một số kháng nguyên nhất định sẽ xác định nhóm máu của một người.
Các kháng nguyên lại thuộc về 35 hệ thống nhóm máu, trong đó hệ thống Rh (Rhesus) là hệ thống lớn nhất với 61 kháng nguyên. Không có gì lạ khi con người thiếu 1 trong những kháng nguyên này. Tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra với một người thiếu tất cả các kháng nguyên phổ biến?
Nửa thế kỷ trước, các bác sĩ tin rằng, một phôi thai như vậy thậm chí không thể tồn tại trong tử cung chứ đừng nói đến phát triển thành 1 người khỏe mạnh. Nhưng vào năm 1961, một phụ nữ thổ dân Úc được xác định là có máu Rh-null, nghĩa là cô ấy thiếu tất cả các kháng nguyên trong hệ thống máu Rh. Kể từ đó đến nay mới có 43 người có máu Rh-null được xác định trên thế giới.
Người sở hữu máu vàng có thể truyền máu cho bất cứ ai có nhóm máu hiếm trong hệ thống Rh. Tiềm năng cứu sống người của nhóm máu này lớn đến nỗi các mẫu máu được hiến tại ngân hàng máu hoàn toàn ẩn danh nhưng các nhà khoa học vẫn thường cố gắng truy tìm tung tích người sở hữu máu Rh-null để trực tiếp yêu cầu họ hiến thêm.
Cũng vì sự khan hiếm của nó mà "máu vàng" thường chỉ được hiến trong những trường hợp cực đoan. Bởi nó không thể tiếp nạ bất cứ loại máu nào trừ chính máu Rh-null. Chuyện này đồng nghĩa với việc người sở hữu máu Rh-null có nguy cơ chết vì mất máu cao hơn hẳn người bình thường.
Trong trường hợp bị truyền các loại máu Rh mà không phải Rh-null, kháng thể trong máu của họ có thể phản ứng với các tế bào máu của người hiếm không tương tích, gây phản ứng miễn dịch có khả năng gây tử vong ngay lập tức.
Cống hiến cho khoa học
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Pakistan, nhóm máu Rh-null lần đầu được phát hiện vào năm 1961.
Người đầu tiên được xác nhận có nhóm máu vàng là một phụ nữ thuộc tộc người thổ dân Aboriginal ở Australia. Thời điểm đó, người này sống một mình nên các bác sĩ không thể tìm ra dấu vết huyết hệ của bà.
Trải qua hơn 50 năm, thế giới ghi nhận tổng cộng 43 trường hợp mang nhóm máu vàng. Song chỉ có 9 người đồng ý hiến tặng. Họ sống rải rác ở Brazil, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và Ireland.
Nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Pakistan cũng cho thấy trên thế giới, chỉ 14 gia đình mang trong mình kiểu hình máu Rh-null được y văn ghi nhận. Tỷ lệ người có nhóm “máu vàng” là một trên 6 triệu.
Ông Thomas (59 tuổi, ở Thụy Sĩ) là một trong số đó. Tình cờ trong một tai nạn khi nhỏ, Thomas được phát hiện mang trong mình nhóm máu hiếm nhất thế giới Rh-null. Điều đó khiến cuộc sống của ông thay đổi hoàn toàn.
Ví của ông luôn có chiếc thể tên kèm thông tin nhóm máu Rh-null phòng trường hợp ông phải nhập viện. Các bác sĩ khuyên Thomas không nên có con.
Mang trong mình dòng máu quý hơn vàng, Thomas chọn cách cống hiến cho y khoa. Ông đi đến những nơi xa xôi như Pháp, Tây Âu hay một số quốc gia châu Âu để hiến máu. Nhiều lần trong số đó, Thomas không được tài trợ chi phí đi lại nhưng ông đều rất sẵn lòng.
Những lần hiến máu khiến Thomas đối mặt thêm tình trạng thiếu hồng cầu nhẹ. Vì vậy, ông chỉ được hiến máu 2 lần/năm để đảm bảo sức khỏe. Người đàn ông này chia sẻ mang trong mình dòng máu quý hiếm là đặc ân và việc dùng nó để cứu người khiến Thomas thấy hạnh phúc.
Tuy nhiên, những lần hiến máu khiến Thomas đối mặt thêm tình trạng thiếu hồng cầu nhẹ. Vì vậy, ông chỉ được hiến máu 2 lần/năm để đảm bảo sức khỏe.
Giống như Thomas, ông James Harrison (59 tuổi, ở Australia) đã hiến máu hơn 1.000 lần trong cuộc đời từ năm 18 tuổi.
Nhóm máu của người đàn ông đến từ Úc chứa thành phần đặc biệt chữa được bệnh Rhesus. Bệnh Rhesus (hay huyết tán trẻ sơ sinh) là tình trạng người mẹ có nhóm máu âm nhưng mang thai đứa con có nhóm máu dương.
Trung bình, 3 tuần ông sẽ đi hiến máu 1 lần, liên tục trong nhiều năm qua. Theo dịch vụ máu của Hội Chữ thập đỏ Australia, lượng máu này ước tính đã được sử dụng để cứu sống hơn 2 triệu trẻ sơ sinh còn trong bụng mẹ khỏi căn bệnh trên.
"Mỗi túi máu đều quý giá, nhưng máu của James đặc biệt phi thường. Máu của ông thực sự được sử dụng để làm thuốc cứu mạng, truyền cho các bà mẹ có máu tấn công thai nhi", Jemma Falkenmire, thành viên Dịch vụ Máu chữ thập đỏ Australia, giải thích.
Năm 2015, Guinness World Records ghi nhận ông là “người đàn ông có cánh tay vàng”.
"Nô lệ" của máu vàng
Đây là tình huống đáng tiếc xảy ra với Li Yayuanlun (gọi tắt là Li Ya), 31 tuổi, quê ở Giang Tô, Trung Quốc, gặp phải.
Li Ya cho biết, tháng 6/2021, anh bị bắt cóc và đưa sang Campuchia, Li sống như "nô lệ máu" trong suốt 6 tháng trước khi được giải cứu. Từ tháng 8/2021, Li bị rút máu tổng cộng 7 lần. Mỗi lần cách nhau 1 - 1,5 tháng và bị rút 1,5 lít máu.
Số máu này được tổ chức lừa đảo đem bán ở chợ đen bởi Li mang nhóm máu gấu trúc Rh (-).
Beijing Youth Daily cho biết, khi trốn khỏi nơi bắt cóc, Li đã nhập viện trong tình trạng tiên lượng xấu. Bệnh nhân không thể ngẩng đầu, phải ngồi xe lăn, thở khó nhọc, cơ thể sưng tấy, không thể đứng và thiếu máu trầm trọng.
Bên cạnh đó, người bệnh còn bị xơ gan và nhiều biến chứng nội tạng khác. Các dấu vết của việc lấy máu cũng xuất hiện dày đặc trên cánh tay, đầu người bệnh.
Để cứu bệnh nhân thoát khỏi cơn nguy kịch, các bác sĩ đã truyền 8 túi máu, tương đương 2,8 lít. Hiện tại, Li vẫn phải nằm viện trong thời gian dài để chờ hồi phục.
Cận kề nguy hiểm vì dòng máu hiếm
Những người mang dòng máu hiếm này thường có tỉ lệ đe doạ tính mạng khi họ sinh nở, gặp tai nạn. Vì nhóm máu của họ không có sẵn.
Một trong 4 nhóm máu quý hiếm nhất thế giới là Boombay, được tiến sĩ Bhende tại Ấn Độ phát hiện lần đầu tiên vào năm 1952. Đặc trưng của kiểu hình nhóm máu này là thiếu các kháng nguyên A, B và H.
Những người mang nhóm máu hiếm này chỉ có thể chấp nhận máu từ 1 cá nhân nhóm máu Bombay khác. Trong xét nghiệm lâm sàng hàng ngày, các nhóm máu hiếm như Bombay cũng dễ bị xét nghiệm nhầm thành nhóm máu O. Nếu xét nghiệm sai và truyền nhóm máu O cho bệnh nhân có thể gây ra phản ứng truyền máu tán huyết nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng.
Ước tính, chỉ 1/10.000 người Ấn Độ và 1/1.000.000 người châu Âu sở hữu nhóm máu này. Tại Trung Quốc mới phát hiện 100 người có nhóm máu hiếm nói trên.
Trong trường hợp khác là nhóm máu Rh (-) hay Rh âm tính. Đây là bí ẩn khoa học. Không ai có thể giải thích được những người có nhóm máu âm tính Rh nguồn gốc từ đâu. Các nhà nghiên cứu về yếu tố máu cho rằng, những người này là kết quả của một độ biến ngẫu nhiên, nếu không phải là hậu duệ của một tổ tiên khác.
Trong cuộc sống, những người có nhóm máu này khi cần truyền máu gấp (bị tai nạn, phẫu thuật cấp cứu) có nguy cơ đối mặt nhiều nguy hiểm vì ngân hàng dự trữ không có sẵn.
Trường hợp mẹ có nhóm máu Rh (-), cha có nhóm máu Rh (+) có thể xảy ra sự cố nghiêm trọng do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con. Nó có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc đứa trẻ sinh ra bị thiểu năng trí tuệ.
(Theo OD, CNN, Mosaic Science, Dân trí, TTXVN, Zing)
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận