Hoàng gia nhà Nguyễn ăn Tết cổ truyền thế nào?

Nhà Nguyễn xem Tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng trong văn. Việc đón Tết của hoàng gia nhà Nguyễn diễn rất cầu kỳ.

Đỗ Thu Nga
09:00 31/01/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo báo Tuổi trẻ, mộc bản triều Nguyễn còn lưu giữ cho đến nay có nhiều ghi chép về việc đón Tết của vua, quan, hoàng tộc xưa nơi cung cấp.

Dưới triều Nguyễn, Tết Nguyên đán được xem là một lễ hội quan trọng nhất của dân tộc. Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán được quy định từ ngày 28 tháng Chạp đến mùng 8 tháng Giêng năm sau. 

Vào ngày cuối cùng của năm cũ, nhà vua sẽ đến Thái miếu hoặc Thế miếu thực hiện lễ Cáp hưởng để mời vong linh các vị tiên đế, tổ tông đã khuất trở về hoàng cung ăn Tết.

Sau lễ Cáp hưởng, nhà vua sẽ thực hiện lễ Tuế trừ với mong muốn rũ sạch bụi bẩn, xui xẻo... của năm cũ để đón năm mới tốt đẹp hơn. 

Đến đêm 30 Tết, toàn kinh thành treo pháp lên câu nêu để đốt vào thời khắc giao thừa. Trong Đại nội, quan Hữu ty chuẩn bị thiết triều ở điện Thái Hòa và thiết thường triều ở điện Cần Chánh. 

Lúc này, vua mang hoàng bào, ngự ở điện Thái Hòa. Chỉ có quan lại thuộc hàng nội thân mới được "thượng điện". Bá quan văn võ từ tam phẩm trở lên ở thềm điện, từ tứ phẩm trở xuống chầu ở dưới sân rồng. 

Hoang-gia-nha-Nguyen-an-Tet-co-truyen-the-nao
Mộc bản ghi lại sự kiện vào ngày mùng 1 Tết, vua Tự Đức đi đến cung Từ Thọ chúc Tết thái hậu, sau đó vua trở về điện Văn Minh nhận lễ lạy chúc mừng năm mới của các bá quan (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Nhà Nguyễn quy định, trong đêm giao thừa, các cửa ở lối đi trong Tử cấm thành và Tả Đoan, Hữu Đoan của Đại nội sẽ được mở toang. Trong sân điện Thái Hòa vào đêm giao thừa, mỗi khắc sẽ cho nổ 20 tiếng ống lệnh, suốt đêm đủ 1000 tiếng. 

Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, nghi lễ quan trọng nhất trong dịp Tết ở chốn cung đình đó chính là lễ mừng Tết nhà vua và các thành viên hoàng gia. Lễ mừng nhà vua được tổ chức như một lễ đại triều, có sự tham dự của bách quan văn võ và bô lão đại diện của địa phương.

Vào sáng Mùng 1 Tết, tất cả những ai tham dự đều phải mặc lễ phục. Thân công đứng hai hàng bên trong điện Thái Hòa, quan văn võ từ tam phẩm trở lên đứng hai hàng trên tầng sân rồng thứ nhất theo phẩm sơn (tả văn, hữu võ); tầng sân dưới thì dành cho các bô lão, ngoài nữa là binh lính, voi ngựa.

Ngoài lễ mừng Tết vua thì còn có lễ mừng Tết Thái hậu, lễ ừng Tết Hoàng thái phi, lễ mừng Tết Hoàng thái tử. Riêng lễ mừng Tết Hoàng Thái hậu, do các vua Nguyễn đều đề cao chữ hiếu nên trong ngày Tết nghi lễ này được thực hiện rất trang trọng tại cung Diên Thọ - nơi Thái hậu ở, sinh hoạt.

Sau lễ mừng của ngày Mùng 1, ngày Mùng 2, nhà vua cùng thân công vào bái lạy tại điện Phụng Tiên - đây là nơi thờ tất cả các vua Nguyễn đời trước.

Hoang-gia-nha-Nguyen-an-Tet-co-truyen-the-nao-0
Đội ngũ người hầu chuẩn bị cho một buổi yến tiệc trong Đại nội (Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cung cấp)

Đến Mùng 3 Tết, vua và bách quan đều đi thăm thầy dạy, sư trưởng của mình. Ngày Mùng 5 Tết thì đi du xuân, thăm viếng lăng tẩm, đền chùa bên ngoài Kinh thành. Ngày Mùng 7 Tết làm lễ Khai hạ (hạ nêu), ngày này các viên quan giữ ấn tín làm lễ Khai ấn, mở hòm ấn tượng trưng năm làm việc mới bắt đầu.

Có thể thấy, Tết trong cung đình triều Nguyễn mang dáng vẻ của sự quý phái, tôn nghiêm, quyền lực. Các nhà vua Nguyễn ăn Tết cổ truyền không mang nặng tư tưởng hưởng thụ vật chất mà hướng tới nghi lễ, truyền thống văn hóa, đạo lý uống nước nhớ nguồn. Đây là nét đẹp trong phong tục ngày Tết của người Việt Nam.

Xem thêm: 3 bí ẩn chấn động của nhà Nguyễn đến nay vẫn chưa có lời giải

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận