Hiệu ứng cửa sổ vỡ và bí quyết thành bại của đời người: Lần đầu phóng túng, sẽ có vô số lần về sau nữa
Milan Kundera - nhà văn Tiệp Khắc từng nói: "Lần đầu tiên phản bội, nếu không thể dừng lại thì sẽ dẫn đến nhiều lần phản bội nữa, cuối cùng giống như phản ứng dây chuyền, sẽ khiến ta càng đi càng xa". Vậy mới nói, thành bại của đời người nằm ngay ở những điều nhỏ nhặt nhất.
Hiệu ứng cửa sổ vỡ là gì?
Thuyết "cửa sổ vỡ" được 2 giáo sư người Mỹ là James Q. Wilson và George L. Kelling giới thiệu đầu tiên trong một bài báo vào tháng 3/1982: "Nếu một tòa nhà với một vài cửa sổ bị phá vỡ và không được sửa chữa sẽ có xu hướng thu hút những kẻ phá hoại phá thêm vài cửa sổ khác. Cuối cùng, họ có thể đột nhập vào tòa nhà, và nếu nó trống, họ sẽ chiếm lấy nó hoặc thậm chí đốt phá nó. Tương tự như vậy, nếu một vỉa hè có rác tích tụ, thì người ta sẽ tiếp tục xả rác hoặc để cả túi rác ở đó...".
Được biết, vào những năm 69, 90 của thế kỷ trước, New York có tỉ lệ tội phạm rất cao, mặc dù lúc đó thành phố này là thủ đô tài chính của thế giới. Khắp thành phố, đầy bức tường vẽ sơn chằng chịt, trộm cắp, trộm vé tàu, các vụ giết người, mua bán ma túy...
Thế rồi, 2 thanh tra cảnh sát là David Gunn và William Bratton được phái đến để làm trong sạch hệ thống tàu điện ngầm của New York, vốn là huyết mạch giao thông của gần 97% người dân thành phố. Chỉ một vài năm sau, tình hình tội phạm ở New York đã giảm xuống còn 65%. Hai "chuyện bé nhỏ" là xóa sạch những hình sơn vẽ và đưa nhân viên cảnh sát mặc thường phục có mặt ở các nhà ga để bắt những vụ trốn vé... đã làm thay đổi bộ mặt và nét văn hóa của TP này.
Khi 2 thanh niên quyết định làm những "chuyện bé nhỏ", có rất nhiều lời khuyên rằng: Hai người nên tập trung vào những chuyện to tát như án buôn lậu, án ma túy. Nhưng rốt cục, chuyện lặt vặt mà 2 ông quyết tâm làm đã mang lại hiệu quả toàn diện.
Bạn biết đấy, một căn phòng, nếu như cửa sổ bị vỡ, nếu không ai tu bổ, không lâu sau, các cửa khác cũng vô duyên vô cớ bị người đập vỡ. Một bức tường xuất hiện một hai hình vẽ bẩn mà không ai tẩy sạch thì sau đó rất nhanh nó sẽ chi chít các hình vẽ khác, rất khó coi.
Ở một nơi sạch sẽ, mọi người không vô tình ném rác thì sẽ không trở thành một tụ điểm vứt rác, không bị ô nhiễm...
Và đây chính là lý luận mà "Hiệu ứng cửa sổ vỡ" mang lại. Đồ tốt mọi người sẽ tận lực bảo vệ, nhưng đồ tốt một khi có vết tích, mọi người sẽ tự giác mặc kệ để nó trở nên tệ hơn. Tựa như một số người hút thuốc phiện, lần thứ nhất không để ý, lần sau lâm vào tình trạng nghiện thuốc mà không thể tự thoát ra được, hủy hoại thân thể mình.
Để một thứ tốt trở thành xấu, thường thường là từ một hành vi rất nhỏ sinh ra đấy. Tựa như lần thứ nhất đến trễ, không có bị trừng phạt, rồi mới dưỡng thành thói quen đến trễ; lần thứ nhất hạ thấp yêu cầu đối với chính mình, cuối cùng đối với mình không còn muốn yêu cầu nữa. Cho nên, đừng bỏ mặc cơ hội lần thứ nhất, đừng phá vỡ cánh cửa sổ đầu tiên.
Hãy thận trọng với những điều nhỏ nhặt nhất
Trong cuộc sống này chúng ta có rất nhiều trải nghiệm kiểu: Ban đêm trước khi ngủ, cần điện thoại và tự nói: Chỉ xem một chút nữa thôi, nhưng thực tế là mấy tiếng đồng hồ liền.
Bạn vốn tửu lượng kém, trên bài nhậu bằng hữu mời, bạn không từ chối, nói chỉ uống một chén. Nhưng kết quả là hai, ba chén và khi về nhà là say bét.
Bạn cùng bằng hữu dạo phố, vốn không mua thứ gì. Nhưng kết quả, nhân viên cửa hàng giới thiệu một chiếc bút kẻ lông mày đẹp, bạn lại mua nguyên cả bộ trang điểm về nhà.
Và từng có một câu chuyện nổi tiếng như sau: Có một đứa trẻ lần đầu tiên ăn cắp đồ, trộm được một cây kim, người mẹ cảm thấy chỉ là một cây kim mà thôi, nên không trách phạt đứa con. Thế là sau đó đứa trẻ lại tiếp tục trộm những món đồ khác nữa.
Lớn lên, đứa trẻ đó đã trở thành một tay trộm vàng, cuối cùng bị giam vào ngục, còn bị phán quyết tử hình. Anh ta ở trên pháp trường, khóc lớn nói với mẹ: “Nếu lần đầu tiên con trộm cây kim, mẹ nghiêm khắc trừng phạt, thì hôm nay con đã không phải chết!”.
Tục ngữ nói: “Con đê ngàn dặm, vỡ bởi tổ kiến”, nếu như ban đầu bạn không kiểm soát được một vài ham muốn nhỏ, thỏa hiệp một chút, coi thường vài căn bệnh vặt vãnh,… cuối cùng nó sẽ biến thành rất lớn, thậm chí không thể kiểm soát được nữa.
Milan Kundera, một nhà văn Tiệp Khắc từng nói: “Lần đầu tiên phản bội, nếu không thể dừng lại thì sẽ dẫn đến nhiều lần phản bội nữa, cuối cùng giống như phản ứng dây chuyền, sẽ khiến ta càng đi càng xa”.
Lần đầu tiên phóng túng, sẽ có vô số những lần sau
Trong cuộc sống này, có rất nhiều người nói kiên trì nhưng không phải ai cũng làm được. Tác giả Murakami Haruki, sinh năm 1949 tại Kyoto, là một trong những tiểu thuyết gia, dịch giả văn học nổi tiếng người Nhật Bản. Từ mùa thu năm 1982 ông bắt đầu chạy bộ, mãi cho đến hôm nay, đã kiên trì được mấy chục năm.
Người kiên trì chạy bộ, đều sẽ gặp được loại tình huống này: Hôm nay quá bận, không thể chạy; hôm nay quá mệt mỏi, không thể chạy; hôm nay tâm trạng không tốt, không thể chạy... Và tự dưng, không muốn chạy... Nếu như có lần thứ nhất kiếm cơ từ bỏ kiên trì thì sẽ có lần thứ 2, thứ 3 và cuối cùng là không còn kiên trì nữa.
Haruki cũng tự hỏi liệu bản thân có thể kiên trì được bao lâu. Nhưng ông cũng tự đáp lại mình rằng: “Nếu tôi lấy bận bịu làm cái cớ để không chạy, tôi sẽ không bao giờ chạy lại được nữa. Tôi chỉ có một ít lý do để tiếp tục chạy, và vô số lý do để bỏ. Tất cả những gì tôi có thể làm là giữ cho một ít lý do đó được đánh bóng đẹp đẽ”. Bởi vì ông chưa bao giờ có một lần “lười biếng”, cho nên ông kiên trì cho tới bây giờ.
Chỉ khi kiên trì bạn sẽ không rời vào "Hiệu ứng cửa sổ vỡ"!
Xem thêm: Hiệu ứng Mozart là gì: Liệu nó có thực sự giúp em bé thông minh hơn?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận