Hành trình tưởng như đơn độc của Mị qua tâm sự của Tô Hoài

Khi đọc phần phỏng vấn nhà văn Tô Hoài về “Vợ chồng A Phủ”, các em sẽ càng có thêm góc nhìn và cảm nhận sâu rõ hơn về diễn biến tâm trạng và chuyển biến hành động của Mị.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

????. Đôi khi, sự gắn kết đến từ những tương đồng 

“Cả Mị và A Phủ đều bị trói. Mị bị A Sử trói không cho đi chơi. A Phủ bị Pá Tra trói vì mất bò. Hai tình huống này có tương đồng ở điểm nào không?

Nhà văn Tô Hoài: Như trên đã nói, Mị và A Phủ, ở trong nhà Pá Tra, giống nhau về thân phận nhưng đồng thời giữa số phận họ cũng có những điểm khác nhau. Song khi A Phủ bị trói vào cọc, thì anh đã đi đến cái điểm nút như Mị vào đêm mùa xuân trước kia: trước mắt là cái chết, cái chết cầm chắc, không thể tránh được. Như Mị, A Phủ không muốn chết, đến đêm anh “cúi xuống, nhay đứt hai vòng mây” nhưng đó chỉ là sự cố gắng vô ích, vì sáng mai ra cổ anh lại thêm thòng lọng, dường càng chặt hơn, càng tàn bạo hơn. A Phủ cũng như Mị, không có khả năng tự cứu mình. phải có một ai đó giúp họ. Nhưng là ai thì họ hoàn toàn không biết”.

Mị và A Phủ vốn là những người xa lạ cùng gặp nhau ở một lồng giam của nhà thống lý Pá Tra, cùng chịu chung một nỗi thống khổ khi bị trói đứng, bị hành hạ về nhiều mặt và bị tước đi quyền chính đáng của một con người. Họ dẫu mang những lí do khác đau để cùng đi đến bờ vực khốn cùng ấy, nhưng ở họ, tựu trung lại vẫn là sự tương đồng về phẩm chất của người con núi rừng cao cả, mạnh mẽ và mãnh liệt, vừa yêu quý tự do, chăm chỉ lao động, vừa có ý thức vươn lên cùng sức sống luôn tiềm tàng trong con người. Dù rằng, ý thức và sức sống ấy trong hoàn cảnh bị trói buộc vì món nợ của cha mẹ; trói buộc vì món nợ bị gán cho ở cả Mị và A Phủ đã không đủ dập tan đi mọi xiềng xích thống khổ ngay lập tức. Nhưng trên hành trình này, những triền sương lạnh lẽo của hoàn cảnh rồi vẫn sẽ chấp nhận quy phục những ấm nóng nồng nàn của khao khát tự do, khao khát quyền làm người chính đáng. Họ đều cố gắng tự cứu lấy mình, nhưng họ cần sự đồng hành, giúp đỡ, họ tương đồng với nhau và chính từ sự tương đồng ấy sẽ trở thành tiền đề để kết nối họ lại cùng một con đường.

????. Mị vẫn mong manh một ước vọng; Mị vẫn xót thương, xót thương mình và xót thương người

 Người đó là Mị. Nhưng liên tiếp mấy đêm liền, đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp ngồi hơ lửa, nhìn sang “thấy mắt A Phủ trừng trừng”, Mị vẫn thản nhiên, “nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Nghĩa là lòng Mị đã hoàn toàn câm lặng, Mị không còn chỗ để nhói thương cho một người khốn khổ giống Mị. Vậy mà vào một đêm như thế, Mị đã cảm động…

Nhà văn Tô Hoài: Quả vậy. Đời sống trong nhà Pá Tra không có chỗ cho lòng thương và lương tri. Mỏi mòn, tủi nhục, bị chà đạp tận cùng cả về thể xác lẫn tinh thần, Mị đã thành một con rùa, một con trâu, con ngựa. Lòng Mị đã chai lì, cô cảm. Từ lâu, từ sau đêm mùa xuân kia, ngay chính bản thân mình Mị cũng không xót thương nữa, huống chi với người khác, vì nếu có tự xót thương, hẳn Mị đã thâm một lần nghĩ đến nắm lá ngón. Mị đã bị đè bẹp trong ý nghĩ mình là trâu, là ngựa nhà Pá Tra, đến nỗi không còn thấy dằn vặt, khổ sở. Mị mặc nhiên tồn tại, một cách chai lì, xơ cứng trong tủi nhục, buồn bã, như gương mặt “buồn rười rượi” là định mệnh vậy. Cho nên, trong những đêm dài dậy hơ lửa, nhìn thấy A Phủ, lòng Mị vẫn dửng dưng, lạnh lùng. Mị không cần ai, không cần gì, Mị “chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa”.

hanh-trinh-tuong-nhu-don-doc-cua-mi-qua-tam-su-cua-to-hoai

Vậy tại sao Mị lại cứu A Phủ?

Nhà văn Tô Hoài: Tôi muốn nói đến phần vô thức trong mỗi con người, Mị đã lạnh lùng vô cảm với người khác, cụ thể ở đây là với A Phủ. Nhưng dường như trong sâu thẳm, trong vô thức Mị, điều này chính Mị cũng không thể hiểu được, vẫn mong manh một ước vọng, cái ước vọng được chút hơi ấm sưởi nóng cuộc đời lạnh lẽo của mình. Hằng đêm Mị trở dậy hơ lửa là vì thế. Ngọn lửa là hình ảnh có tính chất tượng trưng, nó ở trong sự vô vọng của cuộc đời Mị, dù rất mơ hồ nhưng nó níu kéo không để sự vô vọng lùa đi đến tuyệt cùng.

Mị đã không xúc động trước tình cảnh của A Phủ. Nhưng vào một đêm… Mị hé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ vừa mở, “một dòng nước lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Bấy giờ, sau mấy ngày bị trói, nhịn đói, nhịn khát, và thương tâm nhất là sự dửng dưng của đồng loại, A Phủ đã đứng bên lề cái chết, đã hoàn toàn tuyệt vọng. A Phủ đứng dưới trời lạnh lẽo, trong đêm thẳm sâu, bên kia là một người đàn bà và bếp lửa. Tôi không miêu tả tâm trạng A Phủ vào thời khắc đó, nhưng bạn đọc có thể hình dung, A Phủ cô độc và yếu đuối dường nào. Không còn là chàng A Phủ nhanh nhẹn và dũng cảm như trước, bây giờ A Phủ sắp chết… Và chính dòng nước mắt “lấp lánh” kia đã chạm được vào đáy sâu chút tình người bị chôn vùi nơi Mị, nó làm Mị nhớ lại nỗi tuyệt vọng của mình ngày nàng bị A Sử trói “nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”. Kí ức nhắc Mị nhớ đến thân phận mình. Cùng với nó, lần này là sự trỗi dậy ý thức về kẻ thù. Lần đầu tiên Mị hiểu một cách cặn kẽ “chúng nó thật độc ác”. Mị đã xót thương, xót thương mình và xót thương người”.

“Kể về những thương đau của đời người, đó không là điều mới trong bất cứ nền văn học nào. Những thương đau dồn cho người phụ nữ, đó cũng là chuyện quen thuộc với văn học Việt. Thế nhưng, đến Tô Hoài, với bức tranh miền núi, những thương đau của người phụ nữ miền núi mới được nói đến lần đầu tiên. Và cũng là lần đầu tiên ta thấy nỗi khổ đó đè lên số phận con người như cả một trái núi, từ lúc sinh ra cho đến lớn, từ trẻ cho đến già, từ kiếp này sang kiếp khác” (Hoàng Duy Vũ). Mị mòn mỏi, tủi nhục, bị chà đạp; để rồi dẫn đến chai lì, vô cảm. Mị chịu sự bơ vơ trong cảnh lòng hiu hắt khi lạc lõng giữa cuộc hôn nhân trên danh nghĩa, không tình yêu và không hạnh phúc. Mị chịu cảnh sống chật hẹp trong lồng giam của “con dâu gạt nợ” phải chịu, trong căn buồng tăm tối, trong quan niệm sống để trả nợ nhà thống lí, chết đi cũng trở thành ma nhà thống lí. Mị bị bóc lột sức lao động một cách tàn nhẫn, bị chà đạp về mọi thứ, bị tước đi quyền làm người cơ bản nhất khi không nhận được sự tôn trọng, sự công nhận, sự tự do hay sự công bằng nào. Đối với Mị, cô từ cảm giác mang thân phận trâu - ngựa lầm lũi đến cảm giác mình không được đối xử bằng loài vật. Đối với Mị, nỗi nỗi đau nối dài đến mức cô trở nên buông bỏ kì vọng của bản thân mình, chấp nhận sống với ngọn lửa tàn leo lét trong tim. Nhưng cũng chính ngọn lửa tàn ấy lại là một ước vọng nhỏ bé được nuôi dưỡng, nó có thể không bùng cháy ngay lập tức, nhưng nó âm ỉ day dứt lòng cô, thôi thúc cô đồng vọng tri âm với ngọn lửa đêm đông để “ước vọng được chút hơi ấm sưởi nóng cuộc đời lạnh lẽo của mình”.

????. Vì có một khát khao sống đúng nghĩa luôn thường trực trong mỗi con người

Con người trong Mị lại hồi sinh. Mị cắt dây trói cho A Phủ. Nhưng khi hành động như thế trong Mị chưa xuất hiện ý định chạy trốn cùng A Phủ. Vâỵ phải chăng Mị giải thoát cho A Phủ một cách vô thức…

Nhà văn Tô Hoài: Ở đây phải chú ý đến từng chi tiết nhỏ. Không phải Mị hành động một cách vô thức, trái lại, Mị hiểu rất rõ việc mình làm. Khi bếp lửa tắt, Mị không thổi lửa, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình rồi Mị tưởng tượng ra cảnh A Phủ trốn đi, Mị đứng thay vào chỗ đó, Mị sẽ chết ở chỗ đó. Trong đầu Mị không phải là hình ảnh A Phủ mà là hình ảnh của chính Mị. Cắt dây trói cho A Phủ là Mị giải thoát ( hay là mong giải thoát) cho chính tâm hồn mình. Khi cắt dây trói xong Mị mới hốt hoảng. Ấy là lúc cuộc sống thực tại ập đến. Mị thì thào “Đi ngay…” Đó là mệnh lệnh đối với A Phủ đồng thời là một lời kiên quyết đối với tâm hồn mình.

Tức là nguyên do dẫn đến hành động chạy trốn của Mị là nỗi sợ hãi?

Nhà văn Tô Hoài: Lúc đó nếu suy nghĩ kĩ Mị sẽ sợ nhiều thứ: chạy trốn, cuộc sống Mị sẽ ra sao, con “ma” nhà Pá Tra có buông tha Mị ...v..v… Nhưng cận kề nhất là cái chết, chắc chắn là chết, nếu Mị ở lại. Đồng thời cái hình ảnh của A Phủ “quật sức vùng lên” tác động mạnh vào Mị. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi cũng vụt chạy ra. “Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi”. Nghĩa là phía trước mọi cái vẫn tối tăm và bất định lắm, nhưng đó là sự bất định chưa rõ, còn cụ thể ngay giờ đây là cái chết. Trong tình huống đó, cả A Phủ và Mị không thể có con đường nào khác là chạy đi. Và từ đó cuộc sống của người này liên quan đến người kia. Mị đuổi kịp A Phủ, nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt “ Cho tôi đi với; ở đây thì chết mất”. Và A Phủ hiểu, người đàn bà này vừa cứu sống mình. A Phủ đỡ Mị, nói “Đi với tôi”. Không thể khác, từ đây, số phận hai người sẽ phải gắn chặt với nhau.

Đời người dù có dài cách mấy, có huy hoàng hay sôi nổi, sống động đến đâu, ai rồi cũng trở về với cát bụi sau bao nắng mưa giông bão cả một đời. Nhưng nếu chỉ vì sẽ về với cát bụi mà cam chịu một cuộc sống tủi nhục, lầm lũi, đắng cay và bi kịch thì liệu cuộc đời ấy có còn xứng đáng; liệu sẽ có bao nhiêu nuối tiếc và bao nhiêu lần ngoái nhìn xót buốt trước thanh xuân đẹp đẽ đã qua? Có lẽ, khi Mị buông tiếng “Đi ngay” thì đó cũng là “lời kiên quyết đối với tâm hồn mình” - một lời gửi gắm cuộc đời tự do mà Mị từng mong mỏi ở phía trước vào bước chân mạnh mẽ của A Phủ sẽ thay mình, gửi đi một ước vọng mà bản thân Mị luôn gìn giữ. Nhưng khi biết mình sẽ cận kề cái chết, khi nhìn hình ảnh của A Phủ “quật sức vùng lên” để chạy, Mị lại từ khoảnh khắc đứng lặng trong bóng tối mà quyết định bước lên nó để chạy đi, để can đảm tìm lấy ánh sáng ở phía trước. Hành trình chạy trốn ấy vẫn sẽ gặp lại bóng tối, nhưng cả Mị và A Phủ đều quyết định chủ động đối diện và vượt qua bóng tối ấy; hành trình chạy trốn sẽ mang rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách, nhưng cả hai người đều bằng lòng kiên cường để đổi lấy tự do, đổi lấy ngày tháng được trở về đúng với hai tiếng con người. Một cuộc sống với sự chủ động, với sự sống tự do, với ngày tháng được làm chính mình là một cuộc sống đáng để Mị dùng tất cả lòng dũng cảm để chạy lên và nắm bắt, đó chính là cuộc sống “vĩnh hằng” trong cái hữu hạn của một đời người - Vĩnh hằng trong từng khoảnh khắc sống thật xứng đáng với mênh mông mây ngàn, không còn chịu xích xiềng bó buộc, áp bức lầm than. Và hành trình tưởng chừng sẽ đơn độc của Mị lại trở thành một hành trình từ cứu người đến cứu mình, từ sự tương đồng trở thành sự đồng hành đẹp đẽ mãi mãi về sau.

Xem thêm: Bàn về cảm hứng nhân đạo trong 2 tác phẩm Chí Phèo và Vợ chồng A Phủ

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Tô Hoài xây dựng một ngoại cảnh đầy dụng ý nghệ thuật để đặt các nhân vật vào trong đó đã giúp tác phẩm của ông có thêm những ý nghĩa phong phú và sâu sắc...

Không gian nghệ thuật trong 'Vợ chồng A Phủ'
0 Bình luận

"Vợ chồng A Phủ"  là truyện ngắn giàu chất thơ. Hãy cùng xem "chất thơ" ấy được học sinh giỏi phân tích thế nào nhé!

Bài văn của một học sinh giỏi về chất thơ trong 'Vợ chồng A Phủ'
0 Bình luận

"Nghệ thuật trần thuật trong Vợ chồng A Phủ" - Đây là một trong những vấn đề lý luận rất dễ xuất hiện trong các đề thi nên các bạn học sinh đừng bỏ qua nhé.

Bàn về nghệ thuật trần thuật trong 'Vợ chồng A Phủ'
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Ông ngoại Hà Nội một tay chăm cháu 7 tháng tuổi từ A đến Z khiến cộng đồng mạng trầm trồ

Nhìn khoảnh khắc ông ngoại U70 chăm sóc cháu nhỏ từ bế ru, cho ăn, quấy cháu,… đến chơi cùng cháu cả ngày với thái độ ân cần, yêu thương khiến ai cũng xúc động và ngưỡng mộ.

Hải An
Hải An 15 giờ trước
Cảnh sát Hà Nội huy động ca nô giải cứu nữ sinh viên chới với dưới sông Hồng

Nhận được thông tin một nữ sinh viên nhảy cầu Vĩnh Tuy, chới với dưới dòng nước xiết ở sông Hồng, Cảnh sát PCCC&CNCH đã kịp thời huy động ca nô để giải cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 16 giờ trước
Khoảnh khắc ấm lòng: CSGT kịp thời hỗ đưa tài xế đột quỵ trên cao tốc đi cấp cứu

Phát hiện tài xế xe cẩu bất tỉnh trong cabin trên cao tốc Pháp Vân – Cầu GIẽ, CSGT đã ngay lập tức mở đường, hỗ trợ đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Không chờ đủ thủ tục, bác sĩ quyết định phẫu thuật khẩn cấp cho chàng trai “vô danh, ví rỗng”

Chàng trai 20 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, không giấy tờ, không người thân. Không chờ đủ thủ tục, các bác sĩ quyết định mổ khẩn cầu để cứu người trong thời gian vàng.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Người dân Quảng Ngãi mở rộng vòng tay san sẻ chỗ ở với cán bộ từ Kon Tum chuyển về

Thấy các cán bộ Kon Tum mới chuyển về chưa có chỗ ở, người dẫn Quảng Ngãi đã mở rộng vòng tay giúp đỡ, chào đón, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống và công việc.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Không chỉ kịp thời đưa cháu bé tai nạn đi cấp cứu chiến sĩ CSGT còn hỗ trợ viện phí

Phát hiện cháu bé bị tai nạn giao thông khi đang trên đường làm nhiệm vụ, chiến sĩ đội CSGT số 6 (CATP Hà Nội) đã kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu và hỗ trợ một phần viện phí.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Giao hàng gặp trời mưa, nam shipper nhanh tay dọn đậu phộng giúp chủ nhà

Giao hàng gặp trời mưa, thấy nhà chỉ có người già và trẻ nhỏ, nam shipper liền nhanh tay gom đậu phộng giúp. Hành động ấm lòng khiến dân mạng tấm tắc khen ngợi.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Ấm lòng trước khoảnh khắc loạt ô tô che chắn cho xe máy qua cầu lúc mưa to gió lớn ở Hà Nội

“Những lúc này, tôi chỉ mong xe mình to hơn để che được nhiều người hơn”, chia sẻ của tài xế xe tải khiến nhiều người xúc động.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
CSGT Lâm Đồng kịp thời hỗ trợ sản phụ sinh con an toàn trên đường

Vào khoảng 4h50 ngày 1/7, trong lúc tuần tra giao thông, CSGT Lâm Đồng đã kịp thời phát hiện và hỗ trợ một sản phụ chuyển dạ sinh con ngay trên xe đặc chủng.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
3 cuộc đời được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng cao đẹp

Sau tai nạn giao thông, một người phụ nữ ở TP.HCM được xác định chết não, gia đình đã quyết định hiến tạng, đem lại sự sống cho 3 bệnh nhân đang nguy kịch.

Hải An
Hải An 01/07
Bé gái bị co giật trên chuyến bay được bác sĩ cấp cứu kịp thời

Trên chuyến bay từ TP.HCM đến Hà Nội, một bé gái xuất hiện tình trạng co giật do hạ canxi máu - một rối loạn điện giải nguy hiểm, đã được các bác sĩ có mặt tái đó hỗ trợ cấp cứu thành công.

Hải An
Hải An 30/06
Lớp học bơi miễn phí suốt gần một thập kỷ giữa lòng Cần Thơ

Cứ vào dịp hè các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Cần Thơ lại rủ nhau đến lớp học bơi miễn phí của cô Quý tại hồ bơi Nhiệt điện Trà Nóc.

Ấm lòng 900 suất ăn mời thí sinh, phụ huynh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Hội phụ nữ xã Trung Giã, Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã nấu gần 900 suất ăn miễn phí để mời thí sinh và phụ huynh trong ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Hải An
Hải An 27/06
Chủ quán Bạc Liêu miễn phí bữa sáng và trưa cho các sĩ tử thi tốt nghiệp THPT

Trong những diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, anh Trương Nguyễn Minh Tuấn (50 tuổi, TP.Bạc Liêu) – chủ quán chay đã miễn phí bữa sáng, trưa kèm chè đậu đỏ để tiếp sức các thí sinh.

Hải An
Hải An 27/06
Trường học ở Hà Nội thuê xe khách đưa hơn 500 thí sinh đến điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Vì muốn đảm bảo an toàn cho hơn 500 sĩ tử tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, một trường học ở Hà Nội đã thuê 12 xe khách 16 chỗ đưa đến điểm thi. Bên cạnh đó trường còn bố trí cho các bữa ăn sáng, ăn trưa cho các thí sinh tại điểm thi.

Hải An
Hải An 26/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất