Xác ướp quý tộc cổ ở Sài Gòn: Bằng chứng về kỹ thuật ướp xác đỉnh cao của người Việt xưa, không hề thua kém Ai Cập cổ đại

Xác ướp quý tộc này nằm giữa trung tâm quận 1 (TP.HCM). Quanh xác ướp chôn nhiều vàng bạc, đồ vật và đáng chú ý nhất là tấm phướn minh tinh có ghi nhiều chữ nhưng đã mờ, chỉ còn dòng chữ "Hoàng gia...".

Đỗ Thu Nga
14:09 06/10/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vào tháng giêng năm 1994, trong đợt chỉnh trang các khu nghĩa địa và khu gò mả nhỏ lẻ cho phù hợp kiến trúc hạ tầng đô thị chung, nhiều công nhân bắt đầu khai quật 16 ngôi một nằm riêng lẻ trong khu xóm Cải, quận 5 (TP.HCM). Những ngôi mộ khác được tiến hành bình thường cho đến khi nhóm công nhân bất ngờ chạm vào một ngôi mộ nằm trong khuôn viên cả trăm mét vuông với kết cấu chắc chắn như một ngôi đình.

Khu mộ này được xây dựng như một nhà mồ có cổng ra vào bằng trụ đá và tường rào bao quanh. Kích thước chiều dài vòng thành mộ tới 10m, ngang 6m, cao 1,2m, dày 0,8m. Cổng tam quan có hình mặt tròn, trang trí búp sen trên đầu cột, cao 1,4 m được xây dựng có mái vòm cong lót giả ngói ống trang trí hình rồng. 

Sân thờ phía trước mộ có diện tích khoảng 24m2. Kết cấu gò mộ là khối hợp chất lớn gồm 2 phần: phần trước có bia mộ nằm chìm trong khối hợp chất, các chữ trên bia mộ đã bị mòn, chỉ còn đọc được 3 chữ "Kỷ Tỵ Niên" và phần sau có trang trí hoa văn, mỗi bên hông đều có vẽ hình mặt tròn lớn. 

giai-ma-bi-an-ve-xac-uop-quy-toc-co-o-giua-long-sai-gon-4
Đôi hài của xác ướp quý tộc cổ

Quách gò mộ được xây dựng từ vỏ sò biển nung lên, dùng mật ong thay mật đường mía và thêm than gỗ tốt trong hợp chất vôi, cát nên rất kiên cố. Đáng chú ý, bên trong ngôi mộ là cỗ quan tài quý có chiều dài 2,2 mét, cao gần 1 mét, được ghép bằng 2 lớp gỗ dày 0,8 mét nên nước không thể thấm vào được. Bên trong quan tài là một người phụ nữ ước chừng 60 tuổi, nét mặt thanh thoát, tóc ngắn chớm vai, da mịn màng, có màu hơi đỏ sạm do đã ngâm hàng trăm năm trong dầu thông.

Đặc biệt, việc sắp xếp các đồ vật trong quan tài vô cùng ngăn nắp. Cụ thể, bên trong quan tài được sắp xếp rất ngăn nắp. Phía trên là 2 chiếc chiếu cói trải rộng che phủ diện tích mặt áo quan, 2 chiếc chiếu này còn giữ được màu sắc tươi mới. Phía dưới 2 chiếc chiếu cói, là một lớp giấy bản, từng tờ cuộn dày khoảng 10cm trải đều. Tiếp đến là một tấm lá triệu (có thể là lá phướn) bằng lụa, trên mặt lụa có nhiều chữ Hán nhưng do bị dung dịch làm nhòe mặt chữ, nên giới khảo cổ chỉ còn đọc được 4 chữ với nghĩa là "...Hoàng gia cung liệm".

Kế đến là lớp vải bó tròn thắt 9 nút cũng trải đều trên diện tích mặt áo quan. Nhiều khả năng, 9 nút thắt này tượng trưng cho phái nữ theo tín ngưỡng "Nam thất nữ cửu" (Trai 7 gái 9).

giai-ma-bi-an-ve-xac-uop-quy-toc-co-o-giua-long-sai-gon-6

Phần chính yếu là lớp bọc dài lớn cuốn bằng lụa và gấm, có 9 dây vải cũng thắt 9 nút. Tiến hành tháo mở lớp vải này, giới khảo cổ vô cùng kinh ngạc khi phát hiện xác của người phụ nữ hầu như còn nguyên vẹn, tóc vẫn đen như mun. Duy nhất có nhãn cầu và sụn mũi đã phân hủy, da và các khớp, cơ... vẫn còn mềm, có màu tái xanh. Phía dưới chân người phụ nữ này vẫn còn đi hài bằng vải bố thêu kim tuyến, bên cạnh là một đôi hài khác. 

Xác ướp này được quấn hàng chục lớp vải may theo kiểu áo vừa quần bằng vải lụa và gấm, áo rộng cài khuy chéo, khuy được làm bằng mã náo và kim loại mạ vàng.

Trên xác ướp này còn có một xâu chuỗi làm bằng hạt bồ đề, một túi nhỏ bằng gấm bên trong có phong bì đựng 3 tờ giấy viết bằng chữ Hán, bao gồm: 1 tờ ghi chép bài chú Vãng sanh Tịnh độ, một tờ ghi tên năm vị Phật và một tờ giấy khác với ngữ nghĩa chỉ việc quy y. Trên hai cổ tay của xác ướp có đeo 2 vòng kim loại bằng vàng.

Dưới lớp vải bọc xác là một lớp nhựa thông dày khoảng 10cm. Sau cùng là một tấm gỗ đục 7 lỗ tròn theo hình Thất tinh cách ván địa vài centimet. Với tấm gỗ này, vô hình trung đã tạo nên một cỗ áo quan có hai đáy. Tất cả những vật dụng này đều thấm một lớp dung dịch màu đỏ, có mùi thơm, hơi nhầy.

Theo nhiều nghiên cứu, xác ướp này là một phụ nữ người Việt (dân tộc Kinh) thuộc tầng lớp quý tộc, khoảng 60 tuổi, cao 1,52m, tên là Nguyễn Thị Hiệu, mất vào năm 1869. Với dòng chữ "hoàng gia", có thể bà là một người thân thuộc với hoàng tộc triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ.

giai-ma-bi-an-ve-xac-uop-quy-toc-co-o-giua-long-sai-gon-8

Hiện nay xác ướp đang được trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh. Phòng trưng bày xác ướp có gắn máy hút ẩm, máy thông gió hoạt động liên tục để giữ gìn xác ướp. Cứ cách 3 tháng, các chuyên gia bên ĐH Y dược TPHCM lại qua kiểm tra tình trạng và lau thuốc chống nấm mốc, bảo vệ mô xác ướp.

Xác ướp bà Nguyễn Thị Hiệu là một trong những xác ướp nguyên vẹn nhất được phát hiện tại Việt Nam trong 1 thế kỷ qua. Đây là minh chứng cho nghệ thuật ướp xác đạt trình độ cao của người Việt xưa.

Bác sĩ Phan Bảo Khánh, người từng nghiên cứu nhiều xác ướp ở miền Trung và miền Nam, rất thán phục nghệ thuật bảo quản thi hài tiền nhân. “Đó là cách ướp xác rất nhân văn, không cần dao kéo xâm hại đến thi thể để lấy đi não, nội tạng” - bác sĩ Khánh tiếc nuối có lẽ nghệ thuật bảo quản ướp xác độc đáo của tiền nhân đã thất truyền.

Thời nay, người ta có thể bỏ ra hàng tỉ đồng xây lăng mộ, nhưng chẳng còn mấy ai biết áp dụng nghệ thuật gìn giữ giấc ngủ ngàn thu xưa...

Xem thêm: Phục dựng khuôn mặt của pharaoh Ai Cập từ xác ướp nhờ trí tuệ nhân tạo

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận