Danh tướng nước Việt khiến quân Hung Nô khiếp sợ, được Tần Thủy Hoàng đúc tượng, gả công chúa là ai?

Với tài cầm quân thao lược của mình, Lý Ông Trọng đã khiến giặc Hung Nô kinh sợ, không dám xâm phạm biên ải nhà Tần khiến Tần Thủy Hoàng vô cùng nể phục.

Đỗ Thu Nga
09:28 16/07/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Danh tướng Lý Ông Trọng là ai?

Lý Ông Trọng (tên thật là Lý Thân) - ông là một danh tiếng được ghi chép trong nhiều sử sách như: Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu tán, Việt điện U linh. Ông sinh ra tại làng Chèm (nay thuộc Từ Liêm, Hà Nội). Ông sống vào cuối đời Hùng Vương và những năm đầu thời Thục An Dương Vương (thế kỷ thứ III TCN).

Trong Việt điện u linh có ghi chép, Vương họ Lý tên Ông Trọng, người huyện Từ Liêm, mình cao hai trượng ba thước, khí chất đoan dũng khác người thường. Thiếu thời làm quan ở huyện ấp, bị quan Đô đốc đánh đòn, Vương than rằng: "Tráng chi của đời người nên như chim Loan chim Phụng, nhất cử vạn lý, đâu mà để cho người thóa mạ, làm nô lệ cho người?".

Lĩnh Nam Chích Quái có miêu tả về Lý Ông Trọng như sau: Đó là một bậc dũng sĩ, vóc dáng cao to, khí chất phi phàm. Sách Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông cao 2 trượng 3 thước (gần 2 mét), khí chất đoan dũng, khác với người thường.

danh-tuong-ly-ong-trong-la-ai-7

Cuốn Giai thoại Lịch sử Việt Nam của tác giả Kiều Văn ghi rằng Lý Ông Trọng còn có tên khác là Lý Thân. Dưới thời An Dương Vương, ông giúp vua Thục phán đánh tan quân xâm lược nhà Tần (năm 208 TCN).

Sau khi Hùng Duệ Vương nhường ngôi cho An Dương Vương, ông cũng được trọng dụng. Một lần nọ, nhà Tần vừa thống nhất Trung Quốc do Tần Thủy Hoàng làm hoàng đế đã sai quân sang xâm chiếm nước ta. Lý Ông Trọng cùng các tướng lĩnh phò tá An Dương Vương đánh tan đội quân nhà Tần rất mạnh. 

Để giữ hòa hiếu lân bang, An Dương Vương quyết định cử ông đi sang nước Tần thực hiện sứ mệnh ngoại giao. Khi ấy, Trung Quốc đang trong tình trạng hỗn loạn khi bị quân Hung Nô ở phương Bắc uy hiếp. Biết được danh Lý Ông Trọng, Tần Thủy Hoàng liền vời ông vào triều làm tướng, phong làm Tư lệnh hiệu úy, thống lĩnh quân đội trấn giữ biên ải. 

Quân Hung Nô khiếp sợ Lý Ông Trọng thế nào?

Theo sử sách ghi chép, Tần Thủy Hoàng lệnh cho Lý Ông Trọng đến trấn giữ đất Lâm Thao (tỉnh Cam Túc, Trung Quốc ngày nay). Thời đó, mặc dù Tần Thủy Hoàng uy danh bốn phương nhưng quân Hung Nô không hề e sợ. Chúng liên tục quấy nhiễu vùng biên ải khiến Tần Thủy Hoàng nhiều phen khốn đốn.

Thế nhưng từ khi Lý Ông Trọng xuất hiện, nhuệ khí của quân Hung Nô giảm dần bởi uy danh của ông quá lớn. Chính vì thế mà suốt thời gian chỉ huy quân đội nhà Tần, quân Hung Nô không dám làm càn. 

Vua Tần hết sức khâm phục tài cầm binh của Lý Ông Trọng nên đã phong tước, thưởng hậu và gả công chúa Bạch Tĩnh Cung (tức Tây Cung công chúa) cho ông. Tần Thủy Hoàng muốn ông ở lại triều Tần lâu hơn để giúp sức bảo vệ giang sơn.

Tuy nhiên, một thời gian sau Lý Ông Trọng nhớ quê hương nên đã xin Tần Thủy Hoàng cho về nước nghỉ ngơi. Biết Lý Ông Trọng về cố hương, quân Hung Nô trở lại tấn công biên giới nước Tần. 

danh-tuong-ly-ong-trong-la-ai-9
Tranh vẽ mô tả binh lính nhà Tần đẩy tượng Lý Ông Trọng đuổi quân Hung Nô (Nguồn: Huyền sử đời Hùng)

Tần Thủy Hoàng ngay lập tức cho sứ giả sang nước Nam vời lý ông trọng về triều để dẹp loạn Hung Nô. Lý Ông Trọng biết tin nên đã trốn biệt trong rừng. Vua Thục nói, ông đã chết. Tần Thủy Hoàng không tin, dọa sẽ đem quân tấn công, đòi tìm được xác Lý Ông Trọng mới tin. Cuối cùng, không có cách nào , Lý Ông Trọng đành tự tử để được chết trên mảnh đất quê hương. 

Sau khi tìm thấy xác Lý Ông Trọng, Tần Thủy Hoàng mới tin ông đã chết. Vua Tần chỉ còn có thể dùng cách đúc pho tượng đồng khổng lồ có hình Lý Ông Trọng đặt ở cửa Tư mã, kinh đô Hàm Dương. Quân Hung Nô từ xa kéo đến, tưởng Lý Ông Trọng nên không tấn công nước Tần nữa.

Theo Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sĩ có chép lại và đánh giá truyền thuyết Lý Ông Trọng như sau: "Ông Trọng thân hình cao to, cùng việc đầu đuôi làm quan với nhà Tần, chưa chắc là đúng. Nhà Tần đúc 12 người vàng, tuyệt đối không có danh hiệu gì. Vua Ngụy muốn rời người vàng ấy đến đất Nghiệp nhưng nặng không mang đi được, nhân lấy đồng đúc 3 người gọi là Ông Trọng, bày ra ở ngoài cửa Tư Mã, lại bàn ở đàn miếu Thiên thu đình (ở bài chú Kinh Băng, Tiến Thủy) có hai Ông Trọng bằng đá đối nhau, thì cái tên Ông Trọng cũng giống như tên vì sao Phi Liêm, người đời sau đặt ra chuyện Ông Trọng thiêng liêng, để cho câu chuyện thần kỳ đó thôi.

Mặc dù đã chết nhưng uy danh của Lý Ông Trọng vẫn bao trùm khắp mọi xứ Trung Quốc, Âu Lạc và cả Hung Nô. Hàng trăm năm sau, thanh danh của ông vẫn khiến các tướng lĩnh Trung Hoa phải cúi đầu tôn kính.

Đến đời Đức Tông nhà Đường, niên hiệu Trinh Nguyên năm đầu, Triệu Xương cho xây dựng đền thờ và thờ cúng quanh năm. Sau đó, khoảng năm 860, tướng nhà Đường là Cao Biền, rất sùng bái Lý Ông Trọng, cho sửa sang lại đền thờ, tạc tượng gỗ, tôn xưng ông danh hiệu cao quý là Lý hiệu úy. Đó chính là ngôi đền thờ lịch sử ở xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm (làng Chèm ngày nay).

Những điều chưa biết về Đình Chèm - nơi thờ Lý Ông Trọng

Theo Tạp chí Luật sư Việt Nam, sau khi trở về nước, Lý Ông Trọng được vua phong tước Đại Vương, tiếp tục lập được nhiều công lớn. Tới khi ông mất triều đình sắc phong là Thượng Đẳng Phúc Thần hiệu là Huy Khang Thiên Vương, nhân dân tôn xưng là Đức Thánh Chèm và lập đình thờ ở làng Chèm (xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội).

Khi ông mất, người dân chọn khu đất địa linh xây dựng đình thờ nhỏ để tưởng nhớ. Đình được xây ở bãi đất rộng, cổng đình hướng ra sông Hồng. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, ngôi đền là nơi linh thiêng được người dân nhanh khói quanh năm và thường xuyên tu bổ. 

Như đã nói, năm 864, thời kỳ Bắc thuộc, Cao Biền được cử sang làm An Nam đô hộ có loạn ở Tây Nam, Cao Biền được ông hiển linh báo mộng ban việc trị bình nên rất cảm phục bèn cho sửa lại đình lớn hơn quy mô cũ, tạc gỗ làm tượng, sơn son thiếp vàng gọi là đình Lý Hiệu Úy và cho người cúng tế hàng năm. 

Theo người dân kể lại, tới thời Lê Trung Hưng (giai đoạn 1533-1789) đình được đại trùng tu, xây dựng bề thế như ngày hôm nay nhưng không có sử sách ghi lại xem có giữ nguyên kiến trúc như thời Cao Biền xây dựng hay không.

danh-tuong-ly-ong-trong-la-ai-0
Lý Ông Trọng (bên phải) và vợ Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung Công chúa, tượng ở hậu cung đình Chèm thuộc xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Ảnh: Wikipedia)

Trước đây Đình Chèm nằm phía trong đê sông Hồng nhưng cách đây hơn 200 năm có sự kiện vỡ đê Chèm nên nhân dân cho đắp lại đê như ngày nay, Đình Chèm nằm ở ngoài đê. Vì ở ngoài đê nên vào những năm nước sông dâng cao thường bị ngập. 

Không yên lòng với việc đó, dân làng Chèm đã bàn nhau góp công góp của tổ chức nâng đình lên cao mà kính cẩn gọi là Kiệu đình. Đây là công việc kỳ công, thể hiện sự thông minh, khéo léo của người Việt. 

Đình Chèm còn được gọi khác là Đền Chèm, trong tín ngưỡng dân gian phân biệt rõ và nhiều người cũng biết Đình là nơi thờ Thành hoàng làng và Đền là nơi thờ Thánh. Nơi thờ Đức Thánh Chèm phải gọi đúng là Đền Chèm, cớ sao tên Đình Chèm được dùng nhiều hơn, ngay cả trong cuốn thư giới thiệu đặt ngoài Nghi môn cũng ghi đây là Đình Chèm?

Ông thủ từ Lê Văn Hiệu cho biết, bản thân ông cũng chỉ lý giải được 1 phần. Đình thờ Đức Thánh Huy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng và vợ ông là Hoàng phi Bạch Tĩnh Cung nhưng trong đình còn có hai ban thờ khác, một ban thờ ông Nguyễn Văn Chất, tương truyền là một người thầy thuốc, một người thân cận của Lý Ông Trọng, ông Nguyễn Văn Chất cũng chính là Thành hoàng làng Hoàng Xá.

Một ban thờ nữa là thờ Thành hoàng làng Chèm là Phu Chiêu Linh Ứng Đại Vương. Trước đyâ ông được thờ tại Đình trong, phía trong làng Chèm nhưng không hiểu vì lý do gì mà sau đó bài vị của ông được chuyển ra Đình Chèm, ngôi Đình trong giờ cũng không còn nữa.

Có lẽ vì lý do có đến 2 vị Thành hoàng làng trong đó mà dân gian thường hay sử dụng cả hai tên gọi đó chăng?. Sau khi Kiệu đình thành công, dân làng mời Tiến sĩ Nghiêm Xuân Quảng viết văn bia cho đình, tiêu đề trên bia được dịch ra là Bia đình Thụy Phương nhưng trong nội dung có tới 23, 24 từ dùng từ đền, tấm bia hơn 100 tuổi vẫn còn cho đến ngày nay.

Xem thêm: Cái chết đầy nghi vấn sau 8 tháng đăng cơ của vị hoàng đế triều Nguyễn

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận