Đại tướng Võ Nguyên Giáp - "vị thống soái vĩ đại" lưu danh mãi trong sử sách Việt Nam

Trước khi trở thành vị Đại tướng huyền thoại, ông là thầy giáo dạy sử. Có lẽ, sự am hiểu lịch sử đã làm nên cốt cách một vị tướng đầy nhân văn, một thống soái vĩ đại, một người dịch chuyển dòng chảy trong thế kỷ XX và là 1 trong những thiên tài quân sự lớn của mọi thời đại...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú có viết: Các vị tướng đạt đến bậc “đại danh tướng” trong lịch sử dân tộc, đó là: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Huệ.

Vào thế kỷ XX, trong thời đại Hồ Chí Minh, mẫu mực thứ tư để hợp thành "tứ đại danh tướng Việt Nam" là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nếu như trong bộ ba nhân tướng thời trung cổ, vị Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo đã được nhân dân suy tôn thành "Đức Thánh Trần" thì ở thế kỷ XX, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp cùng với đại võ công Điện Biên Phủ năm 1954 đã được suy tôn là “Vị tướng huyền thoại”.

dai-tuong-vo-nguyen-giap-vi-thong-soai-vi-dai-cua-dan-toc-viet-nam-2
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị thống soái vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Đầu tiên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vốn là 1 thầy giáo dạy lịch sử, sau đó trở thành một nhà chỉ huy quân sự. Vậy vì sao, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại lựa chọn Võ Nguyên Giáp - thầy giáo dạy lịch sử ở Trường Tư thục Thăng Long, về dung mạo thuộc hàng “bạch diện thư sinh” đảm nhiệm việc thành lập tổ chức quân sự và chỉ huy quân sự, trong khi ở thời kỳ đó có hàng chục học viên Việt Nam tốt nghiệp Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc) được đào tạo cơ bản về quân sự?

Được biết, vào năm 1940, tại Côn Minh (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy ở Võ Nguyên Giáp những dấu hiệu của một thiên tài quân sự và tin tưởng giao cho ông nhiệm vụ chỉ huy quân sự của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, Người cũng căn dặn Võ Nguyên Giáp "phải tranh thủ học tập về quân sự". Và quyết định giao cho Võ Nguyên Giáp việc thành lập và chỉ huy Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân vào ngày 22/12/1944. Đây là sự kiện đánh dấu và quyết định đến sự nghiệp chỉ huy quân sự của Võ Nguyên Giáp.

dai-tuong-vo-nguyen-giap-vi-thong-soai-vi-dai-cua-dan-toc-viet-nam-1

Tiếp theo, tướng Giáp là vị chỉ huy được phong quân hàm duy nhất chỉ 1 lần - cấp Đại tướng. Sau chiến dịch Đông Bắc năm 1947 giành thắng lợi, ngày 20/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 110-SL phong quân hàm Đại tướng cho Võ Nguyên Giáp - Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân tự vệ.

Đây không chỉ là trọng trách mà Đảng, Nhà nước giao cho mà còn là sự tin tưởng vào tăng năng, sự đức độ "văn, võ song toàn", có đầy đủ phẩm chất, nhân cách một người làm "tướng". Chủ tịch Hồ Chí Minh có dặn: "Trao cho chú chức vụ Đại tướng để chú điều khiển binh sĩ làm tròn sứ mạng mà quốc dân phó thác cho”; và “Trong quân đội, nhiệm vụ của người tướng là phải “trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung”. Lời dặn của Bác đã thấm sâu trong trái tim, khối óc và suốt hành trình cách mạng của Đại tướng.

dai-tuong-vo-nguyen-giap-vi-thong-soai-vi-dai-cua-dan-toc-viet-nam-4

Thứ ba, trong 30 năm làm Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng đã chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam đánh tan quân đội xâm lược của chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa đế quốc để giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, đưa nước ta lên chủ nghĩa xã hội.

Dưới quyền chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân và dân ta đánh bại quân xâm lược của phát xít Nhật, để giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Sau đó, đánh thắng thực dân Pháp, kết thúc bằng Chiến dịch Điện Biên Phủ - được đối phương coi là tập đoàn cứ điểm “bất khả xâm phạm”. 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là người đưa nhiều  quyết định quan trọng, trong đó có quyết định khó khăn nhất là chuyển phương châm Chiến dịch Điện Biên Phủ từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ. Chính quyết định ấy đã góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”, lập lại hòa bình ở miền Bắc nước ta.

dai-tuong-vo-nguyen-giap-vi-thong-soai-vi-dai-cua-dan-toc-viet-nam-0

Hiệp định Geneva ký kết chưa được bao lâu thì đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp xâm lược nước ta, đặt ách thống trị kiểu thực dân mới, buộc nhân dân ta phải tiếp tục cuộc kháng chiến mới, gay go, ác liệt hơn. Lúc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh tieps tục giao nhiệm vụ chỉ huy quân đội ta, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ huy toàn dân, toàn quân ta lần lượt đánh thắng các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai, đặc biệt là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 và chiến thắng vĩ đại mùa xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. 

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đại tướng đã buộc nhiều viên tướng Pháp, Mỹ phải đầu hàng, hứng chịu thất bại thảm hại. Đây không chỉ là chiến công lẫy lừng của quân và dân ta mà còn là sự kiện nổi bật trong lịch sử chiến tranh ở thế kỷ XX.

Thứ tư, cuộc đời và sự nghiệp của tướng Giáp đã để lại cho quân và dân ta, nhất là các tướng lĩnh, sĩ quan quân đội "cẩm nang", "sách gối đầu giường" qua những tác phẩm tổng kết hai cuộc kháng chiến oanh liệt của mà Đại tướng là vị chỉ huy tài ba, lỗi lạc và đã giành chiến thắng vang dội.

Tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp là những tác phẩm: “Phát động du kích chiến tranh”, “Tiến mạnh sang giai đoạn mới”, “Chiến tranh giải phóng và Quân đội nhân dân - ba giai đoạn chiến lược”. Với kháng chiến chống Mỹ, Đại tướng đã viết nhiều tác phẩm bàn về lực lượng vũ trang nhân dân, chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, chiến tranh nhân dân trên địa bàn sông nước...

dai-tuong-vo-nguyen-giap-vi-thong-soai-vi-dai-cua-dan-toc-viet-nam-9

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc từ năm 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có điều kiện nhìn nhận, đánh giá những vấn đề thuộc về chiến tranh giải phóng, chiến tranh bảo vệ tổ quốc, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, nghệ thuật quân sự Việt Nam... và hàng loạt tác phẩm, hồi ký như: “Từ nhân dân mà ra”, “Chiến đấu trong vòng vây”, “Đường tới Điện Biên Phủ”, “Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử”, “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng”, “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”... Điều đó càng chứng tỏ phẩm chất “văn - võ song toàn” của Đại tướng, đúng như GS Vũ Khiêu đã viết: “Võ công truyền quốc sử/ Văn đức quán nhân tâm”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở về với đất mẹ vào lúc 18 giờ 9 phút ngày 4/10/2012 để lại nỗi tiếc nuối vô hạn cho đồng bào, chiến sĩ cả nước và bạn bè quốc tế. Sự ra đi của Đại tướng là mất mát to lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân. 

dai-tuong-vo-nguyen-giap-vi-thong-soai-vi-dai-cua-dan-toc-viet-nam-7

GS Vũ Khiêu viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp với lòng tiếc thương và cảm phục vô hạn: “Gương rọi đất trời rực sáng ngàn thu nhân lại trí/ Lệ tràn sông núi khóc than hai bác Võ như Hồ”! Giáo sư sử học Lê Văn Lan viết: “Mùa thu năm 2013, lịch sử thời hiện đại lại đang chứng kiến một điều huyền diệu: Bậc Nhân tướng thời đại Hồ Chí Minh họ Võ - khi được lập ban thờ ở khắp nơi, được các động tác thực hành tín ngưỡng và những lời lẽ nguyện cầu của rất nhiều người suy tôn thành kính... cũng đang “hóa thánh” và “hiển thánh”, đang hóa thân thành bậc Thánh tướng thời hiện đại”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, trở thành mẫu mực thứ tư trong “Tứ đại danh tướng Việt Nam”, là “Vị tướng huyền thoại” của dân tộc Việt Nam. Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ôn lại công lao, tài năng, đức độ của người cộng sản kiên trung, mẫu mực, học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người “Anh Cả” của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Xem thêm: Chuyện chưa kể về lễ phong hàm cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở chân đèo Re

Đọc thêm

Dù Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi xa nhưng những câu nói của ông vẫn sống mãi, khắc ghi trong tâm trí dân tộc Việt Nam.

Những câu nói trường tồn cùng năm tháng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
0 Bình luận

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: "Thời điểm hạnh phúc nhất trong đời chiến đấu là khi từ mặt trận báo về tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh cho quân đội của ông ngừng bắn".

Xúc động những dòng hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong ngày 30/4/1975
0 Bình luận

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được mệnh danh là "Đại tướng đánh thắng nhiều đại tướng nhất". Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đánh bại các danh tướng của Pháp và Mỹ.

12 tướng lĩnh tài danh của Pháp và Mỹ đại bại dưới tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp
0 Bình luận


Bài mới

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Băn khoăn chuyện lấy chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Dù đã biết gia cảnh nhà anh trước đó, nhưng tận mắt chứng kiến tôi vẫn rất “sốc”, băn khoăn suy nghĩ mãi về việc có nên lấy chồng hay không…

Amway hợp tác chiến lược cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nâng cao sức khỏe cộng đồng

Tập đoàn Amway mới đây đã công bố chương trình hợp tác quốc tế giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) và Viện Sức khỏe Nutrilite (NHI). Sự kiện đánh dấu bước tiến bản lề của Amway trong hành trình tìm kiếm các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là tại Việt Nam.

Đề xuất