Phạm Vũ Lộc - thí sinh đổi đời nhờ đi thi Olympia: Tuy không vô địch nhưng cực kỳ thành công

Năm xưa, Phạm Vũ Lộc không thể giành quán quân chương trình Đường lên đỉnh Olympia. Thế nhưng, với tài trí của mình, hiện giờ, Lộc đã trở thành thạc sĩ, làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam.

Đỗ Thu Nga
14:28 24/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Olympia đã giúp thay đổi cuộc đời Phạm Vũ Lộc thế nào?

Đường lên đỉnh Olympia không chỉ là một sân chơi tri thức, đây là còn là địa chỉ tin cậy để tìm kiếm nhân tài. Đã có rất nhiều thí sinh Olympia thành công sau khi bước ra khỏi cuộc thi này. Và một trong số đó không thể không nhắc đến thí sinh Phạm Vũ Lộc.

Ngược thời gian trở về cuộc thi Tuần 1 - Tháng 3 - Quý 4 của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 8 với sự góp mặt của 4 thí sinh tài năng là: Bùi Thị Hoài (THPT Lê Quý Đôn, Thái Bình); Phạm Vũ Lộc (THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội); Đỗ Thị Kiều Oanh (THPT Nguyễn Xuân Ôn, Nghệ An) và Lê Anh Đảo.

Trải qua 4 vòng thi căng thẳng, nam sinh Phạm Vũ Lộc xuất sắc giành vòng nguyệt quế Tuần với số điểm 385. Đây cũng là một trong những điểm thi khủng nhất trong lịch sử chương tình. 

Cuoc-so-cua-cuu-thi-sinh-Olympia-Pham-Vu-Loc-gio-ra-sao-0
Hình ảnh Phạm Vũ Lộc ngày ấy

Bằng kiến thức sâu rộng, lối chơi thông minh, Phạm Vũ Lộc đã tiếp tục tiến vào vòng thi Tháng 3 và vòng thi Quý 4. Song trong vòng thi Quý, nam sinh Hà Nội ngậm ngùi về đích ở vị trí thứ 3 với 185 điểm, kém người về nhất là Nguyễn Lê Duy (Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội) 30 điểm và chính thức dừng chân trong hành trình leo núi.

Dù không thể chạm đến ngôi Quán quân chung cuộc nhưng những gì mà nam sinh Phạm Vũ Lộc thể hiện đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. Với Lộc, Olympia không chỉ là sân chơi tri thức, đây còn là nơi lưu giữ kỷ niệm đẹp, giúp thay đổi của đời của anh. 

Nhiều năm sau, trong một lần chia sẻ với báo chí, Phạm Vũ Lộc cho biết, trước khi đến với Olympia, anh là một người rất nhút nhát. "Chưa nói tới việc đứng trước ống kính máy quay, riêng việc đứng trên một sân khấu nơi tập trung ánh mắt của hàng trăm người đã làm tôi run rồi. Nhưng khi cơ hội tham dự chương trình tới, tôi tự hỏi: Nếu không bây giờ thì sẽ chẳng bao giờ nữa. Tôi đăng ký và tham dự chương trình một cách rất tự nhiên. Tới khi kết thúc, nhìn lại thì tôi đã không thấy nỗi sợ kia đâu nữa. Tôi hiểu rằng khi mình thực sự có giá trị, bản lĩnh tự khắc sẽ sinh ra để dẫn dắt sự tự tin”.

Cuoc-so-cua-cuu-thi-sinh-Olympia-Pham-Vu-Loc-gio-ra-sao
Thạc sĩ Phạm Vũ Lộc chưa thể quên dấu ấn từ Đường lên đỉnh Olympia

“Tham dự chương trình khi chỉ là một cậu bé 18 tuổi, rồi sau cả chục năm tiếp tục gắn bó theo dõi, tôi thấy chương trình là một phép thử, một lát cắt chính xác về nền giáo dục Việt Nam. Những gì học sinh được học ở trường, và cả những gì cần biết ở ngoài học đường, hầu như đều xuất hiện trong các câu hỏi của chương trình.

Một nhà leo núi thành công không hẳn là một hình mẫu “con ngoan trò giỏi” trong khuôn khổ, mà lại là một học sinh luôn sẵn sàng đón tiếp và ghi nhận các thông tin mới nhất của thời đại. Trái lại, đôi khi có những tranh cãi về nội dung, những sự cố khi tổ chức chương trình, lại phản ánh đúng những điều bất cập trong chương trình giáo khoa lúc bấy giờ. 

Đó cũng là lý do vì sao nhiều người coi chương trình như một buổi học kéo dài chỉ một tiếng đồng hồ mỗi tuần, vì nó thực sự mang lại các thông tin, kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh thời đại này”, thạc sĩ Phạm Vũ Lộc nói.

Anh Lộc bộc bạch: “Một giá trị khác mà chương trình mang tới cho tôi cũng như rất nhiều nhà leo núi khác, Khi những kết quả nhanh chóng lùi xa, cuối cùng chỉ còn lại tình bạn. Vào cái tuổi 18 nhiều biến động bước ngoặt đó, biết được nhiều bạn bè từ khắp miền Tổ quốc thực sự là một món quà vô giá đối với tôi.

Tôi sớm được tiếp xúc với những người bạn có giọng nói khác, văn hóa khác, cách nghĩ khác, họ đã giúp tôi học cách bao dung, chan hòa, và nhất là mở rộng cái nhìn của mình ra cả nước. Sau chương trình, hơn 10 năm nay tôi đã đi chu du nhiều nơi, nơi nào cũng có những người bạn từng là thí sinh Đường lên đỉnh Olympia đón tiếp tôi, giúp tôi thêm hiểu và thêm yêu đất nước này. Tôi cảm thấy hành trình leo núi của mình chưa bao giờ dừng lại…

Cuộc sống của cựu thí sinh Olympia Phạm Vũ Lộc giờ ra sao?

Theo tìm hiểu, sau khi tốt nghiệp trường Hà Nội - Amsterdam, Phạm Vũ Lộc đã thi đỗ Đại học Bách Khoa Hà Nội và theo học chuyên ngành Khoa học và Công nghệ Nano. Hiện tại, Phạm Vũ Lộc đã có bằng thạc sĩ và đang là nghiên cứu viên của Trung tâm vũ trụ Việt Nam. 

Đây là cơ quan thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đơn vị này có trách nhiệm nghiên cứu - triển khai, đào tạo, ứng dụng công nghệ vũ trụ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, nhằm thực hiện chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ.

Cuoc-so-cua-cuu-thi-sinh-Olympia-Pham-Vu-Loc-gio-ra-sao-8
Phạm Vũ Lộc của hiện tại

Bên cạnh đó, Phạm Vũ Lộc còn là Co-Founder của Hội Thiên văn Hà Nội. Trên trang cá nhân, cựu thí sinh Olympia cũng thường xuyên chia sẻ những hình ảnh về công việc, cuộc sống của mình.

Nếu thường xuyên theo dõi chương trình Ai là triệu phú, bạn có thể dễ dàng nhận ra, anh Phạm Vũ Lộc từng xuất hiện. Anh từng trợ giúp 2 người bạn trong chương trình và hai người bạn đó cũng là cựu thí sinh Olympia. 

Người đầu tiên là Võ Duy Khánh - Trưởng phòng cấp cao An ninh di động - một trong những người tạo ra ứng dụng Bluezone, thí sinh Olympia năm thứ 9. Người thứ 2 là Lê Xuân Thạch, thí sinh Olympia năm thứ 10. 

Xem thêm: Thí sinh khiếu nại Olympia năm nào, giờ đã là thạc sĩ, có công việc đáng mơ ước ở Canada

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận