Con gái bị ung thư, người mẹ bán vé số rơi vào đường cùng: "Tôi lo sợ không có tiền làm sao cứu được con"!

Vì trong giấy khai sinh phần tên cha để trống nên ngày nhận tin bị ung thư, cô bé nhất quyết không cho mẹ Kim Dung gọi cha.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lời ngỏ: Thêm một sự chung tay giúp sức của cộng đồng làm thêm một tia sáng gửi đến những người nghèo khó, người mắc bệnh hiểm nghèo và nhất là thế hệ tương lai của đất nước.

"Ba bỏ đi bao năm rồi", "Người ta bảo ba chết vì Covid-19 rồi, mẹ còn gọi làm gì?", cô bé 12 tuổi nói. "Nhưng mẹ không biết lấy tiền đâu đi viện", người mẹ trả lời.

Cuộc trò chuyện của hai mẹ con trong căn phòng trọ ở đường Phạm Thế Hiển, phường 4, quận 8 một tối giữa tháng 7, bỗng chốc dừng lại. Mỗi người ngoảnh một hướng, gạt nước mắt.

Chị Dung, 59 tuổi, kể rằng chồng bỏ theo người phụ nữ khác từ ngày bé Ngân được 20 tháng và con gái đầu 10 tuổi. Từ khi bỏ đi, người cha không qua lại thăm nom, hỏi han hay trợ cấp các con. "Lần cuối cùng gọi điện là lúc Ngân vừa vào lớp Một. Ba nó bị tai biến, nằm trên giường, bảo rằng không có tiền điện thoại nên nhắn nó gọi lại", chị kể.

Một mình chị ở vậy nuôi hai con bằng đồng lương công nhân. Hơn chục năm trước, chị chuyển sang nghề bán vé số dạo. Thời đó còn sức khỏe, chị đi được xa, cũng nhờ thế kiếm được tiền hơn. Nhưng sau này bị bệnh thấp khớp, chị chỉ quanh quẩn hai phường 4 và 5 (quận 8). Nghề bán vé số dạo lúc cao điểm có thể bán được 400, 500 vé, nhưng từ dịch Covid tới nay được tối đa 160-200 vé mỗi ngày, kiếm được khoảng 200.000 đồng.

Kiếm được đồng tiền đã khó, lại đủ khó khăn bủa vây. Không biết bao nhiêu lần chị đứng giữa phố khóc vì bị trộm mất mấy kẹp vé. Chị Dung không thể quên giáp Tết năm 2015 khi dẫn theo bé Ngân, định rằng bán xong sẽ xin cho con đi học mẫu giáo. Khi đi ngang qua cổng trường, có một thanh niên gọi chị lại hỏi mua vé. Người đó vỗ vào tay chị, đưa cho tờ 20.000 đồng bảo "đi mua sâu". Chị Dung không biết gì nữa, cứ đi trên vỉa hè tìm sâu.

"Đến lúc tôi tỉnh lại thì hết hồn vì giao cả con, cả hàng cho người lạ. Tôi vừa chạy vừa khóc không biết trời đất gì, trong đầu chỉ sợ con bị bắt đi", chị hồi tưởng.

Chạy về chỗ cũ, chị Dung thấy bé Ngân khóc đỏ hoe mắt, đang đứng trong một quán nước bên đường. Hóa ra, chủ quán thấy thanh niên kia lấy hết vé số bỏ đi, để con bé đứng đường một mình với cái giỏ trống không nên đưa vào quán chờ mẹ quay lại. Sau lần đó, chị Dung không dám đưa Ngân đi theo nữa.

Chạy ăn từng ngày đã khó, đến những đợt giãn cách vì Covid-19, hai mẹ con rơi vào cảnh cùng cực. Không đi làm, không có tiền mua lương thực nên người phụ nữ nghèo chỉ biết trông cậy tiếp tế từ các đoàn từ thiện. Có ngày hai mẹ con ăn chung một gói mì tôm hoặc ăn bữa sáng nghỉ bữa trưa. Tiền trọ từ chỗ đóng theo ngày, giờ phải ký sổ nợ.

"Tôi nhận được 1,5 triệu đồng tiền hỗ trợ của nhà nước thì ông chủ trọ thu 500.000 đồng tiền điện nước vì dạo đó ở nhà nhiều", người mẹ đơn thân nói.

con-gai-bi-ung-thu-nguoi-me-ban-ve-so-roi-vao-duong-cung

Riêng tiền phòng, chủ trọ cho trừ dần khi được đi làm trở lại. Vì thế suốt từ dạo bấy tới nay, mỗi ngày chị Dung ngoài đóng 100.000 đồng tiền phòng, 20.000 điện nước, phải đóng thêm 20.000 đồng tiền nhà nợ từ đợt dịch. Vài chục nghìn còn lại là chi tiêu của hai mẹ con.

Đầu tháng 7 vừa qua, bé Ngân bị sốt ban đỏ, đùi đau nhức. Ban đầu chị Dung nghĩ có thể bé bị sốt xuất huyết, nhưng các bác sĩ ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương xác định không phải, cho thuốc điều trị. Trở về nhà Ngân vẫn tiếp tục sốt, chân không đi được nữa

Trong túi chỉ có vài đồng bạc lẻ, chị Dung phải vay tạm một người bạn cùng bán vé 500.000 đồng đem con viện. Lúc này các bác sĩ phát hiện bé bị bạch cầu cấp lympo (ung thư máu), yêu cầu chuyển Bệnh viện Nhi đồng 2.

Hai tiếng ung thư khiến chị Dung điếng người, khóc tại chỗ. "Tôi lo sợ không có tiền làm sao cứu được con", chị bộc bạch.

Cả một đời chị Dung gắn với chữ nghèo. Thuở nhỏ chị theo gia đình rời quê Long An lên Sài Gòn mưu sinh, nay không còn liên hệ với quê cũ, anh em ai cũng bệnh và nghèo. Vắt óc không tìm được ai để vay mượn, chị quyết định liên lạc với người chồng nhiều năm không gặp, bất chấp hai con phản đối.

"Nhưng tôi gọi bao nhiêu cuộc mà số đó không nghe máy. Tôi mượn số điện thoại khác, gọi cũng không được. Có lẽ ông ấy đã chết do tai biến nhiều năm trước, hoặc chết vì Covid-19 cũng nên", chị nói.

Thương hoàn cảnh hai mẹ con, các y bác sĩ ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương kêu gọi mạnh thường quân, ủng hộ được 30 triệu đồng cho chuyển viện. Số tiền này đã đóng cho Ngân nhập viện và bắt đầu truyền hóa chất được nửa toa.

Những ngày qua việc chị Dung nghĩ đến nhiều nhất mỗi ngày là nhẩm tính số tiền còn lại trong người, mỗi lần nhẩm là một lần lo. "Mới được mấy ngày mà còn có 8 triệu thôi", chị nói.

Bên cạnh nỗi lo tiền bạc, căn bệnh thấp khớp cũng khiến chị nhiều lúc bất lực với chính mình. Con tiêm truyền nên đêm phải đi vệ sinh nhiều lần, nhưng chị không thể trực tiếp ngồi dậy, mà phải lấy hai chân móc vào thành giường để có sức đứng lên. "Nhiều lúc cái thân thể không nghe theo ý chí, tức mình lắm", chị buồn nói.

Bác sĩ Phan Thị Thu Trang, trưởng khoa Ung bướu Huyết học, Bệnh viện Nhi đồng 2 chia sẻ bé Kim Ngân bị bạch cầu cấp lympho, thuộc nhóm nguy cơ cao. Quá trình điều trị sẽ nhiều vất vả, tuy nhiên tiên lượng trung bình trên 70% đạt đáp ứng lâu dài.

"Vì bảo hiểm không trả toàn phần nên chi phí ngoài không ít, ví dụ chi phí chống nhiễm trùng sau mỗi đợt hóa trị cũng vài triệu đồng. Đầu đợt chẩn đoán bệnh và sau mỗi đợt điều trị sẽ đều cần làm một xét nghiệm chuyên sâu khoảng 11 triệu đồng", bác sĩ Trang cho biết.

Nếu mọi thứ thuận lợi, quá trình hóa trị của Ngân sẽ còn kéo dài ba năm. Trong khi một năm đầu cần phải có một người thân theo sát, vì thế chị Dung khó đi làm kiếm tiền được.

"Bệnh viện sẽ ưu tiên tìm nguồn tài trợ cho các bệnh nhi không được bảo hiểm 100% như Kim Ngân. Tuy nhiên, chi phí điều trị của bé là một con số lớn và khó tính toán được do nhiều yếu tố phát sinh. Việc hỗ trợ được bao nhiêu cũng tùy thuộc vào các mạnh thường quân tại khoa", bác sĩ Trang nói thêm.

(Theo VnExpress)

Xem thêm: Cô giáo trẻ từ chối điều trị bệnh hiểm nghèo, nhường sự sống cho con

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Anh Nguyễn Hữu Đốn không màng hiểm nguy của bản thân lao vào tiệm sửa xe đang bốc cháy ngùn ngụt để cứu các nạn nhân. Cuối cùng, anh không may qua đời.

Gia cảnh khó khăn của người đàn ông quên thân lao vào giải cứu 3 mẹ con mắc kẹt trong vụ cháy tiệm xe
0 Bình luận

Chiến đang phân vân, lưỡng lự không biết có nên học đại học không. Bởi, hoàn cảnh của em quá éo le, giờ ông ngoại lại bị tai biến...

Bố không thừa nhận, mẹ mất, nam sinh sống với ông ngoại 70 tuổi bị tai biến
0 Bình luận

Đang ở cái độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời với nhiều hứa hẹn trong tương lai thì Nam như chết lặng khi phát hiện mắc bệnh ung thư xương...

Nam sinh lớp 11 bị ung thư xương tuyệt vọng vì không thể đi làm nuôi mẹ
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Cha mẹ nghèo vét sạch tài sản, bán cả đàn lợn vẫn không đủ tiền cứu con trai bị ung thư võng mạc

Chỉ mới 2 tuổi, nhưng bé Lý Gia Hiếu (2023) đã mắc bệnh ung thư võng mạc, đã di căn từ mắt phải sang mắt trái, có nguy cơ mù lòa vĩnh viễn. Dù đã vết vét sạch tài sản trong nhà, vợ chồng chị Mui vẫn không đủ tiền tiếp tục chữa bệnh cứu con.

Hải An
Hải An 23 giờ trước
3 năm ròng rã chữa ung thư máu cho con, bố nghèo nợ tiền tỷ, đứng trước nguy cơ mất cả ngôi nhà đang ở

Trong thời gian con trai điều trị ung thư máu, mỗi tháng, anh Tuấn phải chi đến 20 triệu tiền thuốc. Khi kiệt quệ tiền bạc, anh "cắm" cả nhà để lấy tiền chữa bệnh cho con. Giờ gánh nợ tiền tỷ...

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Mối lương duyên đặc biệt của hai cựu chiến binh: Được đồng đội cứu ở chiến trường, đến thời bình lại cứu con trai đồng đội

Kể về mối lương duyên kỳ lạ của mình, cựu chiến binh Nguyễn Trọng Bồi không khỏi bồi hồi xúc động, bởi nó chẳng khác gì một câu chuyện cổ tích.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Cô giáo khuyết tật 16 năm mang chân giả đi làm từ thiện

Suốt 16 năm qua, cô giáo khuyết tật – Nguyễn Thị Minh Tâm (39 tuổi) đã trở thành nguồn cảm hứng về sống và yêu thương khi tận tụy, đi khắp nơi để vận động học bổng cho học sinh nghèo.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Xót xa tình cảnh của cô bé 11 tuổi mồ côi mẹ, sống nương tựa bà ngoại giàu yếu

Con thương ngoại nhiều như trái đất, con thương bà ngoại hết tấm lòng" - câu nói của bé gái 11 tuổi dành cho bà ngoại già yếu khiến ai cũng xót xa...

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Ấm lòng cựu chiến binh 25 năm miệt mài nấu ăn từ thiện

Dù là thương binh hạng 4/4, nhưng suốt 25 qua, cựu chiến binh Đinh Văn Hai (86 tuổi, Hậu Giang) vẫn miệt mài đi nấu cơm, nấu cháo từ thiện giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Xúc động hình ảnh người phụ nữ cõng mẹ 100 tuổi đi xem diễu binh

Vì dòng người đổ ra đường xem tổng duyệt diễu binh quá đông, xe lăn không đi được, người phụ nữ quyết định cõng mẹ đi bộ. Hình ảnh đẹp ấy đã khiến nhiều người xúc động!

Hải An
Hải An 01/05
Bé gái 7 tuổi bị suy thận chật vật níu kéo sự sống, gia đình cạn tiền cứu chữa

Để níu kéo sự sống, mỗi ngày bé Trang phải truyền 9 túi dịch để chạy thận, thời gian kéo dài từ 7h sáng đến 3h sáng hôm sau. 

Cụ 80 tuổi vẫn ngày ngày dãi nắng dầm mưa mò cua nuôi 3 con mắc bệnh tâm thần

Ở cái tuổi xế chiều, người ta được vui vầy bên con cháu còn bà Nguyễn Thị Nghị lại còng lưng mò cua sớm tối nuôi 3 con mắc bệnh tâm thần. 

Ước mơ dang dở của cô sinh viên bị ung thư xương: Muốn sớm ra trường đi dạy để giúp đỡ bố mẹ, ai ngờ giờ lại thành gánh nợ của gia đình

Đang là sinh viên năm 2, bất ngờ, Đinh Thị Vân Dung nhận kết quả bị ung thư xương. Bao ước mơ, hoài bão chính thức bị chặn đứng từ đây...

Vì sao người xưa nói 'phòng khách sáng giàu sang, phòng thờ sáng lụi bại'?

"Phòng khách sáng giàu sang, phòng thờ sáng lụn bại" - lời người xưa đã dặn tuyệt đối đừng làm trái. Phạm phải gánh không nổi hậu họa. 

“NGUYỆT VŨ” - TỪ THỦ ĐÔ TỚI VÙNG CAO: HÀNH TRÌNH LAN TỎA YÊU THƯƠNG QUA CON CHỮ

Vào thứ Bảy ngày 12/04/2025 vừa qua, sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã diễn ra thành công tốt đẹp tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

Con trai chấn thương sọ não, thần kinh bất ổn, mẹ già đau yếu gồng gánh gia đình

Dẫu tuổi đã cao, đau yếu triền miên nhưng bà Hà vẫn phải gồng gánh con trai chấn thương sọ não và những đứa cháu thơ dại.

Mẹ đơn thân rơi vào bế tắc không biết kiếm tiền ở đâu để điều trị cho con trai suy tủy xương

Một mình nuôi 2 đứa con khiến đôi vai gày của chị Trang nặng trĩu; vậy mà trời chẳng thương, đứa con trai tội nghiệp của chị lại mắc bệnh hiểm nghèo không, không có tiền điều trị.

Lời khẩn cầu từ người mẹ nghèo cần chi phí ghép tủy cho con thơ

Bệnh tan máu bẩm sinh đang bào mòn sức khỏe của bé Hà Vy (10 tuổi), thế nhưng, gia đình quá khó khăn, mẹ nghèo bất lực khi nhìn chi phép ghép tế bào gốc cho con quá lớn.

Nghẹn lòng câu hỏi của đứa trẻ nghèo: 'Chân con bị cắt rồi có mọc lại được không'?

Vết thương đang hoại tử khiến bàn chân phải của bé Trà My có nguy cơ phải cắt bỏ. Cô bé vô cùng hoảng loạn liên tục hỏi mẹ: "Chân con bị cắt rồi có mọc lại được nữa không"?

PC Right 1 GIF
Đề xuất