Cậu học trò nghèo từ ngôi nhà dột nát đến tấm HCV Toán quốc tế: "Tôi muốn dùng cả cuộc đời để cảm ơn 1 người - đó là mẹ"

"Tôi muốn dùng cả cuộc đời của mình để cảm ơn một người, và đó là người mẹ đã nuôi dưỡng tôi. Mẹ là một phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những nguyên tắc sống của mẹ là bài học cho tôi suốt đời".

Đỗ Thu Nga
11:44 23/12/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Dù phải đánh đổi tất cả mẹ cũng phải cho con đi học

Ngày 28/7/1997, An Kim Bằng - học sinh trung học phổ thông của trường THCS số 1 Thiên Tân giành được Huy chương vàng trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 38 được tổ chức tại Argentina. Cậu trở thành niềm tự hào của gia đình và cả đất nước Trung Quốc. Thế nhưng, ít ai biết được "chàng trai vàng" này lại có xuất thân vô cùng nghèo khó.

Khi trả lời phỏng vấn báo chí, An Kim Bằng nói rằng: "Ngày 5/9/1997, tôi rời nhà đến Bắc Kinh để vào Viện Đại học Toán học. Khói bếp bốc lên trong căn nhà dột từ sáng sớm, mẹ chuẩn bị bữa sáng cho tôi để chuẩn bị lên đường.

Gia đình tôi quá nghèo. Khi tôi được sinh ra, bà bị ốm nặng, năm lên 4 tuổi, ông nội bị hen phế quản và liệt nửa người, nợ nần chồng chất. Khi tôi 7 tuổi, tiền học phải đi vay mượn nhưng mẹ chưa một lần than phiền. Bà luôn động viên tôi phải nỗ lực học tập".

Chuyen-ve-nguoi-me-nong-dan-cua-tien-si-Toan-hoc-An-Kim-Bang-9
An Kim Bằng thời trẻ

Cũng theo An Kim Bằng, vào tháng 6/1994, cậu được nhận vào một trường cấp 2 nổi tiếng số 1 Thiên Tân. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gánh nặng gia đình tăng lên gấp đôi.

Vào buổi tối 1 ngày tháng 6, An Kim Bằng nghe thấy tiếng cãi vã ngoài nhà. Thì ra mẹ cậu muốn bán con lừa để lấy tiền cho cậu đi học. Tuy nhiên người bố không đồng ý.

Sau khi ông nội qua đời, tình hình gia đình càng bi đát hơn. An Kim Bằng dần từ bỏ ý định đi học, thay vào đó cậu cầm đồ nghề làm nông ra đồng phụ giúp bố mẹ. 

Thế nhưng, khi đó, mẹ không đồng ý, bà nói với cậu rằng: "Con đi học không hề sai. Mẹ không thể để cái nghèo là lý do ngăn cản tương lai của con. Dù phải đánh đổi tất cả mẹ cũng phải cho con đi học".

Sau cùng, mẹ đã chở An Kim Bằng đến trường học. Và dĩ nhiên, khoản nợ của gia đình ngày càng lớn. An Kim Bằng biết điều đó nhưng mẹ cậu vẫn luôn động viên, hãy yên tâm học tập.

Đừng để từ "nghèo" trì hoãn tương lai của con

Thời học sinh của An Kim Bằng quả thực rất khó khăn vì gia đình quá nghèo. Thế nhưng, để con khỏi đói, hàng háng mẹ cậu đã đi bộ hơn 10 cây số để mang 10kg mì đến trường.

Khi ấy, An Kim Bằng là học sinh duy nhất của trường không thể mua nổi một suất cơm rẻ nhất trong căng tin. Thế nhưng, cậu không bao giờ mặc cảm, vì mẹ còn vất vả hơn gấp trăm lần. An Kim Bằng luôn có cái nhìn lạc quan với hoàn cảnh mà mình đang trải qua.

Chuyen-ve-nguoi-me-nong-dan-cua-tien-si-Toan-hoc-An-Kim-Bang-7

"Khi tôi mới bước vào trường bị choáng ngợp trong lớp học tiếng Anh. Khi mẹ đến đưa tiền, tôi nói với mẹ về nỗi lo không theo kịp, không ngờ mẹ trả lời: Mẹ chỉ biết con là người chịu thương chịu khó nhất. Mẹ không thích con vội đầu hàng như vậy, vì một khi con chịu khó thì mọi thứ đều không khó!".

Ghi nhớ lời mẹ dặn, An Kim Bằng cố gắng hết mình. Kết quả, điểm tiếng Anh cuối kỳ của cậu đã lọt top 3 của lớp. Đến năm 1995, cậu đăng ký vào lớp dự bị Olympic, lấy Vật lý và Toán học làm môn tự chọn.

"Một năm sau, lần đầu tiên tôi tham gia cuộc thi kiến ​​thức Olympic quốc gia và đạt giải nhất môn Vật lý, giải nhì môn Toán và đại diện cho trường tham gia Olympic Vật lý toàn quốc tại Hàng Châu", An Kim Bằng kể.

Mẹ ơi, con thành công rồi!

Vào tháng 1/1997, An Kim Bằng đạt giải nhất Olympic Toán quốc tế với số điểm tuyệt đối. Cậu được vào đội tuyển tập huấn quốc gia và đứng thứ nhất trong tổng điểm 10 bài thi trong thời gian 1 tháng rèn luyện.

Để chuẩn bị cho kỳ thi Olympic, An Kim Bằng đã không gặp mẹ nửa năm. Khi trở về Thiên Tân để chuẩn bị cho Olympic Toán học quốc tế ở Argentina, cậu đã nhận được 200 nhân dân tệ và một bức thư từ mẹ. Trong thư, người mẹ viết: "Mẹ tự hào về con, hãy khiêm tốn và giành vinh quang nhé!".

Ngày 27/7, kỳ thi chính thức bắt đầu. Từ 8 giờ 30 sáng đến 2 giờ chiều, các thí sinh phải làm 5 tiếng rưỡi đề kiểm tra. Vào lễ tổng kết hôm sau, kết quả được công bố: An Kim Bằng giành Huy chương vàng. Cậu bật khóc trong hạnh phúc và thầm reo lên: "Mẹ ơi, con trai mẹ đã thành công rồi!". Thông tin về các học sinh đạt giải đã được Đài Phát thanh Nhân dân Trung ương và Đài truyền hình Trung Quốc phát đi ngay trong đêm đó.

Đến ngày 1/8, An Kim Bằng và các học sinh khác trở về trong danh dự, được Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc và Hội Toán học Trung Quốc chào đón trọng thể tại Sân bay Thủ đô. Nhưng lúc này, An Kim Bằng chỉ muốn về nhà gặp mẹ càng sớm càng tốt. Cậu muốn trao Huy chương vàng lại cho mẹ...

Chuyen-ve-nguoi-me-nong-dan-cua-tien-si-Toan-hoc-An-Kim-Bang-4
An Kim Bằng giờ đã trở thành Giáo sư Toán học của ĐH Bắc Kinh

Và 10h tối hôm đó, An Kim Bằng đã về đến ngôi nhà mơ ước của mình. Mẹ cậu ôm chặt con vào lòng, mừng đến phát khóc. 

"Tôi muốn dùng cả cuộc đời của mình để cảm ơn một người, và đó là người mẹ đã nuôi dưỡng tôi. Mẹ là một phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những nguyên tắc sống của mẹ là bài học cho tôi suốt đời.

Mẹ thường nói với tôi: Mẹ không biết nhiều chữ nhưng mẹ hy vọng con có thể được học tại trường đại học Thiên Tân, Bắc Kinh! Nếu nghèo là trường đại học tốt nhất, thì tôi sẽ nói, người mẹ nông dân của tôi là người cố vấn tốt nhất trong cuộc đời tôi...".

Và hiện tại, An Kim Bằng đã trở thành Giáo sư tại Khoa Toán của Đại học Bắc Kinh. Sự nghiệp thành công chính là món quà phúc đáp tuyệt vời nhất mà cậu học trò nghèo năm nào dành tặng mẹ.

Xem thêm: Đường đến Viện Công nghệ số 1 thế giới để tìm cách giúp quê hương chống thiên tai của cậu học trò nghèo

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận