Nguyễn Chế Nghĩa - vị phò mã văn võ song toàn khiến quân Nguyên Mông khiếp sợ gọi là "thần tướng"

Tướng quân Nguyễn Chế Nghĩa văn võ song toàn, làm quan trải 4 đời vua Trần, có nhiều công lao với triều đình và nhân dân.

Đỗ Thu Nga
10:00 21/05/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đất địa linh sinh nhân tài cho dân tộc

Vùng đất Gia Lộc (Hải Dương) là nơi "địa linh", trong "Hội Xuyên xã thần tích" có chép như sau: "Xã Hội Xuyên, huyện Gia Phúc (nay đổi là huyện Gia Lộc), Hồng Châu (nay đổi là phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương), núi sông hội tụ, lại là vùng chính khí của nước Nam, thực là khu vực danh tiếng của xứ Đông, mạch đất giăng bày, quần sơn chầu về, muôn sông hội tụ, có hình thế như voi trắng hút nước hồ. Ba thôn của xã đã lập miếu ở đất này để thờ vị Đại vương. Vương họ Nguyễn, tên Chế Nghĩa, người xã Hội Xuyên". 

Theo truyền thuyết, vào thời nhà Trần có một người di cư từ phủ Thiệu Thiên (Thanh Hóa) tời làm ăn sinh sống, tên là Đinh Thiện. Ông Đinh Thiện đổi họ thành Nguyễn và kết hôn với bà Hoàng Thị Nguyên. Đến năm 1265, vợ chồng ông sinh được con trai, đặt tên là Nguyễn Chế Nghĩa. 

Cho đến nay, những tư liệu về Nguyễn Chế Nghĩa còn quá ít ỏi nên hầu hết không rõ năm mất của ông. Chỉ còn vài sử liệu vụn vặt cho rằng, từ nhỏ ông đã có sức khỏe phi thường, ham mê luyện võ, thông thạo đánh côn. Không chỉ giỏi võ thuật, trận pháp, ông còn biết cả văn thơ phú, văn võ toàn tài.

Chuyen-it-biet-ve-danh-tuong-Nguyen-Che-Nghia-0

Ngay từ buổi niên thiếu Nguyễn Chế Nghĩa đã có nghĩa khí: Đã là một đấng trượng phu; Phải đem chí lớn, đền bù non sông. Lưu đời hai chữ nghĩa - trung; Để cho tên tuổi gắn cùng nước non. Không những thế, khi còn trẻ ông đã là người thông thạo thập bát ban võ nghệ, sử dụng được nhiều binh khí, có biệt tài đánh côn, dân gian gọi là đánh thó.

Khi trưởng thành, ông đầu quân cho danh tướng Phạm Ngũ Lão, tham gia đánh thắng quân Nguyên ở ải Chi Lăng. Khi ra trận, trông ông rất uy quyền, luôn khiến quân địch khiếp sợ. 

Năm Thiệu Bảo thứ 6 (1284), lúc ông vừa tròn 20 tuổi, vua Nguyên Mông sai thái tử Thoát Hoan đem quân xâm lược nước Đại Việt lần thứ hai. Nguyễn Chế Nghĩa xin đầu quân đánh giặc. Ông đã vượt qua tất cả các môn tỷ thí võ nghệ cũng như phép dùng binh. Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương khen: "Người chẳng kém gì Phạm Ngũ Lão, ta lại thêm một tướng tài", liền cho ông làm tướng tiên phong.

Quân Nguyên Mông khiếp sợ gọi ông là "thần tướng"

Sử chép, khi đội quân Nguyên Mông vượt biên giới, Quốc công tiết chế phong Nguyễn Chế NGhĩa làm đại tướng, giao cờ lệnh cùng đại tướng Phạm Ngũ Lão đem  3.000 quân chặn giặc từ ải Nội Bàng, ải Nữ Nhi (Bắc Giang) đến Kỳ Cấp (Lạng Sơn). Ông đã nghênh chiến với Trương Bằng Phi, Áo Xích Lỗ là hai tướng vào loại kiệt xuất của Nguyên Mông.

Nguyễn Chế Nghĩa một ngựa một thương lao thẳng vào quân giặc mà chém. Ông gây ra nỗi kinh hoàng và đem cái chế cho bọn quân xâm lược. Chúng khiếp sợ gọi ông là thần tướng. 

Sau đó, Nguyễn Chế Nghĩa được lệnh rút về Lộ Hương tham gia những trận đánh không cho giặc tiến nhanh về kinh thành Thăng Long.

Khi vua Trần cho nhân dân và triều đình rút khỏi kinh thành để thực hiện kế hoạch "vườn không nhà trống", Nguyễn Chế Nghĩa đã được Quốc công tiết chế giao nhiệm vụ ở lại tổ chức dân binh hoạt động ở vùng sau lưng địch. 

Chuyen-it-biet-ve-danh-tuong-Nguyen-Che-Nghia-8

Ban ngày ông lãnh đạo nhân dân chống địch giết hại nhân dân, cướp bóc của dân. Ban đêm ông đem quân tập kích vào trại giặc. Ông thiết lập mặt trận bí mật từ làng Kiêu Kỵ huyện Gia Lâm đến Cư Xá, Hải Dương để chặn giặc không cho chúng đánh sang Lộ Hồng. 

Ông còn chỉ huy trận phục kích giặc ở cánh đồng lấy cạnh rừng đay thôn Kiêu Kỵ, giết 300 tên giặc, không một tên nào sống sót chạy về kinh thành Thăng Long.

Khi quân ta chuẩn bị tổng phản công, Nguyễn Chế Nghĩa được lệnh của Quốc công tiết chế phối hợp với quân của Trung Thành vương tiêu diệt đồn Giang Khẩu ở ngoại thành Thăng Long. Nguyễn Chế Nghĩa cùng tướng Trần Nhật Duật chỉ huy đội quân thủy, quân bộ phục kích giặc trên sông Thiên Đức (sông Đuống) truy diệt quân địch, giết hàng nghìn tên.

Kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, Nguyễn Chế Nghĩa được vua Trần phong chức U khổng Bắc tướng quân.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ 3 (1287 - 1288), Quốc công Tiết chế phong Nguyễn Chế Nghĩa làm chánh tướng tiên phong, cùng hai ông Hùng Thăng và Huyền Du làm phó tướng tiên phong. Ông mang quân đóng ở Yên Hưng (Quảng Yên, Quảng Ninh ngày nay), rồi lại đem quân lên cửa ải Nội Bàng, chém chết tướng giặc là Trương Quân. 

Khi biết Thoát Hoan trốn chạy theo đường núi, không chạy theo đường sông Bạch Đằng, vua sai ba ông lên giữ ải Nam Quan, Chi Lăng đánh lui Trương Bằng Phi, Áo Xích Lỗ. Sau đó ông còn đánh trên 20 trận nữa. Tiếp đó Nguyễn Chế Nghĩa nhận được lệnh đem quân về chặn quân giặc ở Vạn Kiếp, Lục Nam.  

Xem thêm: Chuyện hy hữu 1000 năm có 1: Danh tướng cãi lệnh vua để tránh "sống mái" với bạn thân trên sa trường

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận