Lời hồi đáp ý nghĩa sau một thập kỷ dành cho cặp vợ đồng sẵn sàng nhường 3 công đất cho cò ở
Trước đây, mỗi tháng, vợ chồng chị Mỹ Xuân có thể thu nhập 30 triệu đồng từ tiền bán trái dừa trong vường. Nhưng để đàn cò có nơi trú ngụ, chị đã "nhường" vườn cho chúng.

Giả sử, vào một ngày đẹp trời, khu vườn rộng 15.000m2 của bạn có đàn chim lạ đến "xâm chiếm", giữ làm nhà, và vì thế mà bạn thất thu 30 triệu/tháng, bạn sẽ xử lý thế nào? Chắc hẳn sẽ có người chọn cách xua đuổi, nhưng chị Nguyễn Thị Mỹ Xuân lại chọn cách "tặng" cho đàn cò vườn dừa nhà mình và thêm 15.000m2 đất nữa.
Cách đây 10 năm trước, gia đình chị Mỹ Xuân (tổ 7 ấp Thạnh Lợi, xã Đông Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) đang khai thác vườn dừa thương phẩm rộng 15.000m2, mỗi tháng thu hoạch đều đều chừng 30 triệu (gồm tiền bán dừa và khai thác thủy sản trong kênh). Bỗng một ngày, có hàng ngàn con cò thiên nhiên từ đâu bay về, làm tổ trên những ngọn dừa.

Dù sáng sáng chúng bay đi, chiều tối mới về tổ, nhưng nếu chị Xuân vẫn duy trì việc khai thác dừa, đàn cò sẽ bị hoảng loạn. Thế nên chị quyết định sẽ dừng khai thác dừa, bỏ không vườn cho đàn cò ở. Lâu lâu chị mới chèo ghe vào thăm vườn, cập nhật tình hình và tận hưởng sự thư giãn, bình yên mà khung cảnh thiên nhiên mang lại.
Sau 10 năm, số lượng cò đã nhân lên nhanh chóng. Cò kéo thêm đàn, sinh sản thêm, và rủ cả cồng cộc về ở chung. Mỗi chiều, hàng vạn con cò mỏ vàng to như thiên nga và cồng cộc đen chao lượn qua những con rạch, đậu trĩu ngọn dừa, tạo nên cảnh tượng vui mắt.

Chị Xuân kể: "Trong 5 năm đầu đàn cò đến đây, chỉ có cò trưởng thành, cứ sáng đi ăn, tối về ngủ. Chồng mình trong một lần thăm vườn mới nói chuyện với cò: 'Nếu các vị muốn chọn nơi đây là nhà thì phải sinh sản, có con đàn cháu đống thì chúng tôi sẽ nhường đất cho ở. Chứ đây là vườn dừa trồng để lấy trái, rồi còn tôm cá dưới kênh, mà các vị cứ đi đi về về như vậy, sao mà tôi khai thác được'.
Cứ nghĩ là nói phong long vậy thôi, vợ chồng mình cũng không định đuổi hay đánh bắt gì đàn cò hết. Vậy mà chừng một vài tháng sau bắt đầu thấy cò sinh sản thật. Bắt đầu xuất hiện cò con, rồi cò con lớn lên cũng ở đây luôn, đàn sinh sôi rất mạnh.
Những gia đình cò cũ thì có chỗ đậu, còn đám cò mới thì cứ bay miết, hoặc đậu ké trên các đọt cao. Thấy vậy thương quá, vợ chồng mình trồng dừa trên 15.000m2 đất còn lại, khi đó đang bỏ không, cho bầy cò có chỗ đậu. Giờ 30.000m2 đất này là của tụi nó đó chứ!".

Chị Xuân cho biết, khu chị sống là nơi đất lành chim đậu, lại yên tĩnh, không ai quấy phá, bẫy hay bắt cò nên đàn cò sống rất yên ổn. Mảnh đất của chị nằm giữa vùng U Minh Hạ và U Minh Thượng, nhiều cây cối, khí hậu mát mẻ và trong lành.
Chị Xuân và chồng đều vốn là giáo viên, yêu thiên nhiên, lại tin vào duyên của mình và đàn cò, nên ai chị không cảm thấy quá phiền khi mất đi nguồn thu nhập ổn định từ vườn dừa. Họ quan sát đàn cò đến mức thuộc luôn lịch sinh hoạt của chúng và tôn trọng tiến trình sống tự nhiên của đàn cò. Họ cũng không coi chúng là khách, mà yêu thương như thể đó là gia đình mở rộng của mình.
Điều đặc biệt thú vị mà chị Xuân cho rằng đàn cò đang "trả ơn" mình, khi dành thời gian quan sát sự thay đổi của vườn dừa. Sau 10 năm, hệ sinh thái ở khu vực vườn dừa dường như đa dạng hơn. Vì ít có sự can thiệp của con người, thiên nhiên đã tự cân bằng một cách thân kỳ: Tôm cá dưới kênh dồi dào, trong vườn cũng "tự có" nhiều loại cây khác ngoài dừa, và cũng sinh trưởng tốt.

Vài năm trước, vợ chồng chị Xuân mở một quán cafe, bán đồ ăn sáng cho khách du lịch ghé qua chơi. Từ giữa năm nay, anh chị gọi nơi mình sống là vườn cò An Lạc, mở thêm dịch vụ nghỉ dưỡng sinh thái kết hợp ăn uống, đón khách muốn đến ngắm cò, tận hưởng không gian yên tĩnh thanh bình.
Khách du lịch sẽ tới vườn tụ tập ca vọng cổ, trò chuyện, ngắm cò và được chủ vườn chèo ghe khám phá xung quanh, miễn là tôn trọng tập quán sinh hoạt, tránh gây ảnh hưởng tới cuộc sống thường nhật của đàn cò.
(Theo Đời sống pháp luật; Nguồn ảnh: Độc lạ Bình Dương, Vườn cò An Lạc)
Xem thêm: Vì trẻ em: "Người cha" độc thân cưu mang gần trăm trẻ bị bỏ rơi
Đọc thêm
Căn nhà nép mình trong con hẻm 104 (đường Kim Long, TP. Huế, Thừa Thiên - Huế) lúc nào cũng rộn rã tiếng cười. Chủ nhân ngôi nhà là bà cụ 91 tuổi, được ví là "bà tiên tóc bạc" giữa đời thường.
Nhiều năm qua, cựu VĐV bóng bàn khuyết tật Văn Thị Hoài Thương đã giang tay cưu mang những người khốn khó.
Thực hiện di nguyện của cha, bà Hiền tiếp tục nhận trẻ mồ côi về nuôi dưỡng, đón những sinh linh bé bỏng bằng tất cả tình yêu thương.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.