Chúa Tiên Nguyễn Hoàng - đấng minh quân mở cõi Đàng Trong

Chúa Tiên Nguyễn Hoàng - đấng minh quân sáng lập xứ Đàng Trong. Nhờ công của Chúa mà mảnh đất nghèo nàn, lạc hậu đã trở thành xứ phồn vinh bậc nhất châu Á thời đó.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nguyễn Hoàng (28 tháng 8, 1525 – 20 tháng 7 năm 1613) hay Nguyễn Thái Tổ, Chúa Tiên, là vị chúa Nguyễn đầu tiên, người đặt nền móng cho vương triều Nguyễn (1802 - 1945). Ông quê ở kanfg Gia Miếu, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh HOa (nay là Gia Miêu Ngoại Trang, thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa). 

Ông nội (Nguyễn Văn Lưu) và cha ông (Nguyễn Kim) là những trọng thần của triều đình nhà Hậu Lê. Sau cái chết của cha ông là Nguyễn Kim, người anh rể là chúa Trịnh Kiểm nắm giữ quyền hành đã giết chết anh trai ông là Nguyễn Uông, Nguyễn Hoàng nhờ chị gái Nguyễn Thị Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho mình vào trấn thủ Thuận Hóa, Trịnh Kiểm chấp thuận. 

Có nhiều tài liệu nghiên cứu viết lại rằng, trong đoàn quân Nam tiến vào tháng 10 năm Mậu Ngọ (1558) ấy, Nguyễn Hoàng đã mang theo gia quyến cùng những tướng sĩ thân tín như: Thạch Xuyên, Văn Nham, Tường Trung, Tường Lộc… hai gia tướng của cha mình là Vũ Thì An, Vũ Thì Trung cùng với hàng nghìn đồng hương ở huyện Tống Sơn và đương nhiên là có cả gia quyến của Thái phó Nguyễn Ư Dĩ.

chua-nguyen-hoang-va-hanh-trinh-mo-coi-dang-trong-0
Hình ảnh quen thuộc gắn với chúa Tiên Nguyễn Hoàng

Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn quân Nam tiến là cửa Việt Yên (nay là Cửa Việt). Ở đó, Nguyễn Hoàng cho quân binh của mình đóng trại ở Gò Phù Sa (xã Ái Tử, huyện Đăng Xương (hay còn gọi là Vũ Xương) thuộc huyện Triệu Phong của tỉnh Quảng Trị ngày nay). Khi đoàn quân đi qua Thanh Nghệ Tĩnh, nhiều người hưởng ứng đem cả vợ con theo. Đây chính là một cuộc di dân thực sự. 

Lúc bấy giờ, Lưu thủ Thuận Hóa là Tống Phước Trị - người ở Tống Sơn (Thanh Hóa) đã tìm đến vái chào Nguyễn Hoàng, đồng thời dân lên bản đồ và sổ sách trong xứ, xin được một lòng phò tá. Nhân dân vui mừng khi hay tin triều đình nhà Lê cử một vị quan lớn vào trấn giữ xứ sở nên đã đón tiếp quan Trấn thủ vô cùng long trọng. Đồng thời tôn xưng ông là nhà Chúa. Nhân dịp này, bô lão trong xứ mang đến dâng Chúa 7 vò nước tinh khiết. 

Quan Thái phó Nguyễn Ư Dĩ nhìn thấy việc làm đó của nhân dân đã nói với Nguyễn Hoàng rằng: "Cháu mới đến trấm nhậm đất này mà được người dân dâng nước cho, ấy là điềm được nước vậy". Nguyễn Hoàng mừng vui khôn xiết và xem đó như là một điềm đại cát cho mình, đặc biệt là khi ông nhớ lại câu khuyên bảo của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân".

chua-nguyen-hoang-va-hanh-trinh-mo-coi-dang-trong-9
Tranh minh họa: Chúa tiên Nguyễn Hoàng đi mở cõi

Thấy nhân dân yêu quý, Nguyễn Hoàng mừng thầm, ông tự hứa với lòng mình là sẽ bằng mọi cách để biến vùng đất nghèo nàn, khắc khổ này trở thành vùng đất trù phú làm chốn dung thân cho mình và con cháu về sau. Song trong thẳm lòng mình, ông vẫn không khỏi e dè không những vì đây là vùng đất chướng khí mà còn là vùng đất giặc giã như rươi. Ngoài việc quân Mạc, Chiêm Thành, Chân Lạp thường xuyên đánh phá thì bên trong vẫn tồn tại cướp biển, giặc cỏ càn quấy...

Cũng phải nói thêm, khi đó, Thuận Hóa là địa phận của hai châu Ô, Ly mà xưa kia là quận Ulik của Chiêm Thành. Mảnh đất này là quà sính lễ vua Chiêm Thành, Chế Mân Shimhavarman Đệ tam dâng lên Vua Trần Anh Tông để cưới Công chúa Huyền Trân về làm vợ.  Ngày Chế Mân băng hà, theo tục lệ của Chiêm Thành thì Hoàng hậu phải lên giàn hỏa thiêu cùng vua. Nhưng Thượng tướng nhà Trần là Trần Khắc Chung lại si tình công chúa mà âm thầm vượt biển sang Chiêm Thành cứu công chúa. Từ đó, người Chiêm Thành nổi giận nên đã nhiều lần kéo quân sang đánh Bắc Hà. 

Mãi hơn một thế kỷ sau, Vua Lê Thái Tông mới đánh thắng Chiêm Thành để làm chủ hẳn đất Ulik. Tuy nhiên, vì mối hận xưa nên thỉnh thoảng quân Chiêm Thành cũng tràn sang đánh phá.

chua-nguyen-hoang-va-hanh-trinh-mo-coi-dang-trong-8
Chúa tiên Nguyễn Hoàng đã chọn vùng đất Trà Liên - Ái Tử (huyện Triệu Phong- Quảng Trị) để làm dinh phủ đầu tiên (1558- 1626)

Có thể nói, đất Thuận Hóa thời Nguyễn Hoàng mới nhận là mảnh đất bao la rộng lớn, hầu như chưa có bàn tay con người đến khai hoang. Dân tình khi ấy chủ yếu kéo nhau lập làng ở những nơi gần sông suối. Họ khai phá những mảnh đất màu mỡ để trồng ngô, lúa, khoai, sắn phục vụ đời sống hàng ngày. Nguyễn Hoàng thấy vậy đã cho dân tự do khai hoang, ai có nhiều sức thì làm nhiều. Và cũng chính nhờ vào chính sách khuyến khích cùng với sự giúp đỡ của chính quyền trong việc khai hóa đất đai mà lãnh thổ cứ ngày một được nới rộng. Chẳng mấy chốc, vùng đất vốn được coi là nơi "khỉ ho cò gáy" đã trở thành miền đất hứa cho dân chúng ở vùng Thanh - Nghệ di cư vào định cư.

Những ngày đầu xây dựng cơ nghiệp ở miền Nam, Nguyễn Hoàng rất coi trọng việc thu phục lòng người. Với sự giúp sức của Thái phó Nguyễn Ư Dĩ, Nguyễn Hoàng đã có rất nhiều việc làm khiến lòng dân hoan hỉ như: bố cáo chiêu hiền đãi sĩ, ông ra lệnh giảm thuế cho dân, việc sai dịch cũng được giảm tối đa, chỉ trừ những trường hợp quá ư cần thiết…

Bên cạnh việc lo cho dân sung túc, ông còn cùng những cận thần thân tín tổ chức quân đội hùng mạnh. Có như vậy, ông mới đủ sức để chống lại giặc ngoại xâm, đủ sức đương đầu với nhà Mạc và đủ sức chiến đấu với bọn cướp biển đang càn quấy vùng lãnh hải rộng lớn...

chua-nguyen-hoang-va-hanh-trinh-mo-coi-dang-trong-5
Chùa Thiên Mụ được Chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng năm 1601

Trong phần mở đầu của tham luận "Quảng Trị - Địa bàn chiến lược tối ưu của Chúa Nguyễn Hoàng", nhà nghiên cứu Phan Thuận An đã viết: Người ta thường nói anh hùng tạo ra thời thế, nhưng cũng có khi thời thế tạo ra anh hùng. Nguyễn Hoàng là một nhân vật lịch sử do thời cuộc tạo ra. Ông sinh trưởng ở đất Bắc nhưng lại dựng nên nghiệp lớn và lưu danh muôn thuở ở phương Nam.

Có thể thấy, khi dâng biểu lên vua Lê để xin cho người em vợ là Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm ở mảnh đất Thuận Hóa thì người anh đầy tham vọng là Trịnh Kiểm đã như mở cờ trong bụng với kế sách "bắn một mũi tên nhằm vào 3 đích". Thứ nhất, ông ta vừa làm hài lòng vợ là Ngọc Bảo; Thứ hai, ông ta có dịp để xưng công trạng với vua Lê khi tiến cử tướng tài mới 34 tuổi vào trấn giữ vùng đất nhiều sóng gió; Thứ ba và cũng là quan trọng hơn cả, ở miền đất ấy giặc giã liên miên, nên biết đâu vô tình mà mượn được tay của quân nhà Mạc hay Chiêm Thành… để tiêu diệt Nguyễn Hoàng đề phòng hậu họa…

Thế nhưng chuyện đời khó lường, Trịnh Kiểm muốn tống cái gai trong mắt là Nguyễn Hoàng đi nhưng ai ngờ lại tạo cơ hội cho họ Nguyễn mở rộng giang sơn, tạo nên cơ đồ sau này. Ở đất Quảng Trị, ngoài lập dinh cơ đầu tiên ở Ái Tử (1558), Chúa Tiên còn hai lần dịch chuyển dinh cơ nữa đó là vào năm 1570 (dời từ Ái Tử về Trà Bát) và năm 1600 (dời từ Trà Bát về Dinh Cát).

chua-nguyen-hoang-va-hanh-trinh-mo-coi-dang-trong-1
Ảnh: Wiki

Trong thời gian 68 năm từ năm 1558 đến năm 1626, sử chép rằng chúa Nguyễn Hoàng đã có ba lần dựng đặt dinh phủ của mình tại 3 địa điểm trên đất Ái Tử - Trà Bát mà về sau, các nhà nghiên cứu gọi là: Dinh Ái Tử (1558 - 1570), Dinh Trà Bát (1570 - 1600) và Dinh Cát (1600 - 1626).

Trong vòng 12 năm từ 1558 đến năm 1570, chúa Tiên Nguyễn Hoàng khi mới vào trấn đã cho lập doanh trại (le camp, le camp militaire) của mình tại một địa điểm trên cồn cát làng Ái Tử. Cồn cát này gọi là gò Phù Sa (Sa Khư/Sa Khưu) về sau gọi là Cồn Cờ, nằm phía tây sông Thạch Hãn thuộc làng Ái Tử, huyện Vũ Xương, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa. Gò Phù Sa/Cồn Cờ chạy dọc theo sông Thạch Hãn, phía tây khu vực dân cư phường Giang Hến.

Cồn Cờ theo L. Cadière là nơi “Nguyễn Hoàng đã cho kéo lên lá cờ, dấu hiệu của quyền lực của ông. Cái cồn chắc hẳn chỉ là một đống cát, cột cờ là một cây sào, nhưng lá cờ của Nguyễn Hoàng trong đó có mầm mống của tương lai triều đại”.

Trong vòng 56 năm tiếp theo (từ 1570 đến 1626), dinh phủ nhà chúa được thiết lập trên cồn cát làng Trà Bát (nay là Trà Liên), tiếp giáp với làng Ái Tử về phía bắc - nơi có địa thế chiến lược hơn nhờ hệ thống sông bao bọc gần như là cả bốn mặt: Thạch Hãn (phía đông), Ái Tử (phía nam và phía tây) và Vĩnh Phước (phía bắc). Tại cồn cát làng Trà Bát (về sau gọi là Cồn Dinh).

30 năm đầu từ 1570 đến 1600, dinh phủ của chúa Tiên Nguyễn Hoàng được dựng đặt tại khu vực phía đông, gần kề với sông Thạch Hãn và cũng sát nách với một thương điếm/thương cảng/bến thuyền - một điểm giao thương buôn bán quan trọng và tấp nập của lỵ sở ven sông Thạch Hãn về phía bắc mà về sau được gọi là Ghềnh Phủ.

Việc chuyển dịch vị trí dinh phủ từ Ái Tử sang Trà Bát ngoài việc đáp ứng được nhu cầu về vị trí chiến lược còn nằm trong ý đồ mở rộng quy mô dinh lũy để khẳng định vị thế của Nguyễn Hoàng trong việc trấn nhậm 2 xứ Thuận - Quảng.

Cũng trên cồn cát làng Trà Bát, 26 năm sau, (từ 1600 đến 1626), dinh phủ của chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1600 - 1613) và chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1626) được dựng đặt tại khu vực phía tây cồn cát làng Trà Bát (về sau gọi là Cồn Dinh), gần tiếp giáp với làng Phước Toàn (nay là làng Phước Mỹ, xã Triệu Giang), gần kề với sông Ái Tử.

Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục đã gọi nơi đây là “Dinh Cát mới” để so sánh với dinh cũ ở cồn cát làng Ái Tử khi Nguyễn Hoàng mới vào trấn: “Dinh Cát mới ở đầu núi xã Phúc Toàn là do Thụy Quận công (tức Nguyễn Phúc Nguyên) lập ra. Trấn dinh cũ của họ Nguyễn ở phía tây sông Ái Tử; từ dinh mới ra đường cái, sang cầu Ái, đi về tay trái nửa khắc là đến nơi, nhà quân lính vẫn còn, tức là chỗ của Đoan quận công Nguyễn Hoàng khi mới vào trấn”.

Từ sau khi lỵ sở dinh chúa Nguyễn chuyển ra khỏi khu vực Ái Tử - Trà Bát vào vùng Phước Yên (1626), các công trình còn lại của cơ sở dinh chúa trở thành trung tâm hành chính của Cựu Dinh (tên đơn vị hành chính của Quảng Trị từ 1635) suốt một thời kỳ sau đó (1635- 1786).

Xem thêm: Mưu lược cứu vãn cơ đồ gia tộc chúa Trịnh của "bà chúa không ngai" Vũ Thị Ngọc Nguyên

Đọc thêm

Danh tướng thời chúa Nguyễn được ví như "Hùng Thiết Lũy" là Trương Phúc Phấn. Ông chính là 1 trong 3 vị tướng chủ lực của họ Nguyễn tham gia 7 cuộc chiến chống họ Trịnh.

Danh tướng nào thời chúa Nguyễn được ví như 'Hùng Thiết Lũy'?
0 Bình luận

Vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh, nếu Đàng Trong có Nguyễn Hữu Dật nhiều lần chặn đứng quân chúa Trịnh, thì Đàng Ngoài cũng có danh tướng trải qua 3 đời chúa là Đào Quang Nhiêu, giúp chặn đứng quân chúa Nguyễn.

Đào Quang Nhiêu: “Cơn ác mộng” khiến chúa Nguyễn không thể tiến quân ra Bắc
0 Bình luận

Hiện nay "sao kê" đang chiếu mạng rất nhiều nghệ sĩ Vbiz khiến họ tất bật liên hệ với ngân hàng để minh bạch tiền từ thiện. Nhưng ít ai biết được, cách đây 400 năm, chúa Trịnh cũng có lần bắt quan viên phải "sao kê" tiền quỹ.

Có thể bạn chưa biết: 400 năm trước chúa Trịnh từng bắt quan viên 'sao kê' tiền quỹ
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất