Chị thủ thư khuyết tật học hết lớp 7 và hành trình gần 20 năm lan tỏa giá trị của sách

Mỗi ngày trôi qua, chị Nga lại cố gắng làm cách nào để mở rộng không gian đọc sách để nhiều người được tiếp cận với tri thức hơn...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

“Tôi từng nghĩ mình là người thừa của xã hội và muốn giải thoát khỏi cuộc đời sau cơn bạo bệnh, nhưng chính những cuốn sách đã giúp tôi lấy lại nghị lực sống, và tôi mở thư viện cộng đồng gần 20 năm nay để lan tỏa giá trị của sách đến với mọi người, trả ơn những cuốn sách đã kéo tôi lên từ vũng lầy”, đó là chia sẻ của chị Trần Thúy Nga, quản lý Thư viện Thúy Nga tại xóm 6B, xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.

“Sách được mở ra đọc mới là sách sống”

Đến thăm thư viện Thúy Nga, tôi thật sự bất ngờ bởi sự đông vui và hăm hở đọc sách của người dân nơi đây – một vùng quê còn nhiều khó khăn về kinh tế. Không chỉ có học sinh trong xã Nghĩa Đồng mà học sinh các xã lân cận, chủ yếu ở trường THPT Lê Lợi đều là những “khách quen” của thư viện.

Em Phan Nguyễn Lam, cựu học sinh Trường THPT Lê Lợi chia sẻ: "Em đọc sách ở tủ sách chị Nga đã 5 năm nay. Những cuốn sách giúp em thêm nhiều kiến thức, cải thiện thành tích học tập. Ngoài ra, trò chuyện với chị Nga, em còn có thêm bài học về nghị lực cuộc sống, có thái độ tích cực và lạc quan cho dù rơi vào bất kỳ hoàn cảnh nào".

chi-thu-thu-khuyet-tat-va-hanh-trinh-gan-20-nam-lan-toa-gia-tri-cua-sach-0
Thư viện luôn đầy ắp tiếng cười và không khí vui tươi

Thư viện tuy trông không phô trương, hoành tráng nhưng lại là điểm hẹn tri thức uy tín và rất đỗi thân thiện. Thư viện có tới hơn 6.000 đầu sách gồm rất nhiều thể loại như khoa học, văn học, lịch sử, truyện dài, ngoại ngữ, sách kỹ năng sống....và có một cuốn sách sống rất yêu đời, đó chính là thủ thư Trần Thúy Nga.

Nói vậy không quá, bởi lẽ suốt chặng đường từ ngày mở thư viện đến nay, chị Nga đã đọc qua hàng nghìn cuốn sách, đối với chị đọc sách chính là duy trì nhựa sống hằng ngày. Chính những cuốn sách đã cứu rỗi chị trước vũng lầy tuyệt vọng sau khi gặp phải bạo bệnh làm mất khả năng đi lại. “Người phải sống, sách cũng phải sống. Giở sách ra đọc giúp tôi sống tốt hơn và cũng giúp quyển sách không bị giết chết”, chị Nga tâm sự.

Cảm ơn mọi điều được gọi là “số phận”

Giờ đây, khi nhắc lại chuyện số phận ngày nào, chị chẳng còn rơm rớm nước mắt nữa. Chị đã biết học cách chấp nhận, vui vẻ với những gì đang có, “sống mới khó, sống có ý nghĩa càng khó hơn, chết thì đơn giản, chỉ là chạy trốn thôi mà”, chị Nga vui vẻ trò chuyện.

Chuyện là, hồi mới sinh ra chị khỏe mạnh như bao người khác. Năm lên 13 tuổi, bỗng dưng chị bị bệnh viêm đa khớp, chị đau buốt khắp các khớp, chân tay ngày càng khó cử động. Sau nhiều tháng ngày điều trị, bác sĩ bảo bệnh của chị đã bị “nhờn thuốc tây”, không thể chữa trị dứt điểm.

Chị Nga phải sống chung với bệnh trong sự đau đớn về thể xác. Nghiệt ngã hơn, bệnh càng ngày càng nặng, toàn thân chị bị tê liệt và căn bệnh quái ác đã cướp đi khả năng đi lại của chị. Chiếc xe lăn bỗng dưng trở thành vật bất ly thân với cô gái ngày nào vẫn chạy nhảy tung tăng. “Lúc đó tôi thực sự sốc và không tin vào thực tại. Tôi bỗng nhiên trở thành người tàn tật, thậm chí các ngón tay cũng không duỗi ra nổi, làm việc gì cũng phải gọi mẹ, gọi chị, tôi chỉ mong nhắm mắt lại và ngủ đi mãi mãi không dậy nữa”.

chi-thu-thu-khuyet-tat-va-hanh-trinh-gan-20-nam-lan-toa-gia-tri-cua-sach-7
Đôi bàn tay co quắp do tổn thương của bệnh viêm đa khớp

Thương cô em gái đang tuổi xuân xanh mà phải chịu cảnh tật nguyền, chị gái đã mua cho chị Nga nhiều cuốn sách để quên đi nỗi buồn và gặm nhấm thời gian. Nào ngờ, những cuốn sách chính là “thần dược” giúp chị Nga hồi sinh. Đặc biệt, cuốn tự truyện “Không gục gã” của chị Nguyễn Bích Lan đã giúp chị Nga tìm ra bản ngã của mình.

Không những thế, Nga còn tự học vẽ tranh, viết báo, học tiếng Anh thông qua internet.. những bức tranh của Nga mang đầy ánh sáng hy vọng, ước mơ về một ngày mai tươi đẹp hơn. Nhìn những bức tranh lấp lánh của Nga, chẳng mấy ai tin được tác giả của nó là một cô gái có bàn tay co quắp, cầm cọ không chắc

“Sứ mệnh của tôi là lan tỏa văn hóa đọc”

Nga có người chị gái Lan Phương hết mực thương em. Chị gái Nga làm ăn xa nhà nhưng thường xuyên gửi sách về cho em gái đọc cho đỡ buồn. Ngoài ra, Nga còn mua một số cuốn và được bạn bè tặng sách, nhờ đó mà Nga có một tủ sách kha khá cỡ gần 200 cuốn. Nhưng rồi, Nga lại cho những người khác mượn lại, sách thất thoát rất khó kiểm soát.

Chị gái Nga đề xuất với em gái, hãy cho thuê để người mượn sách có trách nhiệm giữ gìn và hoàn trả. Đồng thời, những người mượn sách sẽ ghi vào sổ để dễ tìm và dễ quản lý đầu sách. “Giá thuê là 200 đồng/quyển. Thực ra mình không có ý định kinh doanh nhưng chỉ có cách đó mới giúp mình quản lý được sách, nhiều bạn đọc quen mình chỉ ghi vào sổ mượn chứ không lấy tiền”, chị Nga cho biết.

Tuy Nga cho mượn sách có tính phí nhưng số người mượn sách không hề giảm mà còn tăng lên. Tủ sách của Nga phong phú lên mỗi ngày. Từ sách tự mua đến sách được tặng, Nga sắp xếp gọn gàng, đánh số cẩn thận. Ngoài ra, Nga còn sắp xếp không gian đọc cho bạn đọc tại chỗ, phục vụ nước uống, quạt máy miễn phí. Dần dần, cái tủ sách nhỏ ngày nào đã trở thành một thư viện uy tín với hơn 3.000 đầu sách, nườm nượp bạn đọc ra vào. Khi có thu nhập từ bán hàng tạp hóa, Nga không cho thuê sách nữa mà quyết định “phi lợi nhuận” thành thư viện miễn phí, nhằm khuyến khích hơn nữa văn hóa đọc của nhân dân địa phương.

Mỗi lần ngồi ngắm nhìn các bạn trẻ chăm chú đọc sách, trong Nga thường nở một nụ cười mãn nguyện, Nga tâm sự: “Thêm một người yêu sách, đọc sách là thêm một hạt mầm trong tôi. Họ đọc sách tức là họ đã hạn chế vào mạng xã hội hoặc chơi game... tôi cảm thấy những học sinh thường xuyên đọc sách có định hướng cho cuộc sống thực tại rõ ràng hơn. Một số bạn gắn bó với thư viện của tôi nhiều năm từ lúc còn nhỏ tới lúc vào đại học”

Một cảm nhận chung của các bạn đọc đến với thư viện Thúy Nga đó là không khí lạc quan và cảm hứng cuộc sống. Trong căn phòng chỉ chừng 10m2, người thủ thư treo rất nhiều câu danh ngôn, tục ngữ về cuộc sống, về sự học như một lời khẳng định rằng: cuộc sống này rất đáng giá, hãy sống sao cho thật có ích.

Để có thu nhập, tự nuôi sống bản thân, Thúy Nga đã chăm chỉ bán hàng online là các sản phẩm tự nhiên của quê hương như mật ong, quế... số tiền lãi có được, Nga lại tìm mua các đầu sách mà bạn đọc cần mà thư viện chưa có. Giá trị tiền sách Nga mua và sách được tặng gửi về mỗi tháng dao động từ 3 đến 5 triệu đồng. Số sách bạn đọc mượn thường xuyên khoảng trên dưới 1.000 cuốn.

“Tôi xác định rằng, sứ mệnh của tôi là lan tỏa văn hóa đọc nên tôi sẽ gắn bó với sứ mệnh này đến lúc không còn trên cõi đời này nữa. Tôi sẽ cố gắng mở rộng không gian đọc sách và sẽ mời một số giáo viên, tình nguyện viên tổ chức buổi thảo luận, thuyết trình về kỹ năng sống”, chị Nga cho biết.

Theo dõi trang Facebook của chị Nga, bất kể bạn trẻ nào cũng cảm nhận được tình yêu vô giá mà chị Nga dành cho đứa con tinh thần “thư viện cộng đồng”. Mỗi ngày, chị đều có những bài đăng trên facebook, kể về các bạn đọc đến mượn sách, cập nhật đầu sách mới, chỉ mong sao lan tỏa được thông tin đến bạn đọc xa gần, thêm một người yêu sách là niềm tin trong chị lại nảy mầm.

Hành trình 18 năm lan tỏa văn hóa đọc, chưa lúc nào chị cảm thấy “hụt hơi” và có ý định bỏ cuộc. Đã có nhiều bạn cùng cảnh ngộ nhờ chị tư vấn để mở thư viện cộng đồng, chị đều nhiệt tình hướng dẫn và gửi tặng sách để giúp thư viện bạn có những đầu sách khai trương.

Với đóng góp của mình, chị Nga vinh dự được tuyên dương trong chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2021 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức.

(Theo Thanh Niên)

Xem thêm: Nữ sinh khuyết tật vượt khó học hành, gặt hái nhiều học bổng và giải thưởng

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Nhiều năm qua, thầy giáo "tí hon" Nguyễn Văn Hùng vẫn miệt mài dạy tin học bên lớp học "khổng lồ" cho người khuyết tật.

Thầy giáo 'tí hon' miệt mài dạy tin học cho người khuyết tật suốt 10 năm
0 Bình luận

Trải qua nghịch cảnh, thầy giáo Nguyễn Thế Vinh hiểu được hoàn cảnh bất hạnh của bọn trẻ. Từ đó, anh nuôi dưỡng ước mơ thay đổi số phận cho bọn trẻ...

Thầy giáo khuyết tật và hành trình quyết tâm mở trường nuôi dạy hàng trăm trẻ mồ côi
0 Bình luận

Dù bản thân là người khuyết tật nhưng Tuấn Thành lúc nào cũng "nung nấu" ý chí học tập để mai này là người có ích cho gia đình và xã hội. 

Cảm phục nghị lực vượt khó của cậu học trò khuyết tật
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Võ sư U70 miệt mài “thắp lửa” cho học sinh khuyết tật tại Cần Thơ

Suốt 2 năm qua, võ sư Phan Quang Thuận, Chủ nhiệm CLB Thái Cực Đạo (P.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã dành rất nhiều tâm sức để duy trì lớp dạy võ miễn phí cho các em học sinh khuyết tật.

Hải An
Hải An 13 giờ trước
Chân dung “người hùng” dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa lòng lũ xiết ở Gia Lai

Thấy 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng lũ chảy xiết, một người nông dân ở Gia Lai đã nhanh trí dùng máy bay không người lái trong nông nghiệp để giải cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Ấm lòng lớp học tình thương của cô giáo về hưu

Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Xúc động trước bức thư từng gây “bão” của tân hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương gửi đến hàng triệu sĩ tử: “Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi”

Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương Olympic Toán quốc tế, từng làm việc cho Liên Hợp Quốc, hết mình cống hiến cho cộng đồng ở tuổi nghỉ hưu

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Phó giáo sư xung phong làm Bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Nam sinh khuyết tứ chi quyết tâm tham gia kỳ thi tốt nghiệp dù được miễn

Bị cụt tứ chi từ năm 2 tuổi, được đặc cách tốt nghiệp nhưng nam sinh Nguyễn Gia Lâm vẫn quyết tâm tham gia và muốn được tự viết bài, lấy điểm để vào đại học.

Hải An
Hải An 28/06
Shipper U80 từ chối nhận giúp đỡ, lý do đằng sau khiến nhiều người xúc động

Thấy ông cụ đã gần 80 tuổi vẫn làm shipper (người giao hàng) để nuôi con con ăn học, cộng đồng mạng kêu gọi ủng hộ tiền nhưng ông kiên quyết từ chối, bảo rằng: "Tôi còn sức khỏe thì còn cố gắng lao động để nuôi con".

Hải An
Hải An 27/06
Người cha 40 tuổi quyết tâm thi tốt nghiệp THPT để làm gương cho con

Sáng 26/6, anh Trần Tiến Phước (40 tuổi) chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại TPHCM với mong muốn viết tiếp ước mơ dang dở và làm tấm gương sáng cho con.

Hải An
Hải An 27/06
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng – “Thiên tài” toán học Việt Nam sở hữu “bộ óc” hàng đầu thế giới về AI với hồ sơ sự nghiệp “đỉnh của chóp”

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.

Nam sinh “tí hon” ở Đắk Lắk khiến nhiều người xúc động với câu chuyện vượt khó và ước mơ bình dị

Chỉ cao 1m25, nặng chưa tới 30kg, nam sinh “tí hon” - Nguyễn Văn Thiện, học sinh lớp 12 trường Trường THPT Krông Bông (Đắk Lắk) khiến cả phòng thi bất ngờ vì vóc dáng bé nhỏ như học sinh tiểu học.

Hải An
Hải An 26/06
Cụ ông U70 trích lương hưu lo bữa sáng cho người nghèo

Với mong muốn sẻ chia yêu thương với những học sinh khó khăn, những người lao động nghèo, cụ ông Đỗ Tùng Lâm (61 tuổi, ngụ xã Tân Phú Trung, H.Châu Thành, Đồng Tháp) đã chủ động trích lương hưu, thực hiện mô hình “Điểm tâm nhân ái”.

Hải An
Hải An 26/06
Vượt nghịch cảnh, nam sinh trở thành tân kỹ sư chỉ với “niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo”

Mang theo niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo vào thành phố, nam sinh Nguyễn Nhật Trường (22 tuổi) đã nỗ lực vừa học vừa làm, tốt nghiệp sớm Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM với bằng xuất sắc.

Hải An
Hải An 24/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất