Càn Long nói đùa câu gì mà khiến 2 con rồng ẩn mình ở chùa cổ nơi thâm sơn phải lộ diện
Càn Long vừa buông câu nói đùa xong thì 2 con rồng dài dữ tợn bay vút lên núi, đầu và đuôi không thể nhìn thấy do khe núi che chắn...
Cách Bình Thiên Môn (Phụ Thành Môn ) ở phía tây thành phố Bắc Kinh 30 dặm có một ngọn núi nhỏ nằm ở phía nam chân núi Tây Sơn thuộc quận Thạch Cảnh (Bắc Kinh) được gọi là núi Lô Sư hay núi Thanh long.
Theo ghi chép của phủ Thuận Thiên (triều Minh): "Dữ Sơn gần với Bình Pha ở phía Bắc và Lô Sơn ở phía Đông, ba ngọn núi liền kề nhau, tạo thành thế chân vạc”. Từ ghi chép của triều nhà Minh, núi Dữ Sơn ở phía Tây, núi Bình Pha ở phía Bắc, núi Lô Sư ở phía Đông nên được gọi là “Tam Sơn”.
Điều ít biết về đền Chứng Quả trên núi Lô Sư
Đền Chứng Quả trên núi Lô Sư là một di tích lịch sử thuộc "Tám Đại địa danh núi Tây Sơn" của Bắc Kinh. Đền này nằm trên núi Lô Sư được thành lập năm Thiên Bảo thứ 8 của triều đại nhà Đường (749).
Lúc đầu, địa điểm chùa Chứng Quả là nơi các nhà sư của chùa Thanh Lương bỏ xác lại gọi là "Thi Đà Lâm". Trong thời kỳ Thiên Bảo của nhà đường, "Đền Cảm Ứng" đã được xây dựng ở đây.
Theo “Bia ký cổ của chùa Trấn Hải” có ghi chép, vào năm Thiên Bảo thời nhà Đường, có một nhà sư tên là Lô, không rõ lai lịch, từ Giang Nam một mình một thuyền đi về hướng Bắc, không có cây sào chống, con thuyền tự trôi, ông ấy tin rằng nơi thuyền dừng lại chính là nơi tu hành.
Sau đó, con thuyền trôi đến cầu Lô Câu sông Tang Kiền, rồi thẳng một mạch đến Thi Đà Lâm. Ông ấy đã thấy dưới vách động Bí Ma trống rỗng như một căn phòng, vui mừng cảm thán: “Chúng ta ở đây thôi!”. Thế là từ đó ông bắt đầu tu hành tại nơi này.
Ở đây chưa được lâu, bỗng nhiên có hai chàng trai đến bái sư. Lô Tăng hỏi họ từ đâu đến, hai chàng trai bèn trả lời: “Chúng tôi là con của rồng, nghe nói sư phụ sống ở đây, chúng tôi nguyện theo ngài phục vụ củi, nước”. Thế là Lô tăng bèn nhận hai người đó làm đồ đệ, chịu trách nhiệm quét nhà, lấy nước, chặt củi và nấu ăn hàng ngày.
Lúc bấy giờ kinh thành hạn hán khốc liệt, ba năm liền không có mưa, cây cối khô cằn, giếng nước cũng cạn. Dân chúng sống trong cảnh vô cùng khổ cực, quan phủ dán thông báo khắp nơi thỉnh mời người cầu mưa.
Hai vị sa di kể trên (hòa thượng mới xuất gia) đi tới kinh thành, đứng ở dưới bảng thông báo nói “trời có thể mưa”. Viên quan coi bảng liền đi tới hỏi: “Có thể cho biết thời gian nào không?”. Hai vị sa di nói: “Trong vòng ba ngày thôi”.
Sau khi công bố xong, hai bị sa di quay về chùa, bèn nhảy vào đầm Thanh Long hóa thân thành 2 con rồng xanh một lớn một nhỏ, xuất nhập mây khói. Khi đến hạn quả nhiên trời mưa. Vua vui mừng, sai sức giả lên núi dâng lễ, phong Lô tăng làm “Cảm ứng thiền sư”, thậm chí còn cho xây dựng “Đền Cảm Ứng”.
Trong thời kỳ Thái Định Triều Nguyên, Đền Cảm Ứng được tu sửa và đổi tên thành đền “Trấn Hải”. Đến thời kì Minh Triều Thiên Thuận lại được đại trùng tu một lần nữa và đổi tên thành chùa Chứng Quả.
Rồng thần triển hiện linh tính khi quan viên đến thăm chùa
Vào những năm đầu Hồng Tây thời nhà Minh (1425), hạn hán, không có mưa, Chân Nhân Lưu Uyên Nhiên tìm mọi cách để cầu mưa nhưng không thành công nên đã đến chùa Chứng Quả cầu mưa.
Ngày hôm sau, trời đổ mưa thật. Minh Nhân Tông mừng lắm, ông hạ chiếu phong thần đại thanh long là "Hoằng Tể", thần tiểu thanh long là "Linh Hiển". Sau đó lại lệnh cho Lễ Bộ để cho tỉnh Thuận Thiên cử các quan chức đặc biệt đến tế tự vào các tháng thứ 2 của mùa Xuân và mùa Thu.
Thời Chính Thống (triều đại Minh Anh Tông), vào tháng 4 năm Bính thần (1449), các vị quan viên gồm tu soạn Chu Tự, Duẫn Phụng Kì, Tập Gia Ngôn, Trần Thúc Cương, biên soạn Tôn Viết Cung, chủ sự Lưu Cầu và Hồng Dư của Viện Hàn Lâm hẹn nhau vào ngày trăng tròn sẽ tới chùa Chứng Quả du ngọan.
Vào tháng trước nhà sư ở chùa đã nói với họ: "Hai con rồng đến và đi không có thời gian cố định, gần đây một số người đã nhìn thấy Đại thanh long trong chùa, nó vẫn ở đó, có thể thấy nó vào ngày mười lăm, nhưng cũng không thể chắc chắn".
Đến ngày hẹn, các vị quan cùng nhau lên núi tới cổng chùa. Các nhà sư hô to: “Tiểu thanh cũng đang ở đây!” Sau khi vào tới phòng của Phương trượng , họ nhìn thấy cả Đại Thanh và Tiểu Thanh đang bay lơ lửng nơi Phật tọa.
Tăng nhân nói rằng: “Tiểu Thanh biến mất đã nửa năm nay, nghe nói các vị quan viên của viện hàn lâm đều tới đây nên cũng lại tới, đây thực sự là linh tính triển hiện!”. Mọi người đều thấy kì quái và cảm thán sâu sắc.
Sau đó các vị quan viên Viện Hàn Lâm đi tham quan nơi mà hai con rồng ngủ đông, rồi đến núi đá Bí Ma, cuối cùng họ đi về phía đông qua chùa Thanh Lương, rồi xuống núi và trở về. Vừa đến kinh thành thì mưa to liền tới, bèn lấy một câu của người nhà Đường “hạnh các phi thanh đặng, điêu thai khống tử sầm” làm vận vị, phân công nhau làm một bài thơ để ghi chép lại sự kiện này.
Càn Long nói đùa 1 câu, 2 con rồng lộ diện
Tương truyền, vào năm Càn Long thứ 19 của nhà Thanh (1754), khi Hoàng đế Càn Long đến thăm chùa Chứng Quả , hai con rồng xuất hiện bên cạnh hang động, dài chưa đầy một tấc. Trụ trì của chùa Chứng Quả nói với Càn Long rằng đây là hai vị long vương.
Càn Long cười nói: “Âu âu tiểu trùng hà dĩ vị vương” – đại ý nói rằng một con trùng chỉ làm sao có thể làm vua được? Chưa kịp nói xong, bỗng có hai con rồng dài dữ tợn bay vút lên núi, đầu và đuôi không thể nhìn thấy do dãy núi che chắn, chỉ thấy có móng vuốt của một con rồng từ trên núi treo xuống, vảy xanh lấp lánh, cao như ngọn núi.
Bị làm cho kinh hãi không nói lên lời, nên Càn Long liền phong cho Đại Thanh Long là Linh Uy, tiểu thanh long là Phổ Hóa, lúc bấy giờ móng rồng mới bắt đầu thu lại.
Xem thêm: Sử Trung có vị hoàng đế mù chữ viết vỏn vẹn 2 tuyệt phẩm nhưng lấn át 40.000 bài thơ của Càn Long
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận