Bí kíp phân tích, cảm nhận 2 đoạn thơ/đoạn trích trong một tác phẩm

Cảm nhận 02 đoạn thơ/đoạn trích cũng từng xuất hiện trong các kì thi tuyển sinh, vì thế, các bạn cần nắm chắc kỹ năng dưới đây.

Đỗ Thu Nga
15:00 10/04/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

1. Hướng dẫn giới thiệu

– Đối với đoạn thơ/đoạn trích cùng một vấn đề nghị luận: CharlesDuBos đã từng quan niệm rằng: “Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng.” Đến với văn học là đến với xứ sở của những cái đẹp. Cái đẹp từ tư tưởng, từ tài năng, từ tâm hồn của những người nghệ sĩ. Và với [Tác phẩm A] của [tác giả B] chính là một sáng tác như vậy. Đặc biệt là [vấn đề nghị luận] được thể hiện qua hai đoạn thơ dưới đây/hai đoạn trích trên.

– Đối với đoạn thơ/đoạn trích khác vấn đề nghị luận: Bàn về cái đẹp trong văn chương, Pau-tốp-xki cho rằng: “Văn học đối với tôi là một hiện tượng đẹp đẽ nhất trên thế giới”. Ấy là cái đẹp đẽ của những tâm hồn phong phú, đa dạng, đầy màu sắc và sáng tạo. Và đến với [tác phẩm A), ta đến với xứ sở cái đẹp của [vấn đề nghị luận đoạn 1] và  [vấn đề nghị luận đoạn 2].

2. Phân tích/Cảm nhận

– Phân tích/cảm nhận lần lượt từng đoạn, lưu ý:

+ Rõ ý, phân tích đúng vấn đề trọng tâm. Vì vậy, nên lựa chọn cách trình bày diễn dịch (đưa luận điểm lên đầu đoạn văn).

– Tổng kết nghệ thuật nổi bật của 2 đoạn bằng MỘT đoạn văn. Tuỳ thuộc vào từng đề bài cụ thể mà có cách tổng kết nghệ thuật phù hợp. Ví dụ: 

+ Trường hợp thơ: phân tích thì tổng kết nghệ thuật của từng đoạn. Dung lượng dưới 10 câu. Nên chọn những nghệ thuật nổi bật nhất. 

+ Trường hợp đoạn trích: Thông thường nghệ thuật tổng kết mang tính chung giữa các đoạn trích. 

bi-kip-phan-tich-cam-nhan-2-doan-tho-doan-trich-trong-mot-tac-pham-9

3. Tổng kết, mở rộng vấn đề

– Tổng kết lại ý nghĩa, giá trị tư tưởng của 2 đoạn thơ/đoạn trích. Dung lượng khoảng 4 – 5 câu cho 2 đoạn.

– Nhận xét, đánh giá tài năng của tác giả.

– So sánh, đối chiếu để nhận xét, đánh giá điểm gặp gỡ cũng như khác biệt của 2 đoạn thơ/đoạn trích.

– Lý giải sự gặp gỡ/khác biệt ấy.

4. Kỹ năng chuyển ý

– Sử dụng các từ nối, cặp từ nối: Bên cạnh đó; Không những…mà còn; Nếu…thì,…; Tựu trung lại

– Ví dụ:

+ Nếu như ở đoạn 1, tác giả mang đến [vấn đề nghị luận đoạn 1] thì với đoạn 2 là  [vấn đề nghị luận đoạn 2].

+ Không những mang đến [vấn đề nghị luận đoạn 1] mà với đoạn 2, tác giả còn gửi gắm những [vấn đề nghị luận đoạn 2].

Xem thêm: Học văn từ những mở bài đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi Cao Khảo

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận