NLXH: "...muốn chạm vào nhưng lại chẳng dám đưa tay ra"

Đề bài: “Hóa ra trên thế giới này quả thật có một tuýp người như thế, muốn chạm vào nhưng lại chẳng dám đưa tay ra.” (Tác giả Lư Tư Hạo – Cuốn sách: “Đừng cúi đầu mà khóc, hãy ngẩng đầu mà đi”).

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

“Trăng dưới nước là trăng trên trời”, bởi thế mà có người cố gắng đến mấy cũng chẳng thể chạm vào trăng; “Người trước mặt là người trong tim”, gặp gỡ đấy mà chẳng dám thổ lộ… Để rồi người đi mất. Cuộc sống thường nhật, có những khao khát “xa tít chân trời”, cũng có những hoài bão “gần ngay trước mắt” như vậy. Điều này thật đăng đối với một câu văn của tác giả Lư Tư Hạo: “Hóa ra trên thế giới này quả thật có một tuýp người như thế, muốn chạm vào nhưng lại chẳng dám đưa tay ra”. Hơn dòng chữ đầy thi vị, câu văn mở ra nhiều tầng ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. 

“Một tuýp người” nói lên một kiểu người, một cách sống. Chính bởi những màu sắc “tuýp người” khác nhau trong xã hội ấy, chúng ta có một thế nhân muôn hình muôn vẻ. “Muốn chạm vào” thể hiện sự khát khao, mong muốn có được điều gì đó, còn “chẳng dám đưa tay ra” muốn nói về sự rụt rè, e sợ, không đủ dũng cảm để hành động hay theo đuổi điều mà mình mong muốn. Hai vế tưởng chừng như đối lập nhưng lại được đứng cạnh nhau: Rằng là “chẳng dám đưa tay ra” chứ không phải là dám nhấc tay lên rồi liền rụt lại, đến việc “đưa tay ra” cũng chưa dám làm, thì có lẽ, dường như trong đầu họ đã tự nhắc nhở mình đừng cố gắng làm gì, mình vốn không thể có nó, mình vốn không xứng đáng có được nó. Câu văn nhỏ nhẹ mà gợi ra hàm ý sâu xa, nhắc nhở con người ta nên biết kiên định hơn đam mê, cần cố gắng bền bỉ, hết mình để chạm tới ước mơ, khao khát cuộc đời. 

Như đom đóm sáng rực rỡ giữa màn đêm song lại dập dờn, bảng lảng xa cách như ở một nơi khác, là thế gian vô tình, hay con người chẳng có đủ bản lĩnh? “Hóa ra trên thế giới này quả thật có một tuýp người như thế, muốn chạm vào nhưng lại chẳng dám đưa tay ra” – Hóa ra có một kiểu người không có đủ dũng cảm, không dám chạy theo đom đóm sáng của đời mình… Là do nỗi sợ, nỗi lo, hay do rào cản của cuộc đời; hay do hoàn cảnh khiến người ta tự ti hay do con người quá vội vàng mà không chuẩn bị hành trang cho thật kĩ để can đảm “đưa tay ra”? 

Cuộc sống hiện đại với bao những biến chuyển khôn nguôi, xã hội phát triển đôi khi đã tạo ra những áp lực vô hình khiến con người cảm thấy mình quá nhỏ bé, e sợ, rụt rè hơn trước thế cuộc. Bởi vậy, có những điều họ muốn với tới mà lại “chẳng dám đưa tay ra”. Thế nhưng, thế giới này vẫn xoay chuyển không ngừng, đến đám mây lang thang vẫn đang mải miết với con đường của nó, hà cớ gì ta phải dè dặt, không dám đương đầu với mọi thứ khó khăn để chắp lấy những điều tốt đẹp? Bởi thế mà, hãy dũng cảm lên, dũng cảm bước lên phía trước, bắt tay với điều mà bạn luôn mong mỏi. “Kiên định và bền bỉ là tấm bản đồ chắc chắn dẫn đến thành công”, cha ông ta đã nhận định. 

nlxh-muon-cham-vao-nhung-lai-chang-dam-dua-tay-ra-8

Bởi lẽ, khi ta cố gắng với tới những điều hằng mong muốn chính là lúc ta tự tôi luyện chính mình, rèn luyện bản thân ngày càng vững vàng và mạnh mẽ, từ đó tạo ra giá trị cá nhân. Chỉ một khi ta dám làm, dám dấn thân, chúng ta mới những có kết quả xứng đáng được mọi người ghi nhận và trân trọng. Một mình đứng vững vàng giữa xã hội đầy biến cố, tự chủ với cuộc sống của mình không phải là điều bất cứ ai cũng mong muốn có được hay sao? Sống mà không gắng cho mục tiêu, bạn sẽ như con thuyền lênh đênh trên biển khơi mù mịt, và lạc lối. Hay bạn định “ôm mỏ neo nằm mộng những chân trời” suốt đời?… 

Và hơn hết, như ai đó đã từng nói: “Bạn không thể cho người khác thứ mà bạn không có”. Chỉ khi đạt được một thành quả nhất định, bạn mới có thể thể truyền đến cộng đồng, mọi người xung quanh những năng lượng tích cực, truyền động lực đến những người đang chán nản, mệt mỏi. Đó chính là một liều thuốc tinh thần vô giá, là sự lạc quan hứng khởi nhân văn mà con người dã lặng thầm đem đến cho nhau. 

“Bạn sẽ được nhiều hơn từ điều bạn cho đi”. Đừng lo sợ sai lầm, đừng e ngại vấp ngã: Chỉ cần bạn mạnh dạn với tay ra, cố gắng nắm lấy điều mình mong muốn, bạn sẽ tạo ra những điều kì diệu. Nếu trong xã hội chúng ta, bất cứ ai cũng mãi là những “tằm trong kén” với lối sống e ngại, mơ hồ như thế, có đâu một Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam dấn thân, kiên trì bền bỉ vì đam mê đưa hình ảnh người phụ nữ Việt Nam mạnh mẽ, tự cường đến với năm châu. Nếu ai cũng luôn sống trong lo sợ, làm sao chúng ta có những “người mở đường”, làm sao chúng ta có một Cristoforo Colombo khai phá ra châu Mĩ sau bao vất vả gian nan?… Sự đẹp đẽ là về bề ngoài, về phẩm chất, và tôi tin khi bạn nỗ lực với điều mà bạn “muốn chạm vào”, đó là khi bạn toát lên sự xinh đẹp vô cùng, đó là vẻ đẹp của sự nỗ lực, của bản lĩnh. Đọc đến đây, bạn có muốn mình nỗ lực ngay không? 

Còn với tôi, tôi biết mình đã từng là “một tuýp người như thế” hay chưa, vì tôi từng thích rất nhiều thứ và cũng lười nhác, sợ hãi rất nhiều. Có những khi làm việc, tôi lúc đầu hào hứng, lúc sau liền cảm thấy chán nản. Nhưng giờ đây, khi viết những dòng này, có lẽ, tôi đã biết mình cầm phải làm gì, và cần phải cố gắng hơn để có được điều mình mong ước như thế nào. Và cũng là bởi khi đọc câu văn ấy, tôi biết rằng chính mình đang ở trong câu văn đó! 

Song, chúng ta cũng cần phân biệt giữa mong muốn thực tế và mong muốn xa vời, ảo mộng. Bởi ta càng chạy theo nó, ta sẽ càng thấy nó quá vô tâm với ta, nó không chịu đến gần ta, và ta lại càng cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức trên hành trình chinh phục đam mê của mình. 

Vậy thì, bạn và tôi, chúng ta hãy cùng nhau theo đuổi mục tiêu của mình, dám đựa tay lên để cham lấy ước mơ của bản thân. Đừng để tuổi trẻ này dậm chân tại chỗ, đừng để tuổi trẻ bị lãng phí, lênh đênh như những con thuyền không bến đỗ. Trân trọng gửi đến bạn một câu văn “Có cuộc đời nào không bắt đầu từ con số không, có ai không phải đi con đường từ hẹp đến rộng” (Trích “Dịu dàng là đóa hoa nở từ dông bão”): để sau khi trang văn này đóng lại, chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng, với tay chạm đến ước mơ, niềm mong mỏi đẹp đẽ của cuộc đời một cách mạnh mẽ, tự tin nhất! 

(Theo Thích Văn Học)

Xem thêm: NLXH: Sẵn sàng ch:ết vì tình yêu có phải lựa chọn tốt nhất không?

Đọc thêm

Người Do Thái có quan niệm: “Nếu con ốc sên có thể bò lên được đỉnh núi thì phong cảnh nó nhìn thấy cũng giống như thứ mà một con chim ưng nhìn thấy". 

NLXH: Bàn về sự nỗ lực qua hình ảnh 'ốc sên bò lên đỉnh núi ngắm phong cảnh'
0 Bình luận

Đề bài: Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm của dân tộc mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta.

NLXH: Bàn về giữ gìn bản sắc dân tộc
0 Bình luận

Đề bài: Platon đã từng nói: “Chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho một đứa trẻ sợ bóng tối. Bi kịch thực sự của cuộc đời là một người lớn sợ ánh sáng".

NLXH: Bi kịch thực sự của cuộc đời là người lớn sợ ánh sáng
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất