Giải mã Nguyễn Quyện - Bất bại danh tướng oai thanh lẫy lừng, tận trung với nhà Mạc

Bất bại danh tướng Nguyễn Quyện là học trò của người tạo ra thế cục tam quốc ở Việt Nam - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông là danh tướng trụ cột, là lão công thần tận trung với nhà Mạc.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo cha đổi chủ

Nguyễn Quyện (1511-1593) là con của Thư Quận Công, Thượng thư, Trạng nguyên Nguyễn Thiến. Quê nội ở làng Tảo Dương, quê ngoại ở làng Canh Hoạch, phủ Thanh Oai, nay là TP Hà Nội. 

Theo Wiki, Nguyễn Quyện là danh tướng trụ cột của nhà Mạc thời Nam - Bắc triều trong lịch sử Việt Nam, tước Văn Phái hầu sau được phong làm Thường quận công, Chưởng phù Nam vệ, Thạch Quốc công, Tả đô đốc Nam đạo, Thái bảo. Ông là 1 trong các vị tướng chủ chốt của nhà Mạc thời kỳ chiến tranh Lê - Mạc.

Ít ai biết được, Nguyễn Quyện còn là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, trước làm tướng của nhà Mạc cùng các tướng Mạc Kính Điển, Mạc Ngọc Liễn quần nhau với những tướng giỏi nhà Lê như Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng trong nhiều năm.

Cha của Nguyễn Quyện là Nguyễn Thiến cũng được nhà Mạc trọng dụng phong làm Thượng thư Bộ lại, Thư quận công. Gia đình ông cùng với Thái tể Lê Bá Ly là thông gia. Sau khi vua Mạc Đăng Doanh băng hà (1540), Thượng hoàng Mạc Đăng Dung đau buồn cũng qua đời (1541), vua Mạc Phúc Hải cũng chết yểu (1546), nhà Mạc rơi vào tình cảnh biến loạn, nội bộ lục đục.

bat-bai-danh-tuong-nguyen-quyen-la-ai-0
Nguyễn Quyện là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chưa hết, vào năm 1550, Thái tể Lê Bá Ly xảy ra mâu thuẫn với cha con sủng thần Phạm Quỳnh - Phạm Dao và các quan Nguyễn Văn Thái, Đặng Văn Trị... từ đó ngấm ngầm đối địch, chia rẽ. Đương nhiên trong thế cục này, Nguyễn Thiến đứng về phía Thái tể Lê Bá Ly. Trong khi đó, Khiêm vương Mạc Kính Điển phụ chính đại thần đang lo đánh dẹp phe mạnh của Mạc Chính Trung - Phạm Tử NGhi và có ơn với nhà Phạm Quỳnh nên chưa kịp đứng ra dàn xếp chính sự. 

Khi đó, vua Mạc Tuyên Tông còn trẻ lại tin lời cha con sủng thần Phạm Quỳnh - Phạm Dao. Nhờ được vua tin mà cha con này đã "tiền trả hậu tấu" dẫn cấm vệ quân đến vây phủ Thái tể Lê Bá Ly và Thượng thư Nguyễn Thiến. 

Thấy thế cục vậy, Lê Bá Ly và Nguyễn Thiến trốn thoát ra ngoài rồi đem binh Sơn Tây và Kinh Bắc về đánh lại cha con Phạm Quỳnh - Phạm Dao. Vua Mạc Tuyên Tông sợ hãi trốn ngoài thành và xuôi thuyền bí mật về Dương Kinh để gặp Mạc Kính Điển. 

Trong tình thế cấp bách, Lê Bá Ly và Nguyễn Thiến không kịp hỏi kế Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mà vội dẫn gia quyến đi suốt đêm đến ải Thanh Hoa xin hàng nhà Lê. Trong các con đi theo có Nguyễn Quyện và nhiều người đang làm tướng cho nhà Mạc như Phổ quận công Lê Khắc Thận, Nguyễn Miễn... Mỗi người đem hơn trăm quân bản bộ về hàng nhà Lê trong năm đó. 

Triều nhà Mạc bị tổn thất nặng nề sau sự nội biến này. Do vậy, tháng 3/1551, Trịnh Kiểm đã tận dụng thời cơ đem vạn quân, cử Lê Bá Ly, Nguyễn Quyện, Lê Khắc Thận làm tiên phong, phối hợp chặt chẽ với Vũ Văn Mật ở Tuyên Quang cùng mang quân đánh kinh thành Thăng Long. Mạc Tuyên Tông lúc đó tránh sang Kinh Thành để Mạc Kính Điển, Nguyễn Kính ở lại chống giữ. Trịnh Kiểm không đánh chiếm được kinh thành đành kéo quân về Thanh Hoa.

Trở lại cống hiến cho nhà Mạc

Sử sách có chép, vào năm 1557, Lê Bá Ly và Nguyễn Thiến cùng mất. Lúc này, Mạc Tuyên Tông nhận ra rằng, Nguyễn Quyện là vị tướng tài, lập nhiều chiến công lên rất lo ngại. Vua Mạc liền đi hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Trạng Trình đã xin vua Mạc mang theo 100 tráng sĩ sai đi phục sẵn ở bờ bắc và gửi thư mời anh em Nguyên Quyện sang bên thuyền để cùng uống rượu, nói chuyện tâm tình. 

Vào tháng 8/1557, Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn nghe theo lời Nguyễn Bỉnh Khiêm bè rủ nhau trốn khỏi nhà Lê về với nhà Mạc. Sự trở lại của anh em Nguyễn Quyện đã khiến Mạc Tuyên Tông và Khiêm Vương Mạc Kính Điển vô cùng vui mừng. 

Thậm chí, khi đó Mạc Kính Điển còn gả con gái Ngọc Tỷ cho Nguyễn Quyện và Ngọc Điểm cho Nguyễn Miễn; Mạc Tuyên Tông phong cho Nguyễn Quyện tước Văn Phái hầu, Nguyễn Miễn làm Phù Hưng hầu.

Tháng 9 năm đó, Trịnh Kiểm mang quân đánh Giao Thủy ở mạn dưới Sơn Nam. Trịnh Kiểm tự tay chỉ huy bộ binh, sai Vũ Lăng hầu Phạm Đức Kỳ làm Tiền Thủy đội, tung quân đánh lớn. Mạc Kính Điển không chút nghi ngờ Nguyễn Quyện nên sai ông ra chống giữ ở sông Giao Thủy.

bat-bai-danh-tuong-nguyen-quyen-la-ai-8
Nguyễn Quyện - bất dại danh tướng có nhiều chiến công hiển hách (Tranh minh họa)

Nguyễn Quyện và Phạm Đức Kỳ đánh nhau một trấn lớn, Kỳ rướn mình nhảy sang mui thuyền của Quyện trước và hạ gục ngay người vệ sĩ của ông. Nguyễn Quyện lúc này cầm gươm chém tới, Kỳ không đỡ kịp nen nhảy xuống sông lặn đi. Ông nhảy sang thuyền của Kỳ chém đầu người vệ sĩ và nhanh ý xóc mũi kiếm vào đầu địch thủ, dơ cao lên, hô lớn: "Đầu Vũ Lăng hầu đây, lũ chúng mày địch sao nổi ta!".

Quân Lê Trịnh nghe vậy tưởng chủ tướng bị giết nên nao lúng, vỡ trận. Quân Mạc thừa thắng xông lên đánh. Trịnh Kiểm phải vội rút quân. Mạc Kính Điển sai tướng đem quân chặn lối về. 

Đại Việt sử ký toàn thư có viết, trận này quân Lê tổn thất quá nửa, chiến tướng bị giết đến vài chục viên, thuyền bè, khí giới phải vứt bỏ nhiều. Trịnh Kiểm rút quân về Thanh Hoa. Nguyễn Quyện được phong làm Thạch quận công.

Sau đó, chiến sự Lê - Mạc kéo dài nhiều năm. Đến năm 1561, Mạc Phúc Nguyên lâm bệnh chết, con là Mạc Mậu Hợp mới 2 tuổi lên thay. Phụ chính Mạc Kính Điển phong Nguyễn Quyện làm Chưởng Phù Nam vệ.

Tháng 7/1571, Nguyễn Quyện theo Mạc Kính Điển đốc suất quân lính vào đánh các huyện ở Nghệ An. Đại Việt sử ký toàn thư viết trận này như sau: Dân Nghệ An sợ uy quân Mạc tử lâu, địa thế lại xa cách, quân Lê Trịnh không thể cứu giúp được, phần nhiều đầu hàng nhà Mạc. Vì thế, từ sông Cả vào Nam đều là đất nhà Mạc. Tướng Lê là Nguyễn Bá Quýnh nghe tin quân Mạc đến thì kinh hãi bỏ chạy.

Nguyễn Quyện lại đánh tan đạo quân Lê của Hoàng quận công, bắt sống Hoàng quận Công. Song quân Mạc đi đánh xa, không được tiếp tế kịp thời. Tháng 9 năm đó, Trịnh Tùng chia quân cho hai quận công Trịnh Mô và Phan Công Tích đi cứu Nghệ An. Quân Mạc rút về.

Tháng 6/1574, Nguyễn Quyện đem quân đánh Nghệ An. Quân Lê đánh nhau với nhà Mạc nhiều lần bất lợi, thấy quân lính nhiều người sợ bỏ trốn, bèn làm vòng sắt khoá chân quân lính vào thuyền. Quân Mạc đuổi đến, quân Lê cũng không chịu giao chiến. Nguyễn Quyện đánh bại quân Lê, đuổi theo bắt sống được tướng Hoành quận công mang về Thăng Long xử tử.

Đến tháng 8/1575, Mạc Kính Điển mang quân vào đánh Thanh Hóa, sai Nguyễn Quyện cầm quân đánh Nghệ An. Trịnh Tùng điều quân đánh chặn, cầm chân được quân của Mạc Kính Điển ở Yên Định. Trịnh Tùng cử các tướng là Lại Thế Khanh, Phan Công Tích, Trịnh Mô đi cứu Nghệ An. Nguyễn Quyện đã dùng kỳ binh mai phục, đánh thắng luôn và bắt được Phan Công Tích đem về.

Năm 1576, Mạc Kính Điển một lần nữa đem quân vào đánh Thanh Hóa và sai Nguyễn Quyện cầm đánh Nghệ An. Nguyễn Quyện đụng vào Tấn quận công Trịnh Mô, đánh nhau đến vài tháng.

Sau cùng Trịnh Mô đánh không được liền trốn về Thanh Hoa, đến huyện Ngọc Sơn. Nguyễn Quyện nói: “Trịnh Mô đánh thua chạy về, rút quân không có hiệu lệnh, ta thế nào cũng bắt được nó”. Rồi ông tự đốc quân đuổi tới Ngọc Sơn, bắt được Trịnh Mô ở giữa đường đưa về Thăng Long.

Đại Việt Sử ký Toàn thư của nhà Lê ghi nhận: Từ đấy, oai thanh của Nguyễn Quyện ngày một lừng lẫy, trở thành viên danh tướng của họ Mạc. Các tướng hùng, tôi giỏi cả miền Giang Đông đều cho là không bằng Nguyễn Quyện.

Lão công thần "lực bất tòng tâm"

Tháng 8/1577, ông theo Mạc Kính Điển đi đánh Thanh Hóa nhưng không giành được thắng lợi. Quân Mạc tổn thất phải rút về. Đến năm 1580, Mạc Kính Điển lâm bệnh không ra trận được. Vào tháng 7 cùng năm, Kính Điển sai Nguyễn Quyện cùng Mạc Ngọc Liễn đem quân đánh Thanh Hoa, cướp lấy tiền của, súc vật của dân cư các huyện dọc sông rồi rút về. Tháng 10 năm 1580, Mạc Kính Điển mất, Mạc Đôn Nhượng được thay làm phụ chính.

Đến năm 1581, Nguyễn Quyện theo Mạc Đôn Nhượng vào đánh Thanh Hoá nhưng Trịnh Tùng chốt giữ nhưng nơi hiểm yếu nên quân Mạc bại trận phải trở về. Năm 1853, sau mười năm giằng co (1573-1583), Trịnh Tùng thấy thế mình đã mạnh bèn cử binh mã ra đánh Sơn Nam, đổi thế thủ thành thế công. Lúc này Mạc Đôn Nhượng làm phụ chính đại thần không có tài như Mạc Kính Điển, vua Mạc Mậu Hợp hèn kém, ít quan tâm chính sự và không nghe lời trung thần. Nguyễn Quyện và Mạc Ngọc Liễn thì đều đã già yếu. Thế Nhà Mạc ngày một suy yếu.

Tháng 10/1854, nhà Mạc phong Giám Trưng làm Sách Quốc Công, Nguyễn Quyện được phong tước Thường quốc công. Tháng 6/1586, ông được phong làm Nam quân Tả đô đốc, cùng Mạc Ngọc Liễn được phong làm Thái bảo. Hoàng quận công Mạc Đăng Lượng phong phủ tả Đô đốc. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tháng 6/1586, Mạc Đăng Lượng được phong làm Phó Quốc vương.

bat-bai-danh-tuong-nguyen-quyen-la-ai-6
Dấu tích thành nhà Mạc

Tháng 11/1587, quân Lê ra đánh phía tây nam, đến huyện Mỹ Lương. Nhà Mạc sai tướng Mạc Ngọc Liễn và Nguyễn Quyện ra chống giữ. Khi Nguyễn Quyện đến sông Do Lễ gặp quân Lê tới. Quân Mạc yếu thế, bị thua chạy về Thăng Long. Liên tiếp trong các năm sau, quân Lê ra đánh, quân Mạc thường bị thua, nhưng khi quân Mạc chạy về kinh, phía quân Lê cũng chưa đủ mạnh để truy kích ra bắc, nên rút về Thanh Hoá.

Đến tháng 12/1591, Trịnh Tùng huy động đại quân Bắc tiến, chia làm 5 đạo để đánh Thăng Long. Nhà Mạc cũng dồn quân lính khoảng 10 vạn người ra trận, hội ở Quốc Oai để quyết chiến. Mạc Mậu Hợp sai Mạc Ngọc Liễn đốc suất các tướng sĩ binh mã Tây đạo; Nguyễn Quyện đốc suất tướng sĩ binh mã Nam đạo, Mạc Mậu Hợp đích thân đốc suất binh mã của chính dinh.

Đến ngày 27 tháng chạp, quân Trịnh tiến đánh quân Mạc, thừa thắng đuổi dài đến Giang Cao, chém được 1 vạn quân Mạc. Mạc Hậu Hợp vội xuống thuyền vượt sông mà chạy. Duy chỉ có Nguyễn Quyện lánh xa nên được an toàn, chưa đụng quân Lê. 

Đến tháng 1/1592, Trịnh Tùng đốc suất quân đánh cho quân Mạc bỏ chạy tan tác. Nguyễn Quyện định liều mạng chạy trốn, nhưng tiến, lui đều không còn đường nào, trong ngoài đều là quân Lê, mà cửa luỹ lại bị lấp. Con ông là Nguyễn Bảo Trung, Nguyễn Nghĩa Trạch và thủ hạ, tinh binh cố sức đánh, đều chết tại trận. 

Nguyễn Quyện trí cùng lực kiệt, chạy về bản dinh, bị quân Lê bắt sống đem dâng trước cửa quân. Trịnh Tùng cởi trói cho ông, đãi theo lễ tân khách, tuyên dụ uý lạo, nói tới ân nghĩa thu nạp của Trịnh Kiểm trước kia. Ông than rằng: "Tướng thua trận không thể nói mạnh được. Trời đã bỏ họ Mạc thì người anh hùng cũng khó ra sức". Trịnh Tùng khen ngợi câu nói ấy của ông.

Tận trung với nhà Mạc

Nguyễn Quyện bị bắt nhưng vẫn nhớ nhà Mạc bèn nghĩ ra kế hoãn binh cho nhà Mạc. Ông nói với Trịnh Tùng san phẳng lũy đất trong thành Thăng Long. Trịnh Tùng nghe theo, ngày 15 tháng giêng hạ lệnh cho các quân san phẳng luỹ đất đắp thành Đại La dài đến mấy ngàn trượng, phát hết bụi rậm gai góc, cày lấp hào rãnh, phá đến thành đất bằng. Ông muốn nhân thời gian quân Lê mải đi phá luỹ, quân Mạc sẽ có cơ hội tổ chức lại.

Trịnh Tùng tuy thắng nhưng liệu sức chưa chiếm được hẳn thành Thăng Long nên cũng tạm rút quân. Song Mạc Hậu Hợp khi trở về kinh thành lại hưởng lạc như cũ, không lo lắng việc phòng chống quân Nam và tổ chức phản công.

Nguyễn Quyện có 2 người con gái. Con lớn là hoàng hậu Nguyễn Thị của Mạc Mậu Hợp, con gái thứ là Nguyễn Thị Niên là vợ của tướng Bùi Văn Khuê. Tháng 8 năm 1592, Nguyễn Thị Niên vào cung thăm chị, Mạc Mậu Hợp thấy sắc đẹp của Thị Niên nên muốn chiếm đoạt, bèn giữ luôn ở trong cung và dự định triệu Bùi Văn Khuê về kinh để giết.

Nguyễn Thị Niên sợ hãi bèn sai người hầu cận mật chạy đi báo cho Bùi Văn Khuê. Văn Khuê biết chuyện, bèn dẫn quân bản bộ về hàng nhà Lê. Sau đó liên tiếp 10 tướng Mạc sang hàng Lê. Mạc Ngọc Liễn một mình chống giữ nhưng bị cô thế, bị bại trận ở Tam Đảo. Mạc Mậu Hợp đại bại bỏ chạy thoát sau ẩn cư trong chùa ở xứ Kinh bắc (không phải bị giết móc mắt bêu đầu đưa về Thanh hóa Hiến hoàng như Đại việt Sử ký toàn thư viết).

Mạc Ngọc Liễn chạy thoát, lập người tông thất là Mạc Kính Cung (con Kính Điển) lên ngôi, tiếp tục chống Lê Trịnh. Nguyễn Quyện bị giam trong ngục. Các con ông là Nhuệ quận công Nguyễn Tín, Thọ Nham hầu Nguyễn Trù và con của Phù Hưng hầu Nguyễn Miễn- em ông, có sách chép là Nguyễn Phù Hưng hầu - là Đô Mỹ, Văn Bảng, Nam Dương, An Nghĩa, Nhân Trí thấy vua Mạc bị bắt, bèn chịu khuất quy thuận. Tuy nhiên sau đó ông cùng các con, cháu vẫn muốn phò nhà Mạc nên mưu phản, việc bị phát giác.

Ngày mồng 4/11 nhuận năm 1593, Nguyễn Quyện cùng Nguyễn Tín, Đô Mỹ, Văn Bảng, Nhân Trí đều bị giết trong ngục. Năm đó Nguyễn Quyện đã 82 tuổi. Con ông là Thọ Nham cùng 2 người cháu là Nam Dương, An Nghĩa trốn thoát đi theo Mạc Kính Cung, họ Mạc cát cứ trên Cao Bằng thêm hơn 80 năm nữa.

Xem thêm: Chuyện lão tướng trọng thần Lê Bá Ly bị "phụ bạc"

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là "nhà tiên tri số 1" của Việt Nam. Ông có những lời tiên tri bí ẩn ứng nghiệm sau đó vài trăm năm khiến ai nấy đều kinh ngạc.

Giải mã những lời tiên tri ứng nghiệm sau mấy trăm năm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
0 Bình luận

Sách Đại Việt Sử ký toàn thư ghi nhận thời kỳ thịnh trị của Mạc Thái Tông: "Đêm ngủ không cần đóng cửa, ngoài đường không nhặt của rơi".

Việt Nam từng có 1 thời kỳ 'đêm ngủ không cần đóng cửa, ngoài đường không nhặt của rơi'
0 Bình luận

Lịch sử Việt Nam ghi nhận 1 nữ tử cải trang nam đi thi và kết quả đã vượt tất cả các sĩ tử khác, trở thành trạng nguyên đứng đầu khoa thi. Tài năng của bà được vua trọng dụng, dân kính trọng.

Ai là nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam?
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

3 cuộc đời được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng cao đẹp

Sau tai nạn giao thông, một người phụ nữ ở TP.HCM được xác định chết não, gia đình đã quyết định hiến tạng, đem lại sự sống cho 3 bệnh nhân đang nguy kịch.

Hải An
Hải An 2 giờ trước
Bé gái bị co giật trên chuyến bay được bác sĩ cấp cứu kịp thời

Trên chuyến bay từ TP.HCM đến Hà Nội, một bé gái xuất hiện tình trạng co giật do hạ canxi máu - một rối loạn điện giải nguy hiểm, đã được các bác sĩ có mặt tái đó hỗ trợ cấp cứu thành công.

Hải An
Hải An 20 giờ trước
Lớp học bơi miễn phí suốt gần một thập kỷ giữa lòng Cần Thơ

Cứ vào dịp hè các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Cần Thơ lại rủ nhau đến lớp học bơi miễn phí của cô Quý tại hồ bơi Nhiệt điện Trà Nóc.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Ấm lòng 900 suất ăn mời thí sinh, phụ huynh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Hội phụ nữ xã Trung Giã, Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã nấu gần 900 suất ăn miễn phí để mời thí sinh và phụ huynh trong ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Chủ quán Bạc Liêu miễn phí bữa sáng và trưa cho các sĩ tử thi tốt nghiệp THPT

Trong những diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, anh Trương Nguyễn Minh Tuấn (50 tuổi, TP.Bạc Liêu) – chủ quán chay đã miễn phí bữa sáng, trưa kèm chè đậu đỏ để tiếp sức các thí sinh.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Trường học ở Hà Nội thuê xe khách đưa hơn 500 thí sinh đến điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Vì muốn đảm bảo an toàn cho hơn 500 sĩ tử tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, một trường học ở Hà Nội đã thuê 12 xe khách 16 chỗ đưa đến điểm thi. Bên cạnh đó trường còn bố trí cho các bữa ăn sáng, ăn trưa cho các thí sinh tại điểm thi.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Bức tâm thư xúc động người cha viết gửi 2 ân nhân ngày con gái đậu trường chuyên

Sau khi đăng tải bức tâm thư với tiêu đề “Lời cảm ơn đến những người tốt lặng lẽ” lên mạng xã hội, bài viết của người cha vừa có con thi lớp 10 đã nhận về hàng ngàn lượt tương tác.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Xuống Hà Nội khám bệnh, người phụ nữ bị lừa nhẵn túi bởi “người quen” may thay lại nhận được phép màu từ những người xa lạ

Bị lừa hết tiền trong túi khi xuống Hà Nội khám bệnh bởi một người phụ nữ tự xưng là “quen người nhà của chị”, may mắn thay chị H.T.Trang (41 tuổi, dân tộc Tày, quê Bắc Kạn) đã được bệnh viện và nhiều người giúp đỡ.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Mát lòng “bát cháo hành” tại góc phố nghĩa tình giữa mùa hè Hà Nội

Trong cái nắng chói chang của Hà Nội, tại một góc phố nhỏ tình người được lan tỏa từ nồi cháo thiện nguyện, từ những tấm lòng thảo thơm.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Những lời nhắn nhủ “đáng yêu” từ các cụ ông, cụ bà gửi đến giới trẻ: “Sống cho tốt, giúp đỡ mọi người”

Tấm bảng với những lời nhắn nhủ được các cụ ông, cụ bà nhắn gửi đến giới trẻ không chỉ đáng yêu mà còn vô cùng cảm động. Những lời nhắn ngủ ấy tuy đơn giản nhưng hàm chứa rất nhiều sự yêu thương và trao gửi.

Hải An
Hải An 24/06
Chàng trai Gia Lai vượt 500km về ở rể, cưới cô gái khiếm khuyết sau 3 lần gặp gỡ

Ngay từ những ngày đầu nhắn tin trò chuyện, chàng trai ở Gia Lai và cô gái ở Đồng Nai đã có sự đồng cảm, thấu hiểu kỳ lạ. Họ chia sẻ mọi thứ với nhau, về hoàn cảnh gia đình và cả những khiếm khuyết trên cơ thể.

Hải An
Hải An 23/06
Câu chuyện cảm động sau bức ảnh kỷ yếu chụp cả gia đình ở Hòa Bình

“Bố mẹ không hoàn hảo nhưng nuôi con lớn lên với dáng vẻ rất hạnh phúc”, dòng chú thích được đăng kèm bức ảnh kỷ yếu khiến nhiều người xúc động.

Thanh Tú
Thanh Tú 22/06
Xúc động khoảnh khắc người dân hợp sức phá cửa cứu 13 nạn nhân trong ô tô bị rơi xuống mương

Thấy ô tô chở 13 người rơi xuống mương nước, người dân ở huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên đã nhanh chóng hợp sức phá cửa, cứu các nạn nhân đưa lên bờ an toàn.

Thanh Tú
Thanh Tú 20/06
CSGT giúp đỡ bé trai 6 tuổi đi lạc ở bến xe Mỹ Đình đoàn tụ với gia đình

Trong quá trình làm nhiệm vụ, tổ công tác Đội CSGT đường bộ số 6 (Công an Hà Nội) đã kịp thời hỗ trợ một bé trai 6 tuổi bị đi lạc trở về an toàn với bố mẹ.

Hải An
Hải An 19/06
Tài xế vượt đèn đỏ nhưng không phải nộp phạt vì chở người đi cấp cứu

Mới đây, Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng đã quyết định thực hiện các thủ tục miễn trừ cho tài xế vượt đèn đỏ 2 lần để cấp cứu người bị tai nạn giao thông.

Người dân hào hứng tham gia hoạt động đổi rác lấy quà

Tại điểm thu gom ở xã lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh bà con hào hứng mang từng bao rác thải tái chế như chai nhựa, lon bia, giấy vụn,… để đổi lấy những phần quà nhỏ.

Hải An
Hải An 17/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất