6 loại tư duy vô cùng lợi hại của người xưa: Đọc xong không thể không phục!

Cho dù chúng ta mặc bộ đồ khác, dùng nhiều đồ thông minh, nhưng mối khi gặp vấn đề trong cuộc sống thì những lời giáo huấn của người xưa quả thực vẫn nguyên vẹn giá trị...

Đỗ Thu Nga
16:00 06/07/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chúng ta cùng tìm hiểu một chút 6 loại tư duy vô cùng lợi hại của người xưa, để có thể áp dụng trong cuộc sống nhé.

1.Thứ nhất, tư duy “Vô trung sinh hữu, vô hữu đại dụng”

Đạo đức Kinh có câu: “Vô trung sinh hữu, vô hữu đại dụng”.

Ba mươi cái tay hoa cùng quy chung vào một cái bầu, nhưng chính nhờ những khoảng trống (giữa những tay hoa) mà xe kia mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng nhờ khoảng trống (ở trong chén bát) mà chén mới dùng được. Đục cửa để làm nhà, nhưng chính nhờ khoảng trống không (trong nhà) mà nhà mới dùng được.

Vậy mà ta tưởng cái hữu hình (bầu xe, chén, bát, nhà) mới có lợi cho ta, mà thực ra cái trống không mới làm cho cái “có” hữu dụng.

6-loai-tu-duy-vo-cung-loi-hai-cua-nguoi-xua-0

2.Thứ hai, tư duy biết điểm dừng khi nói

“Sự dĩ mật thành – ngữ dĩ tiết bại” — “Hàn Phi Tử ∙ Cô Phẫn”

Mọi thứ có thể thành công nếu biết giữ bí mật, nói chuyện bất cẩn, tiết lộ bí mật sẽ dẫn đến thất bại. Vì vậy, nếu bạn dễ dàng khoe khoang bất kì điều gì, thì bạn cũng dễ dàng mất đi điều đó.

Dấu hiệu của sự trưởng thành thực sự không phải là học cách nói chuyện mà là làm sao để quản lý cái miệng của mình cho tốt.

Bất luận trong trường hợp nào, những lời nói không kiểm soát, không phù hợp, hoặc nói chuyện sau lưng người khác, hoặc khoe khoang .v.v. đều làm cho người ta thấy khó chịu.

Hiểu được sự kỳ diệu của điểm dừng trong lời nói, mới nắm chắc chừng mực khi đối đãi với người và sự việc được.

3.Thứ ba, tư duy mềm dẻo

“Nhân sinh dã nhược, kì tử dã kiên cường, thảo mộc chi sanh dã nhu thúy, kì tử dã khô cảo, cố kiên cường giả tử chi đồ, thị dĩ bình cường tắc, mộc cường tắc chiết, cường đại xử hạ, nhu nhược xử thượng.” — “Đạo đức Kinh”

Tạm dịch:

Con người khi mới sinh thì mềm mại, mà khi chết thời cứng cỏi

Vạn vật cỏ cây, khi mới sinh thì mềm mại, đến khi chết thì khô héo

Cho nên cứng cỏi thời chết, mềm mại thời sống

Cho nên binh mạnh sẽ không thắng, cây mạnh sẽ bị chặt

Cho nên cứng cỏi thời kém, mềm mại thời hơn.

6-loai-tu-duy-vo-cung-loi-hai-cua-nguoi-xua-7

Mềm mại là đặc tính của sinh mệnh, người và thảo mộc cũng giống như nhau, khi sống thì thân thể mềm mại, nhưng khi chết bỗng trở nên cứng đờ.

Một cái cây khi có sinh mệnh thì cũng mang đặc tính mềm dẻo, giống như khi gió thổi tới cây Liễu có thể tùy theo gió mà dao động, tuy nhiên đến khi nó khô héo rồi, trở nên cứng ngắc khi gió thổi tới cũng tự nhiên đứt gãy.

Bởi vậy những thứ nhu mềm lại ẩn chứa sự dẻo dai, sức sống dồi dào, hiểu biết được biến hóa.

4.Thứ tư, tư duy giữ nguyên tắc để đột phá

“Dĩ chính trị quốc, dĩ kỳ dụng binh, dĩ vô sự thủ thiên hạ” — “Đạo đức kinh”

Trị quốc phải dùng chính, mang binh đánh giặc phải dùng kỳ, lấy được thiên hạ không được quấy nhiễu nhân dân.

Chính đại diện cho một cái gì đó nguyên tắc, và kỳ lạ đại diện cho việc phá vỡ các quy tắc mang tính đột phá.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải biết rằng muốn có tư duy đột phá, trước hết phải tôn trọng các quy tắc, một số điều phải là danh chính ngôn thuận, có trật tự, nhưng cũng phải biết phá vỡ các quy tắc, biết cách đổi mới.

5.Thứ năm, tư duy nhìn thấu bản chất thông qua hiện tượng

“Điếu giả chi cung, phi vi ngư tứ dã, nhị thử dĩ trùng, phi ái chi dã” — “Mặc Tử”

Người câu cá khom người, cũng không phải cung kính với cá, sử dụng đồ ngon làm mồi nhử để bắt chuột, không phải vì yêu chuột.

6-loai-tu-duy-vo-cung-loi-hai-cua-nguoi-xua

Sự cúi mình của người câu cá chỉ là trước khi câu được cá, nhưng sau khi câu được cá thì vì niềm vui chinh phục mà ngửa mặt lên trời cười to mới là ý định của hắn.

Cẩn thận làm cho chuột những thứ nó thích nhất, có vẻ như vì yêu thích nó, nhưng thực ra là vì ghét nó, bắt nó, mới làm.

Thật không may nhiều người trong chúng ta thường xúc động trước sự khom lưng của người khác, vì những thứ đồ tinh mĩ mà động tâm. Bất luận trong cuộc sống, tình yêu, sự nghiêp chúng ta vì những ham muốn cá nhân mà mất đi lực phán đoán, không có bản ngã.

6.Thứ sáu, tư duy làm lợi cho người khác

“Thượng thiện nhược nước, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh” — “Đạo Đức kinh”

Tại sao nước được tôn trọng? Một lý do quan trọng nhất đó là nước chứa đựng tinh thần làm lợi cho người khác, cũng chính là sự vị tha.

Trên thế giới này, cái gì mới thật sự là vô địch? Chỉ có vị tha mới là vô địch.

Những người vị tha có một tinh thần to lớn và một tâm hồn cao thượng, sẵn sàng chia sẻ với mọi người, cũng lại có những người xung quanh giúp anh ta bằng tất cả các khả năng.

Ngược lại, nếu làm vì để che đậy ham muốn cá nhân của mình, nhìn vấn đề hay làm việc gì cũng nhất nhất không thể rời khỏi dục vọng của mình, chỉ chú trọng lợi ích ngắn hạn, vậy vĩnh viễn chỉ có thể là ếch ngồi đáy giếng, để cho những người xung quanh tỏ lòng kính trọng từ xa.

Xem thêm: Khổng Tử dặn: "Trong ba người đồng hành, ắt có người làm thầy của ta"

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận